Tiểu luận Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu - pdf 13

Download Tiểu luận Thực tiễn áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu miễn phí



Theo thống kê của ngành Hải quan thì trong số các vụ trốn thuế nhập khẩu, số vụ gian lận về giá chiếm tỷ lệ cao nhất. Với quy định hiện hành việc kê khai thuế chủ yếu dựa vào thái độ trung thực của người nhập khẩu và giá tính TNK được tính theo trị giá giao dịch thực tế của hàng hoá. Dưới đây là một số thủ đoạn đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng pháp luật về giá tính TNK.
+ Hiện tượng khai báo giá không trung thực: Với cách này, bên nhập khẩu sẽ khai báo trị giá hàng hoá nhập khẩu thấp hơn so với trị giá hàng hoá trong thực tế. Điển hình trong trường hợp này là: cuối tháng 2/2006, công ty TNHH Tài Thắng nhập khẩu lô hàng gồm 266 chiếc xe gắn máy Trung Quốc, khai báo hải quan với đơn giá 585USD/chiếc, phát hiện thấy giá khai báo của doanh nghiệp chưa hợp lí, hải quan cửa khẩu Sài Gòn đã chuyển toàn bộ hồ sơ của lô hàng cho phòng trị giá tính thuế - cục Hải quan thành phố Hồ chí Minh để tham gia vấn giá.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38646/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

an đều phải được chủ thể nhập khẩu tiến hành khai báo hải quan. Theo quy định của pháp luật Hải quan khi làm thủ tục hải quan, người khai báo hải quan phải kê khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Với hệ thống quản lý điện tử thì việc khai báo Hải quan phải kê khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Số lượng hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa được nhà nhập khẩu khai trong tờ khai hải quan. Cùng với giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu, đây là một trong những đại lượng quan trọng để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thứ hai, giá tính thuế hàng nhập khẩu
Trị giá hải quan được tính bằng số lượng hàng hóa nhập khẩu (x) với giá tính thuế. Theo nghĩa chung nhất, trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá của giao dịch hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu. Trị giá hải quan là thuật ngữ được sử dụng chính thức trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement On Tariffs And Trade - GATT) và tiếp tục được sử dụng như một thuật ngữ chính thức của WTO về việc thi hành Điều VII của GATT 1994 liên quan đến nguyên tắc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xác định trị giá hải quan là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhập khẩu do lượng TNK phải đóng sẽ phụ thuộc vào giá trị tính thuế do cơ quan hải quan quyết định. Hiệp định về giá trị hải quan của WTO yêu cầu các cơ quan hải quan khi xác định giá trị tính thuế trên cơ sở giá thanh toán giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Ở Việt Nam hiện nay, do tính đặc thù của nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi, vừa phải thực hiện mục tiêu duy trì chính sách bảo hộ hợp lý đối với hàng hóa trong nước trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi, vừa phải thực hiện các cam kết quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu nên pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định áp dụng đồng thời, song hành nhiều cách khác nhau trong việc xác định giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu. Cụ thể là:
+) Đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia hay vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã cam kết thực hiện nguyên tắc tính TNK theo trị giá hải quan của Hiệp định GATT thì trị giá tính thuế được xác định theo các nguyên tắc nêu tại Điều 7 của Hiệp định GATT.
+) Đối với trường hợp hàng hóa được nhập khẩu theo hợp đồng nhưng không nằm trong diện phải xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Điều 7 Hiệp định GATT thì giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu theo hợp đồng là giá thực tế phải thanh toán mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán về hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng trong trường hợp này về cơ bản là phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá tính thuế theo Điều 7 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) bởi đảm bảo tôn trọng trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuất, nhập khẩu giữa các bên như đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
+) Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu không theo hợp đồng hay không phù hợp với quy định của Luật thương mại thì giá tính thuế đối với đơn vị hàng hóa nhập khẩu sẽ do Cục Hải quan địa phương xác định theo phương pháp phù hợp với giá giao dịch thực tế của hàng hóa trên thị trường tại cửa khẩu nhập nhằm chống gian lận thương mại qua giá.
Thứ ba, thuế suất nhập khẩu:
Cùng với yếu tố giá trị hải quan, thuế suất cũng là một căn cứ để xác định nghĩa vụ nhập khẩu đối với người nộp thuế. Để đảm bảo khả năng điều tiết các hoạt động kinh tế trong nước một cách hiệu quả, các mức thuế suất cụ thể trong biểu TNK sẽ do Chính phủ quy định phù hợp với khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định. Biểu thuế này có thể thay đổi và điều chỉnh theo đề nghị của Bộ tài chính và Bộ công thương cho phù hợp với yêu cầu điều tiết kinh tế thực hiện các cam kết hội nhập qua từng thời kỳ.
Theo quy định hiện hành, thuế suất đối với hàng nhập khẩu đã được quy định theo hướng có sự phân biệt giữa thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt.. Theo quy định này, thuế suất thông thường được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc hay thỏa thuận về ưu đãi đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam (loại thuế suất này được quy định cao hơn 50% so với thuế suất ưu đãi của hàng hóa nhập khẩu cùng loại hay tương ứng); thuế suất ưu đãi được áp dụng cho các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; còn thuế suất ưu đãi đặc biệt được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam với nước đó có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về TNK. Chính phủ sẽ quy định biểu thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với từng mặt hàng nhập khẩu theo thỏa thuận đã được ký kết giữa Việt Nam với các nước khác. Ngoài ra, để đảm bảo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với thông lệ và tập quán quốc tế về thuế quan và thương mại, pháp luật hiện hành của Việt Nam còn quy định việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung đối với các trường hợp đặc biệt sau đây:
+) Hàng nhập khẩu vào Việt nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường trong giao dịch thương mại, do được bán phá giá tại Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tụ của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế chống phá giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam với giá quá thấp so với giá bán thông thường của hàng hóa đó trong điều kiện giao dịch bình thường trong thương mại quốc tế, do có sự trợ cấp từ nước xuất khẩu và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế bù giá;
+) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó đã có sự phân biệt đối xử về TNK hay có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam. Việc áp dụng thuế suất TNK bổ sung trong trường hợp này được gọi là thuế đối kháng. Xét trên bình diện pháp luật quốc tế, việc áp dụng thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp này có thể được xem như là một biện pháp “trả đũa” đối phương trong quan hệ pháp luật quốc tế.
4.3. Các quy định của pháp luật về quy trình hành thu thuế nhập khẩu
Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, trình tự thủ tục hành thu TNK bao gồm các bước sau đây:
Thứ nhất, kê khai thuế nhập khẩu. Theo luật định, mỗi lần có hàng hóa nhập khẩu, t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status