Tiểu luận Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành - pdf 13

Download Tiểu luận Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành miễn phí



MỤC LỤC
TRANG
A. Mở đầu 1
B. Nội dung .1
I. Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế .1
1. Thừa kế theo pháp luật .1
2. Diện và hàng thừa kế 3
2.1. Diện thừa kế 3
2.2. Hàng thừa kế .5
II. Thực tiễn áp dụng các qui định về diện và hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành- một số điểm hạn chế và hướng hoàn thiện .13
C. Kết luận 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .17
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39058/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iệt Nam được giải quyết theo quy định của pháp luật mà trong thừa kế theo pháp luật thì diện và hàng thừa kế là vấn đề vô cùng quan trọng. Nó xác định phạm vi và thứ tự được hưởng thừa kế của những người được hưởng thừa kế. Em xin chọn đề tài “Một số vấn đề về diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật hiện hành” để có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về diện và hàng thừa kế.
1. Thừa kế theo pháp luật.
v Theo Điều 674 BLDS năm 2005 quy định: “ Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”.
Như vậy, khái niệm “thừa kế theo pháp luật” có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện cà trình tự thừa kế do pháp luật qui định.
Thừa kế theo pháp luật vừa đảm bảo quyền đương nhiên của người có tài sản để lại của họ khi chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc với người có tài sản để lại. Như vậy hình thức thừa kế theo pháp luật là hình thừc thừa kế truyền thống được bảo tồn trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người nhằm củng cố cơ sở vật chất của mối quan hệ huyết thống gia đình – nền tảng của mọi xã hội. v Pháp luật hiện hành cũng qui định rõ những trường hợp thừa kế theo pháp luật tại Điều 675 BLDS, cụ thể trong những trường hợp sau: +Không có di chúc; + Di chúc không hợp pháp; + Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thùa kế; + Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hay từ chối quyền hưởng di sản; Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: + Phần di sản không được định đoạt theo di chúc;
+Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật. + Phần di sản có liên quan đến người được hưởng thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
vNhững người được hưởng thừa kế theo qui định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, nghĩa là dù cho người đó có bị hạn chế năng lực hành vi hay thậm chí bị mất năng lực hành vi thì người đó vẫn có quyền thừa kế. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng của công dân về quyền thừa kế nên mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế từ người chết và bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại trong phạm vi di sản mình nhận được. Bởi phạm vi những người thừa kế là rất rộng nên pháp luật phải qui định thành nhiều hàng thừa kế, trong đó hàng thứ nhất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống gần gũi nhất so với các hàng khác; các hàng thứ hai, thứ ba là hàng dự bị- nếu như người chết không có những người ở hàng thứ nhất hay có nhưng họ đều không nhận hay không có quyền nhận. 2. Diện và hàng thừa kế.
2.1. Diện thừa kế.
v Khái niệm: Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di sản thừa kế của người chết theo quy định của pháp luật.
Khái niệm này chỉ được nghiên cứu dưới góc độ học thuật mà không được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự bởi vì nó chỉ là sự suy đoán ý chí người để lại di sản của các nhà làm luật.
v Diện những người thừa kế được xác định dựa trên 3 mối quan hệ với người để lại di sản, đó là:
+ Quan hệ hôn nhân +Quan hệ huyết thống +Quan hệ nuôi dưỡng Trong số đó, không phải ai cũng được hưởng di sản thừa kế mà chỉ một số người nhất định có thể được hưởng di sản thôi. Việc những người thừa kế có được hưởng di sản hay không còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của hàng thừa kế. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ được hưởng thừa kế trước và thừa kế toàn bộ di sản. Như vậy những người thuộc hàng thừa kế sau sẽ không được hưởng di sản mặc dù họ thuộc diện những người thừa kế theo pháp luật. Họ chỉ có thể được hưởng di sản nếu như không còn thừa kế ở những hàng trước hay những người thừa kế đó không nhận hay không có quyền nhận. Vì vậy chúng ta gọi diện những người thừa kế theo pháp luật là phạm vi những người có thể được hưởng di sản thừa kế.Việc pháp luật lựa chọn và sắp xếp ai thuộc diện thừa kế theo pháp luật được căn cứ vào các mối quan hệ trong xã hội có tính chất thân thuộc gần gũi nhất đối với người quá cố, mà dựa vào đó pháp luật xác định phạm vi những người thừa kế theo pháp luật.
w Quan hệ hôn nhân: xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng.
Quan hệ hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn.Quan hệ đó phải hợp pháp, tức là tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn và cấm kết hôn, có đăng kí kết hôn. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Đăng kí kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở hình thành gia đình.
Hôn nhân chỉ được Nhà nước thừa nhận khi việc xác lập quan hệ hôn nhân tuân thủ các qui định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn(điều kiện về tuổi kết hôn, sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn, việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn…) và đăng kí kết hôn (việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức do pháp luật qui định)
Sự kiện kết hôn đã làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, nội dung của quan hệ hôn nhân bao gồm các quyền và nghĩa vụ về thân nhân và các quyền và nghĩa vụ về tài sản. Quyền và nghĩa vụ về tài sản đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, bao gồm quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản.Trong đó, quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ và chồng đã được ghi nhận tại Bộ luật dân sự 2005 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
w Quan hệ huyết thống: là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc “ông tổ” (như giữa cụ và ông,bà; giữa ông bà và cha mẹ; giữa cha mẹ đẻ với con; giữa anh chị em cùng cha mẹ; cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ.)
w Quan hệ nuôi dưỡng: là quan hệ dựa trên cơ sở nuôi con nuôi, được pháp luật thừa nhận giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi.
Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi…, dựa trên các ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi. Việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận làm phát sinh quan hệ nuôi dưỡng giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status