Tiểu luận Quản lý và tổ chức trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005 - pdf 13

Download Tiểu luận Quản lý và tổ chức trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005 miễn phí



Người mua cổ phàn để góp vốn cào CTCP được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ đông chính là người chủ của công ty họ có vai trò to lớn trong việc tồn tại và phát triển của công công ty. Cổ đông của CTCP có thể là tổ chức hay cá nhân, trừ những trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005. cổ đông có thể là các nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức ở trong nước hay ở nước ngoài. Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông là chủ sở hữu công ty nhưng không nhất thiết phải tham gia quản lý công ty, họ thực hiện quyền giám sát thông qua cơ chế ủy quyền, thay mặt như bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ, bầu HĐQT, thông qua định hướng phát triển công ty.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38771/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

1. Khái niệm và vai trò về tổ chức và quản lý công ty cổ phần.
1.1. Khái niệm.
Dưới góc độ luật học, có thể đưa ra khái niệm: “Tổ chức và quản lý công ty là hệ thống các thiết chế, theo đó việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện trên cơ sở phân định rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu, người quản lý, những người có lợi ích liên quan, và các phương pháp áp dụng theo một trình tự thủ tục nhằm đảm bảo tổ chức và hoạt động công ty một cách hiệu quả nhất”.
Quản lý và tổ chức trong công ty cổ phần là một bộ phận của quản lý tổ chức của công ty. Từ đó, ta có thể đưa ra định nghĩa: “Quản lý và tổ chức công ty cổ phần là một hệ thống các cơ chế mà các chủ sở hữu đặt ra trên cơ sở các quy định vè chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản lý, nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định”.
Trong đó bao gồm hai công việc là quản lý CTCP và tổ chức CTCP. Nói đến quản lý công ty là hoạt động tổ chức và điều hành công ty, nói đến quản lý công ty là nói đến mối liên hệ giữa các bộ phận trong công ty. Cụ thể hơn, đối với CTCP, đó là mối liên hệ giữa các cổ đông khác nhau trong việc quyết định đường lối và hoạt động của công ty. Tổ chức quản lý CTCP xác định rõ sự phân bổ các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia khác nhau trong công ty.
Nói tóm lại, việc quản lý và tổ chức CTCP bao gồm rất nhiều nội dung, trong đó có thể kể đén các nội dung cơ bản sau:
Cơ cấu bộ máy quản lý nội bộ CTCP.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý nội bộ CTCP.
Nguyên tắc hoạt động và thủ tục thông qua các quyết định.
Vai trò.
Với quyền và lợi ích của các thành viên trong CTCP.
Thành viên CTCP chính là các cổ đông, người góp vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tất nhiên mỗi cổ đông luôn mong muốn có được lợi nhuận khi bỏ vốn đầu tư. Một hệ thống quản lý tốt sẽ tạo ra sự tin tưởng, làm cho cổ đông gắn bó với công ty.
Quản lý và tổ chức trong CTCP không chỉ là sự đảm bảo về mặt kinh tế cho các thành viên của công ty mà còn là yếu tố đảm bảo tiếng nói của các cổ đông trong công ty, đặc biệt là với các cổ đông thiểu số. Một hệ thống quản lý và tổ chức tốt luôn đáp ứng được quyền lợi của mỗi cổ đông trong việc đưa ra những quyết định về hoạt động kinh doanh, nói cách khác đó chính là tạo điều kiện cho cổ đông thực sự được sử dụng vốn góp của mình thông qua điều hành công ty.
Với sự ổn định và phát triển của chính công ty.
Hoạt động của mọi doanh nghiệp nói chung và với CTCP nói riêng đều vì mục tiêu lợi nhuận. Mọi thành viên của công ty luôn muốn phát triển ưu thế, đem lại lợi ích cho họ. Vai trò của quản lý vì thế lại được thể hiện. Quản lý tốt không chỉ là giúp cho công ty hoạt động ổn định với nguồn vốn bỏ ra mà càng làm cho nguồn vốn đó tăng lên, đó mới thực sự là quản lý có hiệu quả.
Với đối tác và khách hàng của công ty.
Khi lựa chọn đối tác, bộ máy quản lý cũng là một yếu tố cần xem xét. Vì vậy, hoàn thiện quản lý cũng là tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp. Có nhiều đối tác cũng có nghĩa là cơ hội phát triển dành cho công ty lớn hơn. Còn với người tiêu dùng, vai trò quản lý công ty mờ nhạt hơn. Trong thương mại hàng hóa, quản lý và tổ chức công ty chủ yếu thể hiện vai trò với khách hàng thông qua phân phối sản phẩm: người tiêu dùng luôn lựa chọn sản phẩm từ điểm mua bán uy tín, muốn vậy cần có bộ máy quản lý tốt. Trong thương mại dịch vụ thì quản lý nội bộ của một công ty có ý nghĩa lớn hơn vói khách hàng bởi tiêu dùng dịch vụ là một quá trình, muốn chọn được dịch vụ tốt, người tiêu dùng cũng cần xem xét nhà cung cấp có hoạt động ổn định hay không.
- Với nền kinh tế: Doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng là một bộ phận của nền kinh tế. Chính vì vậy sự tăng trưởng của chúng góp phần ổn định và phát triển cho cả nền kinh tế. Số lượng CTCP là ít hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác nhưng đóng góp của chúng không nhỏ, bởi CTCP thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn, nguồn vốn dồi dào. Một hệ thống quản lý yếu kém sẽ đưa công ty đến suy yếu, hơn thế nữa còn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng, kết quả tất yếu là sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế.
2. Quản lý và tổ chức trong công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp 2005.
Mô hình công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2005:
Giám đốc
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
2.1. Đại hội đồng cổ đông – cơ quan thay mặt cho cổ đông và có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
2.1.1. Cổ đông và các quyền của cổ đông.
Người mua cổ phàn để góp vốn cào CTCP được gọi là cổ đông. Như vậy, cổ đông chính là người chủ của công ty họ có vai trò to lớn trong việc tồn tại và phát triển của công công ty. Cổ đông của CTCP có thể là tổ chức hay cá nhân, trừ những trường hợp bị cấm theo quy định tại Điều 13 Luật doanh nghiệp 2005. cổ đông có thể là các nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức ở trong nước hay ở nước ngoài. Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông là chủ sở hữu công ty nhưng không nhất thiết phải tham gia quản lý công ty, họ thực hiện quyền giám sát thông qua cơ chế ủy quyền, thay mặt như bỏ phiếu tại ĐHĐCĐ, bầu HĐQT, thông qua định hướng phát triển công ty.
Dưới góc độ pháp lý, Luật doanh nghiệp 2005 quy định có ba loại cổ đông là cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.
Cổ đông sáng lập là những người khai sinh ra công ty trên cơ sở hợp đồng thành lập công ty. Hợp đồng thành lập công ty là sự thể hiện năng lực, trách nhiệm của cổ đông sáng lập, đồng thời là cơ sở pháp lý nhằm hạn chế sự gia tăng thành lập công ty để chiếm dụng vốn, tài sản của cổ đông khác. Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp giấy đăng ký kinh doanh. Quy định trên nhằm nâng cao trách nhiệm, vị trí, vai trò của các cổ đông sáng lập trong công ty.
Cổ đông phổ thông là những người sở hữu cổ phần phổ thông. Cổ đông phổ thông thường chiếm ưu thế về số lượng trong CTCP và cả trong hoạt động quản lý, điều hành công ty, thực hiện các hoạt đông liên quan đến quản lý nhân sự và giám sát hoạt động của công ty theo tỷ lệ và mức độ sở hữu trong công ty.
Cổ đông ưu đãi là những người sở hữu cổ phần phổ thông. Cổ đông ưu đã bao gồm cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại và các cổ đông ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định. Mức độ đa dạng của các loại cổ đông ưu đãi về hình thức và đối tượng sở hữu trong CTCP đã góp phần tạo nên tính linh hoạt, mềm dẻo của công ty đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, huy động tố đa đ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status