Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về thừa kế, lý luận và thực tiễn miễn phí



Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
2.1. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật – Đ 675 BLDS
2.1.1 Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc đều đã chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hay từ chối quyền hưởng di sản.
2.1.2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38528/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trong đó có việc thừa kế về nhà ở phải dừng lại đợi Nghị quyết của Quốc hội, nên thời hạn tạm ngừng từ ngày 01.07.1996 đến ngày 01.01.1999 không tính vào thời hiệu này. Do vậy những vụ án có thời điểm mở thừa kế trước ngày 01.07.1991 (bao gồm cả những vụ án có thời điểm mở thừa kế trước ngày 10.09.1990), sẽ có hạn cuối cùng của thời hiệu khởi kiện là trước ngày 10.03.2003. Bắt đầu từ ngày 10.03.2003 các đương sự không còn quyền khởi kiện các vụ án thừa kế (Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20.08.1998 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01.07.1991; Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNHTC ngày 25.001.1999 của Tòa án nhân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Nghị quyết số 58 của Quốc hội).
B- THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
1. Thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy thừa kế theo di chúc là việc hưởng tài sản của người chết theo ý nguyện của người đó đã mong muốn và được thể hiện khi còn sống.Việc hưởng tài sản theo cách này chủ yếu dựa trên ý chí của người có tài sản,nhưng mặt khác cũng không được trái những qui định của pháp luật.
1.1 Người lập di chúc – Đ 647 - 652 BLDS
Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hay mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hay người giám hộ đồng ý.
1.1.1 Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
- Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
- Dành một phần di sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản.
- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
1.1.2 Hình thức của di chúc.
Di chúc có thể được lập thành văn bản nhưng cũng có thể di chúc bằng miệng
Di chúc bằng văn bản
Hầu hết các trường hợp,di chúc đều phải được lập thành văn bản. Có các hình thức văn bản sau đây:
-Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 655 BLDS), người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc
-Di chúc bằng văn bản có người làm chứng ( Điều 656 BLDS)
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi hay người không có năng lực hànmh vi dân sự.
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hay điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Di chúc bằng miệng
Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hay các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp, nếu người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hay điểm chỉ. Sau ba tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ (Điều 651 BLDS).
1.1.3 Di chúc hợp pháp
Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều khoản sau đây:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép.
- Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội, hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
1.1.4 Một số loại di chúc khác
- Di chúc của một người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hay người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hay của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hay chứng thực của Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn.
1.2 Nội dung của di chúc bằng văn bản – Đ 653 - 659 BLDS
1.2.1 Di chúc phải ghi rõ
- Ngày, tháng, năm lập di chúc
- Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc.
- Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản.
- Di sản để lại và nơi có di sản.
- Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
1.2.2 Di chúc không được viết tắt hay viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang, thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hay điểm chỉ của người lập di chúc.
1.2.3 Một số quy định khác
1.2.3.1 Người làm chứng cho việc lập di chúc.
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
1.2.3.2 Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng:
Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
1.2.3.3 Di chúc bằng văn bản có người làm chứng:
Trong trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc, thì có thể nhờ người khác viết, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hay điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
1.2.3.4 Di chúc có chứng nhận của Công chứng Nhà nước hay chứng thực của Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn.
Người lập di chúc có thể yêu cầu Công chứng Nhà nước chứng nhận hay Ủy Ban Nhân Dân xã, phường thị trấn chứng thực bản di chúc.
1.3 Thủ tục lập di chúc tại Công chứng Nhà nước hay Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn.
Việc lập di chúc tại Công chứng Nhà nước hay Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước Công chứng viên hay người có thẩm quyền chứng thực của Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn, Công chứng viên hay người co thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hay điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng hay người có thẩm quyền chứng thực của Ủy Ban Nhân Dân xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc.
Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hay không nghe được bản di chúc, không ký hay không điểm chỉ được, thì p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status