Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng - pdf 13

Download Tiểu luận Bắt người trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI 2
1. Khái niệm 2
2. Ý nghĩa của biện pháp bắt người 2
3. Lịch sử hình thành các quy định về biện pháp bắt người 3
II. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BẮT NGƯỜI 4
1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Điều 80 BLTTHS) 4
1.1. Căn cứ áp dụng 4
1.2. Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Khoản 1 Điều 80) 5
1.3. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Khoản 2 và khoản 3 Điều 80) 5
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS 2003) 6
2.1. Căn cứ áp dụng (khoản 1 Điều 81) 7
2.2. Thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Khoản 2 Điều 81) 8
2.3. Thủ tục bắt người trong trường hợp khẩn cấp (khoản 3 và khoản 4 Điều 81) 9
3. Bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã (Điều 82 BLTTHS 2003) 10
3.1. Căn cứ áp dụng 10
3.2. Thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã 11
3.3. Thủ tục bắt người phạm tội quả tang hay đang bị truy nã 11
4. Những việc cần làm ngay sau khi bắt hay nhận người bị bắt (Điều 83, 85 BLTTHS 2003) 12
III. THỰC TIỄN THI HÀNH BIỆN PHÁP BẮT NGƯỜI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN 13
1. Thực tiễn thi hành biện pháp bắt người 13
1.1. Yêu cầu đặt ra khi áp dụng biện pháp bắt người 13
1.2. Thực tiễn thi hành 13
1.3. Nguyên nhân 14
2. Hướng hoàn thiện 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-38879/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ụng quyền được áp dụng biện pháp ngăn chặn để tác động một cách trái pháp luật đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì những mục đích cá nhân.
Trong giai đoạn truy tố, việc bắt bị can để tạm giam do Viện trưởng, Phó viện trưởng VKSND và VKSQS các cấp quyết định.
Trong giai đoạn xét xử, việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam do Chánh án, Phó chánh án Toà án nhân dân (TAND) và Toà án quân sự (TAQS) các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó chánh toà toà phúc thẩm TAND tối cao; Hội đồng xét xử quyết định.
Thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo quy định tại BLTTHS 2003 thu hẹp hơn so với BLTTHS 1988, bỏ thẩm quyền của Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện; Thẩm phán TAND tỉnh hay thẩm phán TAQS cấp quân khu được phân công chủ toạ phiên toà. Đồng thời, quy định của BLTTHS 2003 cũng quy định ngắn gọn, chặt chẽ có tính khái quát cao về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
1.3. Thủ tục bắt bị can, bị cáo để tạm giam (Khoản 2 và khoản 3 Điều 80)
Việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền; lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lí do bắt. Lệnh phải có chữ kí của người ra lệnh và có đóng dấu cơ quan. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam phải đảm bảo yêu cầu pháp lý nêu trên mới có giá trị thi hành.
Hiện nay, CQĐT các cấp vẫn dùng mẫu lệnh bắt tạm giam bị can để bắt bị can. Trong lệnh này ghi cả thời hạn tạm giam bị can, trong khi đó "bắt bị can, bị cáo để tạm giam" và "tạm giam" là hai biện pháp ngăn chặn độc lập mặc dù có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có ý kiến cho rằng nên dùng hai mẫu lệnh: lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh tạm giam bị can. Như vậy sẽ đảm bảo tính khoa học, rõ ràng trong việc áp dụng pháp luật nhưng gặp khó khăn là VKS không thể phê chuẩn lệnh tạm giam trước khi CQĐT bắt được bị can vì không biết thời hạn tạm giam tính từ ngày nào; trường hợp bắt được bị can rồi mới ra lệnh tạm giam và xin phê chuẩn thì phải có quy định của luật về thời hạn phê chuẩn lệnh và trong thời gian chờ phê chuẩn của VKS, bị can, bị cáo chưa thể tam giam thì xử lý như thế nào? Như vậy, việc sử dụng lệnh kép như hiện nay là tương đối thuận tiện và hợp lý.
Trước khi bắt, người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh bắt và giải thích lệnh bắt, quyền và nghĩa vụ cho người bị bắt nghe. Người bị bắt có quyền yêu cầu người thi hành lệnh bắt đọc toàn văn lệnh bắt và giải thích lệnh. Trong trường hợp có nghi ngờ về lệnh bắt, người bị bắt có quyền yêu cầu cho xem lệnh bắt. Những yêu cầu đó phải được người thi hành lệnh bắt chấp nhận.
Khi bắt phải lập biên bản bắt người. Biên bản ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, thái độ củ người bị bắt trong việc chấp hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu có liên quan được phát hiện, bị tạm giữ và những yêu cầu, khiếu nại của người bị bắt. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng kí tên vào biên bản. Nếu không có ý kiến khác hay không đồng ý với nội dung biên bản thì họ có quyền ghi vào biên bản và kí tên.
Nhằm đảm bảo sự tôn trọng quyền con người, tránh những tác động trái pháp luật có thể xảy ra trong quá trình thi hành lệnh bắt bị can, bị cáo ở những địa điểm khác nhau, đảm bảo cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, BLTTHS quy định: Khi tiến hành bắt người tại nơi cư trú của họ phải có thay mặt chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến; khi tiến hành bắt người tại nơi làm việc của họ phải có mặt thay mặt của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt làm việc chứng kiến; khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có thay mặt chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành việc bắt chứng kiến. Quy định này là tương đối cụ thể, rõ ràng, đầy đủ và hợp lý, khắc phục thiếu sót của BLTTHS 1988. Bộ luật năm 1988 quy định rất chung chung, mới chỉ giới hạn các yêu cầu bắt buộc về thủ tục phải chấp hành khi bắt trong phạm vi hẹp là bắt người ở nơi cư trú và nơi làm việc.
Do tính chất không cấp bách của việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam và để đảm bảo sinh hoạt bình thường của gia đình người bị bắt cũng như không gây ảnh hưởng đến hàng xóm của họ, luật quy định không bắt người vào ban đêm (từ sau 22 giờ tối ngày hôm trước đến trước 6 giờ sáng ngày hôm sau) trừ trường hợp khẩn cấp hay phạm tội quả tang (khoản 3 Điều 80).
Việc quy định và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định nêu trên về bắt bị can, bị cáo để tạm giam vừa thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm vừa là sự tôn trọng các quyền cơ bản của công dân, tránh mọi tác động trái pháp luật tới các quyền này.
2. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 81 BLTTHS 2003)
Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là bắt người khi người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi phạm tội của họ hay bắt người sau khi thực hiện tội phạm mà người người đó bỏ trốn, cản trở việc điều tra, khám phá tội phạm.
2.1. Căn cứ áp dụng (khoản 1 Điều 81)
Điều 81 BLTTHS quy định một cách cụ thể các trường hợp bắt khẩn cấp:
a. Trường hợp khẩn cấp thứ nhất: Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là trường hợp hành vi khách quan được quy định trong cấu thành tội phạm chưa xảy ra, mới được thể hiện ở những hành vi tạo ra những điều kiện vật chất hay tinh thần giúp cho việc thực hiện tội phạm và hành vi phạm tội có thể xảy ra và xảy ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
Việc bắt người trong trường hợp này cần đảm bảo hai điều kiện:
Có căn cứ khẳng định một người (hay nhiều người) đang chuẩn bị thực hiện tội phạm. Những căn cứ này có thể do cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xác định qua việc theo dõi, kiểm tra đối tượng, xác minh các nguồn tin do quần chúng cung cấp đã khẳng định người đó đang tìm kiếm công cụ, phương tiện hay tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm như bàn mưu, tính kế, lập kế hoạch, lôi kéo người khác cùng thực hiện tội phạm. Những hành vi trên mặc dù chưa trực tiếp xâm hại đến lợi ích của nhà nước và công dân nhưng đã đặt các lợi ích ấy vào tình trạng bị đe doạ, cần thiết phải được bảo vệ kịp thời.
Tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng hay tội phạm đặc biệt ngiêm trọng. Chuẩn bị thực hiện tội phạm còn một khoảng cách nhất định với việc thực hiện tội phạm nên không phải mọi hành vi chuẩn bị thực hiện t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status