Tiểu luận Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành - Lý luận và thực tiễn - pdf 13

Download Tiểu luận Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành - Lý luận và thực tiễn miễn phí



Mục lục.
 
A. Đặt vấn đề 2
B. Giải quyết vấn đề 2
I. Thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành. 3
1. Hoãn phiên tòa 3
2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 5
2.1. Đình chỉ vụ án ở tòa sơ thẩm dân sự 5
2.2. Đình chỉ vụ án ở tòa phúc thẩm dân sự 6
3. Xét xử vắng mặt đương sự. 6
3.1.Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa sơ thẩm dân sự. 6
3.2. Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa phúc thẩm dân sự. 7
II. Những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện các thủ tục áp dụng trong trương hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự. 7
1. Hạn chế 7
2. Giải pháp hoàn thiện 9
Danh mục tài liệu tham khảo . 11
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38863/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục.
A. Đặt vấn đề 2
B. Giải quyết vấn đề 2
I. Thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành. 3
1. Hoãn phiên tòa 3
2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự 5
2.1. Đình chỉ vụ án ở tòa sơ thẩm dân sự 5
2.2. Đình chỉ vụ án ở tòa phúc thẩm dân sự 6
3. Xét xử vắng mặt đương sự. 6
3.1.Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa sơ thẩm dân sự. 6
3.2. Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa phúc thẩm dân sự. 7
II. Những hạn chế và một số giải pháp hoàn thiện các thủ tục áp dụng trong trương hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự. 7
1. Hạn chế 7
2. Giải pháp hoàn thiện 9
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………………………... …11
Bài làm
Đặt vấn đề
Trong tố tụng dân sự (TTDS), yêu cầu khởi kiện hay kháng cáo của đương sự là cơ sở làm phát sinh quá trình tố tụng và việc mở phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm dân sự. Vì vậy, mục đích của phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm dân sự là giải quyết tranh chấp về lợi ích hay yêu cầu của các đương sự. Hơn nữa, phán quyết của Tòa án về vụ án dân sự được dựa trên cơ sở kết quả tranh tụng của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm dân sự. Do đó, đương sự là chủ thể không thể thiếu trong các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm dân sự. Việc tham gia phiên tòa dân sự sẽ giúp cho đương sự chứng minh và bảo vệ yêu cầu của mình, đồng thời giúp cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án được thực hiện nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, trên thực tế xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, không phải lúc nào các đương sự cũng có mặt đầy đủ tại phiên tòa dân sự theo giấy triệu tập của Tòa án. Trong những trường hợp này, yêu cầu đặt ra là làm thế nào để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đồng thời đảm bảo thời hạn giải quyết vụ án dân sự và nâng cao trách nhiệm của các đương sự đối với việc giải quyết vụ án. Dự liệu được điều này, pháp luật TTDS đã quy định về các thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS 2004) và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 Hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự (NQ 02/2006/NQ-HĐTP), và Nghị quyết 05/2006/NQ-HĐTP ngày 4 tháng 8 năm 2006 Hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ ba “thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự (NQ 05/2006/NQ-HĐTP).\
Giải quyết vấn đề
I. Thủ tục TTDS áp dụng trong trường hợp đường sự vắng mặt ở Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại BLTTDS 2004 thì tùy từng trường hợp đướng sự vắng mặt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm thì Tòa án áp dụng một trong các thủ tục sau:
- Hoãn phiên tòa
- Đình chỉ vụ án
- Tiến hành xét xử vắng mặt đương sự
1. Hoãn phiên tòa
BLTTDS 2005 đều quy định về việc Tòa án phải hoãn phiên tòa sơ thẩm nếu một trong các đương sự (nguyên đơn; bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng. Khoản 1 Điều 199 quy định “Nguyên đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Tương tự như quy định này, khoản 1 Điều 200 quy định “Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Và khoản 1 Điều 201 cũng quy định “Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa”. Đồng thời NQ 02/2006/NQ-HĐTP cũng hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 mục 1 phần III như sau: “khi nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà lần thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 199, khoản 1 Điều 200 và khoản 1 Điều 201 của BLTTDS dù không có lý do chính đáng, thì Toà án vẫn hoãn phiên toà”.
Đồng thời, Điều 266 BLTTDS 2004 cũng quy định: “ người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa” (khoản 2) và “người tham gia tố tụng khác không phải là người kháng cáo thì việc hoãn phiên tòa...xét xử phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 199, 200, 201, 202...của Bộ luật này”. Và trường hợp này được hướng dân cụ thể tại tiểu mục 2.1, 2.2 mục 3 phần III NQ 05/2006/NQ-HĐTP như sau: “Người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hoãn phiên toà. Trường hợp không xác định được người kháng cáo vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng hoãn phiên toà” và việc thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 266 sẽ được thực hiện như hướng dẫn tại các mục 1 và 2 Phần III NQ 02/2006/NQ-HĐTP. Theo đó, sẽ phải hoãn phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp đương sự (là những người phải có mặt tại phiên tòa phúc thẩm) vắng mặt tại phiên tòa khi đã được triệu tập hợp lệ lần đầu dù đương sự đó có lý do chính đáng hay không.
Như vậy, theo quy định này của pháp luật thì khi đương sự đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt tại phiên tòa thì bất kể đương sự vắng mặt có lý do chính đáng hay không cũng phải hoàn phiên tòa.
Việc pháp luật TTDS quy định hoãn phiên tòa trong trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ lần một mà vắng mặt, dù có lý do chính đáng hay không là phù hợp với thực tiễn xét xử của Tòa án hiện nay. Vì điều kiện thông tin liên lạc ở các vùng nông thôn còn chưa thuận tiện, trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế nên trong nhiều trường hợp họ không thể đến tham gia phiên tòa nhưng cũng không thông báo kịp cho tòa án. Nếu trường hợp này mà Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ thì sau phiên tòa họ thường xuất cho Tòa án những chứng cứ chứng minh lý do họ vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm là chính đáng (do tai nạn, ốm đau hay không nhận được giấy triệu tập của Tòa án). Khi đó, phán quyết của Tòa án thường bị đương sự kháng cáo kháng nghị.
Quy định tại tiểu mục 1.2, mục 2 phần III NQ 02/2006/NQ-HĐTP cũng mở rộng trường hợp được hoãn phiên tòa khi đương sự vắng mặt. Theo đó, Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa trong những trường hợp được coi là sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan, tức là trong trường hợp: “đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS, đã được Toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của BLTTDS và đương sự đã...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status