Pháp luật về trọng tài thương mại quốc tế - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae

2. Phạm vi nghiên cứu .2
3. Mục tiêu nghiên cứu.2
4. Kết cấu đề tài.3
5. Phương pháp nghiên cứu .3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ . 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức của Trọng tài thương mại quốc tế .4
1.1.1. Khái niệm .4
1.1.1.1. Trọng tài thương mại quốc tế .4
1.1.1.2. Thỏa thuận trọng tài.5
1.1.2. Đặc điểm của trọng tài .6
1.1.2.1. Phát sinh khi có thỏa thuận .6
1.1.2.2. Thủ tục giải quyết đơn giản, nhanh chóng.7
1.1.2.3. Xét xử không công khai .8
1.1.2.4. Trọng tài là tổ chức phi chính phủ.8
1.1.2.5. Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm .9
1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại quốc tế .9
1.1.3.1. Trọng tài vụ việc.9
1.1.3.2. Trọng tài thường trực.10
1.2. Cơ sở lý luận về vấn đề trọng tài thương mại quốc tế.11
1.2.1. Lược khảo về trọng tài thương mại quốc tế các nước trên thế giới.11
1.2.1.1. Luật trọng tài Mỹ.11
1.2.1.2. Luật trọng tài Pháp .12
1.2.2. Sự cần thiết của trọng tài thương mại quốc tế.13
1.2.2.1. Đảm bảo vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.14
1.2.2.2. Đa dạng hóa các cơ quan giải quyết tranh chấp - Góp phần giải quyết
hiệu quả các tranh chấp trong kinh doanh thương mại .18
1.2.2.3. Cung cấp cho các nhà kinh doanh một mô hình giải quyết tranh chấp
có khả năng đáp ứng những nhu cầu có tính nghề nghiệp của họ.20
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ. 22
2.1. Khái quát chung về Trọng tài thương mại quốc tế.22
2.1.1. Thẩm quyền của Trọng tài thương mại quốc tế.22
2.1.2. Vấn đề chọn luật áp dụng trong việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
trong thương mại quốc tế .24
2.1.3. Thi hành quyết định trọng tài .31
2.2. Vấn đề công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại quốc tế.32
2.2.1. Sự cần thiết của việc công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài
thương mại quốc tế .32
2.2.1.1. Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài ở các
quốc gia.32
2.2.1.2. Công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước
ngoài: .35
2.2.2. Các điều kiện công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương
mại.37
2.2.2.1. Vấn đề xác định giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài .38
2.2.2.2. Xác định thẩm quyền của trọng tài.38
2.2.2.3. Vấn đề liên quan thành phần trọng tài và tố tụng trọng tài .41
2.2.2.4. Vấn đề liên quan tới trật tự công cộng .43
2.2.2.5. Vấn đề liên quan tới thời hạn .45
2.2.2.6. Vấn đề liên quan tới quyền miễn trừ các quốc gia.46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VƯỚNG MẮC THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN. 49
3.1. Một số vướng mắc theo quy định của pháp luật Việt Nam về trọng tài thương
mại quốc tế .49
3.1.1. Thỏa thuận trọng tài .50
3.1.2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời .52
3.1.3. Quy định về chọn trọng tài viên .53
3.1.4. Các quy định về hủy quyết định trọng tài .55
3.1.5. Vấn đề thi hành phán quyết trọng tài .59
3.2. Hướng hoàn thiện .61
3.2.1. Pháp lệnh trọng tài thương mại cần tiếp tục hoàn thiện.62
3.2.2. Một số đề xuất hoàn thiện .64
KẾT LUẬN. 68
1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội, nhu cầu hợp tác giữa
các quốc gia ngày càng được củng cố và tăng cường. Đặc biệt là trong lĩnh vực
thương mại quốc tế. Do hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phong phú và đa
dạng bởi tính chất đặc thù của hoạt động này, nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh
thổ của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều quốc gia khác. Đồng thời, với môi
trường kinh tế toàn cầu hóa, đa dạng về chủ thể kinh doanh mà lợi nhuận luôn là mục
tiêu hàng đầu mà các nhà kinh doanh luôn hướng tới. Ngay cả Hiến pháp nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 57 cũng đã quy định “Công dân có quyền tự
do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. Và không phải lúc nào các quan hệ kinh
tế cũng được các bên tham gia thực hiện chính xác và đầy đủ mà tất yếu có xảy ra
tranh chấp, đặc biệt là trong hoạt động thương mại quốc tế khi các chủ thể giao dịch
thuộc các hệ thống pháp luật và văn hóa kinh doanh khác nhau. Mà tranh chấp nào
cũng vậy, chúng cần phải được giải quyết thỏa đáng, nhanh chóng và kịp thời. Có
như vậy mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh và tạo ra
môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo thuận lợi về mặt pháp lý và kinh tế trong việc
thực hiện chính sách chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và phát triển quan
hệ kinh tế thương mại với nước ngoài.
Trong bối cảnh Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại
quốc tế, quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, khả năng phát sinh tranh
chấp càng lớn, không chỉ các dịch vụ pháp lý mà cả Nhà nước cũng phải bước vào
các vấn đề pháp lý không quen thuộc. Việc giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh là
một trong những yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và hội nhập, góp phần
xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, tạo tâm lý tốt cho các nhà kinh
doanh và đầu tư. Ở những nước có nền kinh tế phát triển mạnh, việc giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực kinh tế thương mại bằng trọng tài là một trong những phương
thức phổ biến. Vấn đề trọng tài ở Việt Nam ta cũng ra đời từ rất sớm từ đầu những
năm 1960 khi mà Việt Nam thành lập hai tổ chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương
mại và Công nghiệp Việt Nam: Hội đồng Trọng tài Ngoại thương năm 1963 và Hội
đồng Trọng tài Hàng hải năm 1964. Đến năm 1993 hai tổ chức trọng tài thường trực
này đã được hợp nhất thành Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (viết tắt tiếng
Anh là VIAC) như ngày nay. Nhưng trong suốt những thập kỷ 60, 70 và 80 vừa qua
thương mại quốc tế của Việt Nam chủ yếu được tiến hành bởi các doanh nghiệp nhà
nước Việt Nam với các đối tác cũng là doanh nghiệp nhà nước của các nước xã hội LVTN: Pháp luật về Trọng tài thương mại quốc tế GVHD:Ths. Bùi Thị Mỹ Hương
SVTH: Nguyễn Thúy Vi Trang 2
chủ nghĩa trong khuôn khổ Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối Comecon). Doanh
nghiệp Việt Nam chỉ thực sự biết đến trọng tài khi Việt Nam mở cửa kinh tế từ năm
1986 và phát triển nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần. Tuy ra đời sớm là vậy
nhưng trước đây hoạt động của trọng tài chỉ được điều chỉnh tản mạn bằng các văn
bản của Chính phủ như Nghị định 116-CP ngày 5/9/1994 về Tổ chức và hoạt động
của Trọng tài kinh tế, Nghị định số 204-TTG ngày 28/04/1993 của Thủ tướng về
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Quyết định 114-TTG ngày 16/2/1996 của Thủ
tướng về mở rộng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trung tâm trọng tài quốc
tế Việt Nam hay trong một số luật như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987,
Pháp lệnh Công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài
1995, Bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Luật thương mại 1997… Sau sáu năm chuẩn
bị, ngày 25/03/2003 Pháp lệnh Trọng tài thương mại đã được Ủy ban thường vụ Quốc
hội thông qua và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2003. Có thể nói hơn 5 năm
thực hiện, Pháp lệnh trọng tài thương mại đã trở nên lỗi thời và không đáp ứng được
nhu cầu của tình hình mới. Nghiên cứu, bình luận từ đó rút ra những vướng mắc đồng
thời đưa ra những giải pháp kịp thời, hợp lý để góp phần vào việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật Trọng tài ở Việt Nam ta nói riêng và để thế giới xem xét nói chung thiết
nghĩ là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đó cũng chính là lý do người viết chọn đề tài “Pháp
luật về trọng tài thương mại quốc tế” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu
Cùng với sự tác động của các quan hệ kinh tế và của quy luật cạnh tranh, tranh
chấp trong thương mại quốc tế cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt và


bK37JZ69TsbuRyc
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status