Tiểu luận Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian miễn phí



Hệ thống bảo hộ SHTT đối với tri thức truyền dân gian nhằm bảo hộ các quyền kinh tế và quyền tinh thần của những cộng đồng nơi sản sinh ra nó, những người nắm giữ. Cần lưu ý rằng, bảo hộ SHTT đối với tri thức dân gian trước hết nhằm bảo vệ quyền tinh thần của cộng đồng, người nắm giữ tri thức truyền thống (chẳng hạn như quyền bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền cấm người khác xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi tác phẩm của mình, quyền được ghi nhận dưới danh nghĩa tác giả )và quyền ngăn cấm người khác thương mại hóa tri thức của mình. Việc bảo hộ SHTT đối với tri thức dân gian nhằm làm tăng sự chắc chắn và ổn định về mặt pháp lý và mang lại lợi ích không chỉ cho những người nắm giữ tri thức dân gian. Việc khai thác thương mại các tri thức dân gian rõ ràng cũng sẽ mang lạo lợi ích kinh tế cho bản thân những người nắm giữ nó (thông qua các hợp đồng cho phép người khai thác tri thức truyền thống và trả phí chuyển giao) và nguồn thu nhập mà cộng đồng có được từ việc cấp phép đó được sử dụng để phát triển phúc lợi của cả cộng đồng. Hơn nữa, sự bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức dân gian cho phép các cộng đồng bản địa tham gia một cách có hiệu quả hơn vào thị trường toàn cầu và từng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo và lệ thuộc, do đó được coi là một công cụ tiềm năng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38374/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

phục vụ vô tội vạ cho khách du lịch ở mọi nơi, trong khách sạn, trên sông ... và nó dường như đã làm hao mòn đi giá trị nghệ thuật. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Và trong giới hạn bài tiểu luận này chúng tui xin được làm sáng tỏ cũng như đưa ra cơ chế bảo hộ cho VHNTDG trong vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm VHNTDG. II. Nội dung 1. Việc trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian. Để đi đến được kết luận cho việc cần thiết phải trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm VHNTDG, trước tiên chúng ta cần có sự so sánh đối chiếu với những tác phẩm văn học, nghệ thuật khác ở trên nhiều khía cạnh để nêu rõ sự cần thiết phải trả tiền tác quyền và đảm bảo công bằng cho những giá trị sáng tạo ở trên các lĩnh vực khác nhau. Trước tiên là về vấn đề giá trị kinh tế của tác phẩm thì dường như đã có nhiều khẳng định cho giá trị to lớn của tác phẩm VHNTDG trong cuộc sống đương đại như: quan họ Bắc Ninh, đàn ca tài tử ở Miền Đông Nam Bộ, cải lương, chèo, nhã nhạc cung đình Huế, .... và rất nhiều loại hình nghệ thuật khác của đồng bào dân tộc trên cả nước. Nó đã trở thành đặc sản, trở thành những nét đặc sắc mà dựa vào đó có thể khai thác thương mại, thu hút khách du lịch, và từ đó nó tạo ra được những giá trị vật chất vô cùng lớn. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến những tác phẩm phái sinh, chuyển thể, cải biên dựa trên VHNTDG như: Mưa bay tháp cổ của nhạc sĩ Trần Tiến, Ra khơi của Trần Lập, Trống Cơm... đã tạo nên được những giá trị vật chất rất lớn, tạo nên cả danh tiếng cho những tác giả đó nhưng hầu như chưa ai quan tâm đến vấn đề từ đâu mà mình có những tác phẩm đó, và khi sử dụng tác phẩm thu được lợi nhuận thì cũng chưa ai nghĩ đến vấn đề trả tiền bản quyền tác giả cho chủ sở hữu những tác phẩm văn hóa dân gian đó là cộng đồng làng xã... Những tác phẩm với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc và mang cả tâm hồn dân tộc thì hoàn toàn chưa được quan tâm. Trong khi đó chúng ta thử liên hệ với thực tế khi những tắc phẩm âm nhạc, văn học, thơ ca, kịch ... hiện đại chúng ta cũng có thể nhận biết được một điều là giá trị thực tế của những tác phẩm mới hoàn toàn không phải là khi nào cũng tốt hơn, đặc sắc hơn các tác phẩm VHNTDG, và đôi khi còn kém giá trị hơn rất nhiều so với tác phẩm VHNTDG lại được bảo hộ về quyền tác giả, được trả tiền tác quyền khi một người khác sử dụng tác phẩm của họ thì có phải là vô hình chung chúng ta làm xuất hiện một sự bất công bằng giữa những giá trị sáng tạo nghệ thuật, bất công cho những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Sự không công bằng còn thể hiện ở khía cạnh nữa là việc làm tác phẩm phái sinh, tác phẩm chuyển thể, ... thì sau khi có tác phẩm thì người chuyển thể hay người làm tắc phẩm phái sinh đều có quyền hưởng lợi ích khi có ngưởi khác sử dụng những tác phẩm đó. Vậy có phải chúng ta đã bảo vệ một cái lợi ích khác mà thật sự giá trị sáng tạo không có nhiều, họ chỉ dựa trên trí tuệ của người khác để tạo ra một lợi ích mà thực ra họ không có sự sáng tạo nhiều ở trên thực thế trong khi những tác phẩm VHNTDG luôn mang trong nó một sự sáng tạo nghệ thuật to lớn, một giá trị dân tộc sâu sắc, một nét văn hóa đặc trưng lại không có một sự bảo hộ nào cho nó. Thứ hai là chúng ta sẽ xét trên giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa và giá trị dân tộc của tác phẩm VHNTDG. Khi chưa có cơ chế bảo hộ và vấn đề về việc trả tiền tác quyền chưa được bảo vệ thì đương nhiên dẫn đến việc sao chép, đánh cắp, xuyên tạc tác phẩm sẽ làm cho giá trị tác phẩm giảm sút, giá trị văn hóa dân tộc và những nội dung nghệ thuật cần truyền đạt trong tác phẩm bị biến dạng trở thành thứ văn hóa thứ cấp. Vì hoàn toàn chưa có cơ chế bảo hộ nên việc sử dụng văn hóa dân gian một cách công khai vào những mục đích khác nhau kể cả những mục đích tốt cũng như những mục đích xấu ví dụ như những sự xuyên tác thành những tác phẩm nhạc chế, tác phẩm văn hóa đồi trụy... gây ảnh hưởng lớn đến thuần phong mĩ tục và văn hóa của dân tộc khi mà nó được phát tán ra nhiều nước trên thế giới từ đó sẽ làm giảm tính hấp dẫn, thu hút, làm xấu hình ảnh của đất nước trong con mắt của bạn bè thế giới. Cũng như thế là trường hợp các tốp đờn ca tài tử ở một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà các nghệ sĩ cố gắng rút ruột ra ca cho mùi mẫn sáu câu vọng cổ sâu đậm, còn khách thì nhồm nhoàm ăn uống và cười nói ồn ào. Vậy chúng ta phải xử lý thế nào khi đem vốn âm nhạc rất mực hào hoa, phong nhã của các tài tử làm nền cho những bữa ăn xô bồ, làm nên những cuộc vui vô vị của một thiểu số người mà lại để lại cả một nỗi tủi nhục cho cả một giá trị nghệ thuật dân tộc. Từ đó nó tạo ra những hệ lụy đau lòng, những nét văn hóa đặc sắc thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc trở thành một trò lặp đi lặp lại nhằm tìm kiếm lợi nhuận trước mắt, lãng quên biểu tượng của dân tộc, bỏ qua giá trị truyền thống cao cả và vì thế dần theo thời gian nó sẽ trở nên nhàm chán đối với khách du lịch, nó sẽ bị biến đổi theo những ý tưởng kinh doanh, và mai một dần. Yếu tố thứ ba là những lợi ích đạt được sau khi có cơ chế bảo hộ. Đó là những lợi ích vật chất đạt được khi có người sử dụng tác phẩm VHNTDG. Ví dụ như : các công ty du lịch dựa vào văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch tạo ra lợi nhuận, những nhạc sĩ, ca sĩ sử dụng những tác phẩm VHNTDG... từ đó cộng đồng làng xã sẽ có được những nguồn tiền nhất định, khuyến khích được tính sáng tạo của cộng đồng. Bên cạnh đó còn có thêm nguồn vốn để hoàn thiện hay phát huy thêm nhiều tác phẩm văn hóa dân gian, có vốn để quảng cáo hình ảnh văn hóa, những nét đặc sắc, tinh hoa dân tộc ra bạn bè thế giới ... Ngoài ra khi có cơ chế bảo hộ tốt thì có thể ngăn chặn được sự xâm phạm về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa dân gian, nhất là khi sự thương mại hóa toàn cầu phát triển nhanh chóng, sự xâm phạm về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài dựa vào những nét văn hóa của những nước khác đem vào khai thác lợi ích thương mại, thông qua việc khai thác đó nó sẽ làm giá trị truyền thống suy giảm. Sự phát triển ngày càng gia tăng của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ghi âm, nghe nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh có thể dẫn đến việc khai thác bất hợp lý di sản văn hoá này cũng như việc thương mại hoá trên quy mô toàn cầu thông qua các phương tiện đó, thiếu sự tôn trọng cần thiết đối với các lợi ích văn hoá hay kinh tế của các cộng đồng nơi chúng được sinh ra. Cùng với việc thương mại hoá, các loại hình dân gian thường bị làm sai lệch đi cho phù hợp với suy nghĩ là điều này sẽ giúp tiếp thị chúng tốt hơn. Và nói chung, không chia sẻ bất cứ cái gì được xem là lợi nhuận thu được từ việc khai thác các loại hình dân gian cho những người phát triển và duy trì chúng. Sự phát triển của một quốc gia ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status