vai trò của Tổ chức Thương mại Quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU
Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) chính thức ra đời kể từ ngày 1/1/1995 là kết quả của Vòng đàm phán Urugoay (1986-1995) với tiền thân là Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1947). WTO được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX với một hệ thống đồ sộ các hiệp định, thoả thuận, danh mục nhượng bộ thuế quan điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ thương mại của các quốc gia thành viên. Là tổ chức quốc tế duy nhất điều hành hệ thống thương mại toàn cầu bằng các luật lệ do các nước và lãnh thổ thành viên đàm phán và thỏa thuận, sau đó được quốc hội các nước phê chuẩn, nhằm bảo đảm các dòng thương mại ngày càng trôi chảy, dễ dự đoán, tự do và công bằng, góp phần xây dựng một thế giới thịnh vượng hơn, hòa bình hơn và có trách nhiệm hơn. Để thực hiện mục tiêu bao trùm đó, WTO có các chức năng: quản lý các hiệp định thương mại; làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại; giải quyết tranh chấp thương mại; kiểm điểm chính sách thương mại của các quốc gia; trợ giúp các nước đang phát triển về chính sách thương mại; hợp tác với các tổ chức quốc tế khác. Có thể nói, chức năng giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO có vai trò đặt biệt quan trọng trong nền kinh tế hiện nay.
NỘI DUNG
I. WTO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế
Tranh chấp thương mại quốc tế được giải quyết theo khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO là tranh chấp giữa các thành viên WTO về thực hiện chính sách thương mại trên cơ sở việc thực thi cam kết của WTO – các hiệp định của WTO và cam kết gia nhập WTO.
Tranh chấp này có thể phát sinh do chính sách thươmg mại của một thành viên của WTO vi phạm những hiệp định của WTO và làm tổn hại đến lợi ích thương mại của các thành viên khác. Tranh chấp giữa các thành viên của WTO cũng có thể phát sinh do việc một thành viên áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập khẩu trái với các quy định của Hiệp định về các biện pháp, hay từ việc giải quyết vụ kiện chống bán phá giá trái với quy định của WTO.
2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO
WTO chỉ cung cấp cơ chế giải quyết tranh chấp về thương mại giữa các nước thành viên (tức là ở cấp Chính phủ), không giải quyết các tranh chấp thương mại của các công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế các tranh chấp thương mại liên quan đến lợi ích chung của nhiều doanh nghiệp thường là khởi nguồn dẫn tới những tranh chấp ở cấp độ Chính phủ giữa các thành viên WTO.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.
Về tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp của WTO, bao gồm Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO; quy chế "nhóm chuyên gia" và cơ quan phúc thẩm thường trực.
Trong trường hợp thành viên vi phạm quy định của WTO không có các biện pháp sửa chữa theo như quyết định của Hội đồng Giải quyết Tranh chấp, Hội đồng có thể ủy quyền cho thành viên đi kiện áp dụng các "biện pháp trả đũa" (trừng phạt thương mại).
Ngoài cơ chế của DSB, các nước thành viên WTO còn có thể sử dụng những cách giải quyết tranh chấp khác trong Công pháp quốc tế như trọng tài liên quốc gia , trung gian và hoà giải.
WTO có một Hiệp định riêng quy định một cơ chế chung giải quyết tranh chấp giữa các thành viên liên quan đến các vấn đề của WTO - Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Understanding-DSU). Ngoài ra, một số Hiệp định chuyên ngành của WTO có thể có các quy định đặc thù về giải quyết tranh chấp.
Các tranh chấp đều được tiến hành theo một quy trình cụ thể. Quy trình tiến hành giải quyết tranh chấp của WTO (xem Bảng 3 Phụ lục- trang 8).
II. Bình luận vai trò của Tổ chức Thương mại Quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I. WTO VỚI VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1
1. Khái niệm tranh chấp thương mại quốc tế 1
2. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế của WTO 2
II. Bình luận vai trò của Tổ chức Thương mại Quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 3
1. Mặt tích cực của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 3
2. Hạn chế của WTO trong việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 6
KẾT LUẬN 7
PHỤ LỤC: 9

fZS89I8ig9VLjzk
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status