Tiểu luận Phân tích và chứng minh tính hạn chế, phái sinh trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Quyền được kế thừa tài sản, điều ước, tài liệu cũng là một vấn đề hạn chế của tổ chức Quốc tế liên chính phủ với tư cách là chủ thể luật Quốc tế:
Nếu một quốc gia tan rã thì tài sản, điều ước, . sẽ do quốc gia đó kế thừa tất cả. Đây là một điều tất yếu.
Ví dụ như: trong thực tế cho thấy khi Liên Xô tan rã thì Liên Bang Nga đã tiếp tục hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mà Liên Xô cũ ký kết và yêu cầu hãy coi Liên Bang Nga là quốc gia thành viên của các điều ước quốc tế hiện hành thay thế Liên Xô cũ. Liên Bang Nga tiếp tục hưởng quy chế thành viên của Liên Xô cũ tại Liên hợp quốc và phải gánh chịu phần lớn nghĩa vụ của Liên Xô cũ để lại, và một số trường hợp kế thừa khác như Séc và Slôvakia kế thừa Tiệp Khắc; Cộng hòa hồi giáo IEMem kế thừa Bắc IEMem và Nam IEMem; Cộng hòa liên bang Đức kế thừa Cộng hòa dân chủ Đức.
Hay như việc: khi Ấn Độ được tách ra thành Ấn Độ và Pakistan, thì đương nhiên Ấn Độ trở thành thành viên của Liên Hợp quốc, còn Pakistan là thành viên của Liên hợp quốc bằng con đường kết nạp thành viên mới.

Mỗi hệ thống pháp luật đều có những chủ thể nhất định của nó, đối với Luật quốc tế, số lượng cũng như quyền năng của từng loại chủ thể bị chi phối bởi phạm vi các quan hệ được Luật quốc tế điều chỉnh và trong một chừng mực nhất định, phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển. Trước tình hình đó, trong Luật quốc tế có đặt ra vấn đề tồn tại nhiều loại chủ thể khác nhau bên cạnh chủ thể truyền thống là các quốc gia, đặc biệt là vấn đề về quyền năng chủ thể của Luật quốc tế.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề, nên em đã chọn đề tài: “Phân tích và chứng minh tính “hạn chế”, “phái sinh” trong quyền năng chủ thể Luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ, qua đó thấy được sự khác biệt với quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia.”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ:
1. GIẢI THÍCH MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1. Khái niệm chủ thể Luật quốc tế:
“Chủ thể của Luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do chính những hành vi của chủ thể gây ra.” (1)
1.2. Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
“Tổ chức quốc tế liên chính phủ là thực thể liên kết chủ yếu các quốc gia độc lập có chủ quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc tế, phù hợp với Luật quốc tế hiện đại, có quyền năng chủ thể riêng biệt và một hệ thống cơ cấu tổ chức phù hợp để thực hiện các quyền năng đó theo đúng mục đích và tôn chỉ của tổ chức.”(2)
1.3. Quốc gia:
“Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế. Theo Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước Châu Mỹ ngày 26/12/1933, thì quốc gia được cấu thành bởi các yếu tố sau: lãnh thổ xác định; dân cư cư trú thường xuyên, chính phủ và khả năng tham gia quan hệ quốc tế” (3).
2. QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ LUẬT QUỐC TẾ:
“Quyền năng chủ thể Luật quốc tế là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý được hưởng những quyền và gánh vác những nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý trong quan hệ quốc tế theo quy định của Luật quốc tế.”(4) Quyền năng chủ thể bao gồm hai phương diện và chỉ khi có đầy đủ hai phương diện này thì mới được coi là chủ thể của Luật quốc tế.
- Năng lực pháp luật quốc tế là khả năng chủ thể của Luật quốc tế được mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế, khả năng này được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật quốc tế.
- Năng lực hành vi quốc tế là khả năng chủ thể được thừa nhận trong Luật quốc tế bằng những hành vi pháp lý độc lập của mình, tự tạo ra cho bản thân quyền năng chủ thể và có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do các hành vi của mình gây ra.
2.1. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế của tổ chức với tư cách chủ thể độc lập. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ là quyền năng mamg tính chất phái sinh và hạn chế. Bởi lẽ, quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ không xuất phát từ thuộc tính tự nhiên vốn có của tổ chức mà quyền năng này do các thành viên của tổ chức thỏa thuận trao cho. Số lượng quyền và nghĩa vụ của mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ tùy thuộc vào quyết định của các thành viên. Do đó, mỗi tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền và nghĩa vụ riêng biệt và nó được ghi nhận trong điều lệ của tổ chức quốc tế. Qua đó, ta thấy quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính có một số đặc điểm cơ bản sau:
+ Mang tính độc lập khi tham gia quan hệ với các chủ thể khác, thể hiện trong quan hệ với các quốc gia thành viên và trong quan hệ với các quốc gia khác.
+ Mang đặc điểm phái sinh, do các quốc gia thành viên thỏa thuận, trao cho. Vì vậy mà mỗi tổ chức quốc tế có quyền và nghĩa vụ khác nhau.
+ Mang tính hạn chế là chỉ được thực hiện trong phạm vi mà các thành viên trao cho, bị giới hạn bởi các điều ước quốc tế.
Tuy nhiên, tổ chức quốc tế liên chính phủ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:
+ Quyền tham gia vào quá trình xây dựng các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế;
+ Quyền nhận cơ quan thay mặt của các quốc gia thành viên và nhận quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là phải là thành viên và cử thay mặt của mình đến các quốc gia này;
+ Quyền được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;
+ Quyền được trao đổi thay mặt với các tổ chức liên chính phủ khác;
+ Quyền được yêu cầu có các kết luận tư vấn của tòa án quốc tế của Liên hợp quốc.
+ Quyền được giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia thành viên của tổ chức và giữa các quốc gia thành viên với tổ chức quốc tế đó;
+ Hưởng các quyền theo quy định của điều ước quốc tế mà tổ chức tham gia kí kết với các quốc gia hay các tổ chức quốc tế khac.
Tương ứng với các quyền là các nghĩa vụ mà tổ chức quốc tế liên chính phủ phải thực hiện như:
+ Nghĩa vụ tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế;
+ Tôn trọng các quyền của các chủ thể khác của Luật quốc tế, không vi phạm chủ quyền và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia;
+ Chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế về các hành vi của mình;
+ Tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế ký với các chủ thể khác của Luật quốc tế.
2.2. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia:
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. “Quốc gia là chủ thể duy nhất của Luật quốc tế có quyền năng đầy đủ khi tham gia quan hệ quốc tế. Quyền năng này được hình thành dựa trên chủ quyền - thuộc tính tự nhiên vốn có của quốc gia. Khi tham gia quan hệ quốc tế, quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ cho chính mình được ghi nhận trong các điều ước quốc tế mà quốc gia ký kết hay tham gia hay tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế.” (5). Với tư cách là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật quốc tế, quốc gia có các quyền cơ bản sau:
+ Quyền được tôn trọng độc lập, chủ quyền;
+ Quyền được bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi;
+ Quyền bất khả xâm phạm về biên giới, lãnh thổ;
+ Quyền được tự vệ cá nhân hay tự vệ tập thể;
+ Quyền được phát triển và tồn tại trong hòa bình và độc lập;
+ Quyền được tham gia xây dựng các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế;
+ Quyền được tự do quan hệ và hợp tác với các chủ thể khác;
+ Quyền được trở thành hội viên của tổ chức quốc tế phổ cập;
+ Quyền được tham gia vào các h


gbQ24aNtHMRq000
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status