Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận về biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Theo quy định tại khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới : " Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó".
Cụ thể hoá quy định này, tại khoản 3 điều 5 Luật bình đẳng giới quy định bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là việc:" Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động".
Như vậy, luật đã quy định khá rõ định nghĩa bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng. Đây là thành công bước đầu cho việc thống nhất nhận thức về bình đẳng giới, tăng cường hiệu quả cho công tác thực hiện bình đẳng giới. Nhưng để thực hiện bình đẳng giới trong thực tế và đạt được bình đẳng giới thực chất thì phải có các biện pháp khả thi và đồng bộ. Vấn đề này đã được nhà nước dự liệu và cụ thể hoá thành các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong đó quan trọng nhất là các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới - nhóm biện pháp bảo đảm bình đẳng giới mang tính khẩn cấp. Theo khoản 6 điều 5 Luật bình đẳng giới: " Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được". Những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới thường được thể hiện thông qua các quy phạm ưu tiên. Sở dĩ pháp luật quy định những biện pháp này là do mỗi giới có những đặc điểm khác nhau về giới tính và vai trò xã hội nên phải có sự ưu tiên để mỗi giới tiếp cận, kiểm soát các nguồn lực. Nhưng cũng không thể duy trì sự ưu tiên này mãi được vì nó sẽ lại tạo ra khoảng cách giới. Chính vì thế những biện pháp này sẽ chấm dứt ngay khi mục đích bình đẳng giới đạt được, nó chỉ mang tính tạm thời. Những biện pháp này phải được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước để trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình phụ nữ và nam giới được nhìn nhận và đánh giá như nhau. Các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình rất đa dạng, chính vì thế các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong mỗi lĩnh vực cũng rất khác nhau. Theo đó, những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế được quy định trong khoản 2 điều 12 Luật bình đẳng giới bao gồm:
"a) Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế và tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Lao động nữ khu vực nông thôn được hỗ trợ tín dụng, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo quy định của pháp luật."
Những quy định cụ thể về việc ưu đãi thuế, tài chính và chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã được cụ thể hoá trong các văn bản luật có liên quan trong từng ngành luật khác nhau như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, pháp luật liên quan đến chính sách xã hội...
2. Thực tiễn thi hành biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.
Có thể nói, bình đẳng giới nói chung, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế nói riêng ở nước ta đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực kinh tế tài chính đã có sự tham gia của cả nam và nữ vào cơ quan quản lý, lãnh đạo, trong hoạt động kinh tế, trong các ngành nghề kinh doanh. Việc làm cho phụ nữ đã được quan tâm và đạt được những kết quả khích lệ. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị giảm xuống còn 5,29%. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là quốc gia đạt được sự thay đổi khá lớn về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á. Tuy nhiên với nhiều nguyên nhân khác nhau, bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn những hạn chế: Chênh lệch về tỷ lệ nam nữ tham gia hoạt động kinh tế, tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp trong hoạt động kinh tế còn khá cao (phụ nữ chưa bằng 1/3 nam giới). Tỷ lệ nữ là lao động phổ thông và công nhân chưa qua đào tạo cao hơn nam giới 1,5 lần. Lao động nữ có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ bằng 42% so với lao động nam giới. Thu nhập bình quân của lao động nữ bằng khoảng 79% so với lao động nam. Công việc gia đình là công việc không được trả công và phần lớn đều do phụ nữ đảm nhận. Sở dĩ có tình trạng này ngoài sự tác động bởi các yếu tố xã hội như định kiến giới, tư tưởng lạc hâu...thì phần lớn là do các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới chưa được tiến hành có hiệu quả. (nguồn: http://www.daibieunhandan.vn/default.as ... sId=202125)
a) Thực tiễn thi hành biện pháp ưu đãi thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
Việc đảm bảo bình đẳng giới trong chính sách thuế đã được thể hiện qua những quy định cụ thể như khoản 2 điều 110 Bộ luật lao động 1994 quy định: " Nhà nước có chính sách ưu đãi, xét giảm thuế đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ."
Nghị định 23/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ cũng có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này tại điều 5, điều 6, điều 7 nghị định như sau:
"Điều 5. Doanh nghiệp có đủ một trong hai điều kiện sau đây là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ:
1/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên từ 10 đến 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.
2/ Doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ và có số lao động nữ từ 30% trở lên so với tổng số lao động có mặt thường xuyên của doanh nghiệp.
Điều 6. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được hưởng các chính sách ưu đãi dưới đây:
1- Trường hợp gặp khó khăn đặc biệt, có quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì được vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia về việc làm quy định tại mục d, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của bộ Luật lao động về việc làm;
2- Trường hợp có khó khăn về tài chính, không tự giải quyết việc điều chuyển lao động nữ đang làm các công việc thuộc danh mục công việc cấm sử dụng lao động nữ sang làm công việc khác thích hợp thì doanh nghiệp được lập dự án xin kinh phí hỗ trợ một lần từ quỹ quốc gia về việc làm theo mục b, khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 72/CP, ngày 31 tháng 10 năm 1995 của Chính phủ;
3- Doanh nghiệp được ưu tiên sử dụng, một phần trong tổng số vốn dầu tư hàng năm của doanh nghiệp để chi cho việc cải thiện điều kiện làm việc cho lao động nữ.
Điều 7. Việc xét giảm thuế theo khoản 2, Điều 110 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
1- Các doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này được xét giảm thuế;



8Ru8Z35kJE8Hdz9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status