Khóa luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - pdf 13

Download Khóa luận Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và tác động đến hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Danh mục các từ viết tắt 3
Danh mục bảng biểu 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 6
1.1. Lý luận chung về khủng hoảng tài chính 6
1.1.1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 6
1.1.2. Lịch sử một số cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới 8
1.1.3. Đặc điểm của khủng hoảng tài chính 24
1.2. Tác động của khủng hoảng tài chính tới hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng 27
CHƯƠNG 2. CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 30
2.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 30
2.1.1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng 30
2.1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 41
2.1.3. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 50
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.1. Thực trạng huy động vốn của các Ngân hàng thương mại dưới tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ 60
2.2.2. Thực trạng cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ 73
3.1. Dự báo về xu hướng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 73
3.2. Định hướng hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 74
3.3. Một số giải pháp cho hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới 75
3.3.1. Chính sách lãi suất hợp lý 76
3.3.2. Thắt chặt quản lý rủi ro tín dụng 77
3.3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng 80
3.3.4. Phát triển công nghệ ngân hàng và xây dựng hệ thống thông tin tín dụng 81
3.3.5. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp nông thôn 83
3.3.6. Kết hợp hoạt động tín dụng và bảo hiểm tín dụng 84
3.3.7. Củng cố niềm tin đối với người gửi tiền 86
Kết luận 89
Tài liệu tham khảo 90
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38456/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nhận được cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng này. Đây là bước thay đổi lớn trong chiến lược giải cứu, vì trong kế hoạch ban đầu, Chính phủ vẫn hướng đến giải pháp mua lại nợ xấu ngân hàng, không mua cổ phần. Thêm vào đó, Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng thực hiện bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế.
Ngày 5/11/2008: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được cả thế giới kỳ vọng sẽ thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Cuối năm 2008, Mỹ và 1 số quốc gia tiếp tục đưa ra các gói kích thích nền kinh tế đang suy thoái. Cụ thể là: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD, Mỹ chi thêm 800 tỷ USD kích thích nền kinh tế.
Tuy nhiên, diễn biến khủng hoảng tài chính vẫn chưa chấm dứt. Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff và ngân hàng Stanford International Bank (SIB) vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân càng làm cho hệ thống tài chính Mỹ thêm rối loạn. Tình trạng phá sản trong hệ thống ngân hàng Mỹ có chiều hướng tiếp tục gia tăng. Kết thúc năm 2008, cuộc khủng hoảng vẫn tiếp tục, kéo theo suy thoái kinh tế toàn cầu.
Đầu năm 2009, ngân hàng Bank of America Corp. thông báo hoàn tất việc mua lại toàn bộ số cổ phiếu của ngân hàng Merrill Lynch & Co. với tổng trị giá 19,4 tỷ USD. Sau khi tiếp quản ngân hàng Merrill Lynch & Co., ngân hàng Bank of America đã vượt JPMorgan Chase & Co. và Citigroup Inc. để trở thành ngân hàng lớn nhất nước Mỹ với tổng giá trị tài sản lên tới 2.700 tỷ USD.
Ngân hàng Wells Fargo & Co. cũng thông báo hoàn thành phi vụ mua lại ngân hàng Wachovia Corp. với tổng giá trị cổ phiếu 12,7 tỷ USD.
* Tháng 1/2009: Ngân hàng National Bank of Commerce ở bang Illinois và Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington của Mỹ đã trở thành hai ngân hàng đầu tiên bị các nhà chức trách tiếp quản trong năm 2009.
National Bank of Commerce có tổng tài sản 430,9 tỷ USD và lượng tiền gửi của khách hàng là 402,1 triệu USD. Ngân hàng Republic Bank of Chicago sẽ tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và sẽ mua lại khoảng 366,6 triệu USD tài sản của National Bank of Commerce với mức chiết khấu 44,9 triệu USD. FDIC FDIC-Federal Deposit Insurance Corporation -
sẽ nắm giữ phần tài sản còn lại của ngân hàng bị đóng cửa để bán lại sau.
Ngân hàng Bank of Clark County ở bang Washington có tài sản 446,5 triệu USD và lượng tiền gửi của khách là 366,5 triệu USD, trong đó có 39,5 triệu USD tiền gửi không nằm trong diện bảo hiểm của FDIC. Ngân hàng Umpqua Bank of Roseburg của bang Oregon sẽ tiếp quản lượng phần lớn tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng bị đóng cửa này. Năm 2008, các ngân hàng bị đóng cửa tại Mỹ tập trung chủ yếu ở các bang có giá nhà giảm phát triển nhất như Florida, California, Georgia…
Ngay sau National Bank of Commerce và Bank of Clark County, 4 ngân hàng Suburban Federal Savings Bank, Ocala National Bank, Magnet Bank, 1st Centennial Bank tiếp tục bị đóng cửa.
* Trong tháng 2/2009: Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật kích thích kinh tế. Hệ thống chính trị Mỹ nhường bước cho chính sách kinh tế khủng hoảng. Tổng thống Obama đưa ra trước Quốc hội Mỹ về những vấn đề khẩn cấp cần thực hiện trong chương trình và kế hoạch giải cứu nền kinh tế của Mỹ. Ông kêu gọi công dân Mỹ và hệ thống chính trị Mỹ ủng hộ.
* Ngày 16/2/2009: tại Rome – Italy, các bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của G7 nhóm họp đồng tình với kế hoạch mới của bộ trưởng Tài chính Mỹ và trông mong vào các giải pháp kinh tế của Mỹ.
* Theo số liệu thống kê của FDIC trong 5 tháng đầu năm 2009, số ngân hàng Mỹ phải đóng cửa đã lên tới con số 30 ngân hàng Nguồn: “Mỹ đóng cửa ngân hàng thứ 30 trong năm 2009”- (Theo Reuters, CNN)
. Trong đó có các ngân hàng First Bank Financial Services, Alliance Bank và County Bank, Omni National Bank, American Sterling, Great Basin, First Bank of Idaho, American Southern, First Bank of Beverly Hills và Michigan Heritage, Silverton Bank….
Ngân hàng American Sterling có trụ sở chính tại Missouri, có tổng tài sản 181 triệu USD và lượng tiền gửi 179,9 triệu USD tính đến ngày 20/03/2009. Ngân hàng Metcalf sẽ tiếp quản và mua lại American Sterling Bank với giá 173,6 triệu USD tài sản và theo ước tính của FDIC, vụ sụp đổ này sẽ tiến tốn khoảng 42 triệu USD
.
Ngân hàng Great Basin, có trụ sở ở Elko (Nevada), tính đến cuối 2008, ngân hàng này có tổng tài sản là 270,9 triệu USD và tổng lượng tiền gửi là 221,4 triệu USD sẽ được Nevada State Bank tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng và mua lại 252,3 triệu USD tài sản. Số còn lại FDIC sẽ tiếp quản để xử lý sau. Ước tính FDIC phải chi 42 triệu USD để bù đắp thiệt hại cho vụ sụp đổ này
.
Ngân hàng American Southern thuộc bang Georgia. Trong 4 tháng đầu 2009, bang Georgia đã có 10 ngân hàng phải đóng cửa, như vậy bang này là bang có số lượng ngân hàng bị đóng cửa cao nhất nước Mỹ. Tính đến hết ngày 30/03/2009, ngân hàng American Sounthern có tổng tài sản 112,3 triệu USD, tổng lượng tiền gửi 104,3 triệu USD.
Theo nhận định của tờ Thời báo New York (Mỹ), trong bối cảnh giá nhà đất tiếp tục sụt giảm và nhiều khoản tiền cho vay thế chấp nhà ở không thu hồi được, tình trạng thất nghiệp gia tăng thì khả năng sẽ có thêm một loạt ngân hàng Mỹ bị phá sản trong năm nay. Với những diễn biến nhanh chóng trên thị trường tiền tệ vừa qua, dự báo sẽ có khoảng 150 trong tổng số hơn 7.000 ngân hàng đang hoạt động trên đất Mỹ có thể bị sụp đổ trong năm 2009. Ngoài ra, nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng khác có thể phải đóng cửa bớt chi nhánh của mình hay sáp nhập. Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế, nguy cơ sụp đổ của các ngân hàng quy mô vừa và nhỏ ở Mỹ tiếp tục tăng.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
Trong năm 2008 bên cạnh cuộc chạy đua vào Nhà Trắng diễn ra hết sức gay cấn, khủng hoảng tài chính là mối quan tâm hàng đầu của dân chúng Mỹ và thế giới. Đứng giữa một nền kinh tế toàn cầu hóa , khủng hoảng tài chính và sự trì trệ của nền kinh tế Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vậy nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ đâu. Việc xác định đúng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay có một vai trò hết sức quan trọng. Sau đây là một số nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ:
Chứng khoán hóa
Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp MBS - Mortgage backed security
(MBS), giấy nợ đảm bảo bằng tài sản CDO - Collateralized debt obligation
(CDO) và các loại tương tự là dạng phái sinh mới của công cụ tài chính. Đây được xem là một nhân tố trực tiếp hình thành cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
Có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa (thay vì 2 loại chủ thế kinh tế là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay - nhận thế chấp như giao dịch tín dụng truyền thống), vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng CDS - Credit default swap
(C...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status