Về nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế - pdf 13

Download Về nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế miễn phí



Trong một tình huống nào đó, sự can thiệp về nhân quyền của chủ nghĩa nhân đạo có thể giải quyết được khủng hoảng về nhân quyền và cứu được rất nhiều sinh mạng vô tội. Nhưng việc dùng vũ lực để can thiệp vào nước khác đương nhiên là mâu thuẫn với nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực của luật quốc tế. Vậy có thể coi đây là một ngoại lệ đặc biệt hay không? Nhìn chung dư luận quốc tế đều cho rằng: trong trường hợp đặc biệt cấp bách, cần có sự can thiệp nhưng phải tiến hành trong khuôn khổ LHQ, nếu không sẽ là phi pháp. Điều đó có nghĩa là chỉ có LHQ mới có đủ uy quyền để thực hiện hành động này (trừ trường hợp được nước chủ nhà cho phép, thậm chí yêu cầu). Như vậy Luật quốc tế không cho phép áp dụng chủ nghĩa nhân đạo một cách bừa bãi, bởi nếu thế thì thế giới sẽ trở nên hỗn loạn, chiến tranh sẽ xảy ra khắp nơi. Thế nhưng con bài “nhân quyền” hiện nay vẫn được một số quốc gia dùng để đe dọa các quốc gia khác.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38267/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

VỀ NGUYÊN TẮC CẤM DÙNG VŨ LỰC HOẶC ĐE DỌA DÙNG VŨ LỰC  TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
Ngày nay, trong các mối quan hệ quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu nó không được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia là nguyên tắc không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, khai thác sử dụng biển, nhân quyền... Do bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay đều có thể bị đe dọa bởi việc sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực nên việc tuân thủ nguyên tắc này là điều hết sức cần thiết cho sự ổn định, phát triển trong hòa bình an ninh của thế giới ngày nay. 1. Sự hình thành và phát triển “Không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực” trước khi được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đã được các văn bản pháp lý quốc tế như Công ước Lahay năm 1899 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và Công ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế đề cập tới nhưng mới chỉ thể hiện được ở một số khía cạnh. Như vậy lần đầu tiên các công ước quốc tế đã ghi nhận việc tiến hành chiến tranh không còn là quyền của quốc gia, nhưng cũng chưa đưa ra những quy định ngăn cấm chiến tranh, mà chỉ kêu gọi các quốc gia “với khả năng có thể” thì ngăn ngừa nguy cơ dẫn tới dùng vũ lực. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã xuất hiện Quy chế Hội Quốc Liên. Điều 12 Quy chế Hội Quốc Liên quy định các nước thành viên không được sử dụng chiến tranh khi chưa áp dụng các biện pháp hòa bình. Như vậy, mặc dù đã có bước tiến mới so với Công ước Lahay 1899 và Công ước năm 1907 nói trên nhưng Quy chế Hội Quốc Liên vẫn chưa đưa ra quy định cấm dùng vũ lực, vẫn coi việc áp dụng vũ lực là phương pháp cuối cùng để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Tiếp đến là Hiệp định Paris 1928 về khước từ chiến tranh. Hiệp định này xác định: “Các quốc gia thành viên lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế và cam kết không dùng chiến tranh như một công cụ quốc sách trong quan hệ với nhau”. So với các công ước quốc tế về vấn đề cấm sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế thì Hiệp định Paris 1928 quả là một bước tiến quan trọng.  Tuy nhiên, trước khi vấn đề này được cả thế giới công nhận, loài người đã phải trải qua những thảm họa kinh hoàng của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945). Sau sự kiện đó, các quốc gia trên thế giới đã lập ra một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hiệp Quốc (LHQ). Với mục tiêu cao cả là “phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh”, Hiến chương LHQ không chỉ dừng lại ở mức cấm chiến tranh xâm lược mà nâng lên thành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Như vậy Hiến chương LHQ đã khẳng định nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các văn kiện của LHQ sau này đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc nói trên thông qua một số văn kiện như Tuyên ngôn 1970 của LHQ, Nghị quyết LHQ 1974, Công ước Luật biển 1982...  2. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc  Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ: “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hay dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hay dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước”. Nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoăc đe dọa dùng vũ lực được khái quát hóa trong Tuyên bố 1970 ở những nội dung sau:
Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hay sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác;
Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hòa giải;
Cấm các hành vi đe dọa trấn áp bằng vũ lực;
Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba;
Không tổ chức, khuyến khích, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác;
Không tổ chức, giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập phá hoại lãnh thổ quốc gia khác;
Cấm tuyên truyền chiến tranh xâm lược.
Như vậy nguyên tắc này không chỉ bao gồm việc cấm sử dụng lực lượng vũ trang hay khuyến khích sử dụng vũ trang mà còn cấm cả những biện pháp khác nhằm chống lại chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia. Thuật ngữ “vũ lực” theo Hiến chương LHQ không chỉ đơn thuần là sức mạnh vũ trang. Khái niệm “vũ lực” được sử dụng trong Hiến chương được hiểu là sức mạnh vũ trang hay bao gồm cả các loại sức mạnh phi vũ trang khác như sức mạnh về kinh tế, chính trị, sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa đến quốc gia đó. Ví dụ: tập trung quân ở biên giới với số lượng lớn, chuẩn bị một cuộc tấn công tập trận ở biên giới nhằm biểu dương lực lượng đe dọa quốc gia láng giềng, gửi tối hậu thư đe dọa quốc gia khác... Những hoạt động này cũng bị coi là vi phạm nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực”.  3. Quyền tự vệ trong nguyên tắc cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế  Do việc sử dụng vũ lực đã bị nghiêm cấm, mọi thành viên của LHQ trong quan hệ đối ngoại của mình, đều không được phép sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực. Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển của thời đại, các quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp. Nhằm đối phó với tình hình, bảo vệ nền hòa bình và an ninh quốc tế, bên cạnh nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hay đe dọa bằng vũ lực”, tại khoản 4 Điều 2, Hiến chương LHQ còn đưa ra những quy định ngoại lệ đối với việc sử dụng vũ lực, trong trường hợp xảy ra tấn công vũ trang nhằm vào bất kỳ thành viên nào của LHQ mà Hội đồng Bảo an LHQ chưa áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thì tại Điều 51 đã ghi nhận: “Bất kỳ nội dung nào trong Hiến chương này đều không được hủy hoại quyền tự vệ cá thể hay quyền tự vệ tập th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status