Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp miễn phí



Mục lục
Lời nói đầu 1
Bài làm 1
Mục 1: Thuế nhập khẩu 1
1. Khái quát chung về thuế nhập khẩu và pháp luật thuế nhập khẩu 1
1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế nhập khẩu 1
1.2 Nội dung cơ bản của pháp luật thuế nhập khẩu 2
1.2.1 Người nộp thuế và người thu thuế 2
1.2.2 Căn cứ tính thuế nhập khẩu: trị giá hải quan và thuế suất 3
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu 4
2.1 Nội dung các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu 4
2.2 Đội ngũ cán bộ hải quan 5
2.3 Ý thức chấp hành pháp luật của nhà nhập khẩu 6
2.4 Tình hình kinh tế, chính trị trong nước 6
2.5 Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam 7
Mục 2: Thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1. Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1.2 Nội dung chủ yếu của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 9
1.2.1 Đối tượng nộp thuế 9
1.2.2 Căn cứ tính thuế 9
2. Thực trạng áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 10
2.1 Việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ kinh doanh cá thể còn gặp nhiều khó khăn 10
2.2 Pháp nhân kinh doanh vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp dường như bị bỏ qua. 11
2.3 Các quy định về thu nhập chịu thuế và thuế suất chưa thật hợp lý. 12
2.3.1 Thu nhập chịu thuế 12
2.3.2 Thuế suất 12
3. Một số giải pháp nhằm thực thi tốt pháp luật thuế thu nhập cá nhân 13
3.1 Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 13
3.1.1 Sửa đổi quy định về thu nhập chịu thuế 13
3.1.2 Sửa đối quy định về thuế suất 13
3.2 Ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 13
3.3 Tăng cường chế tài đối với các hành vi vi phạm 14
3.4 Tuyên truyền giáo dục, tư vấn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp 15
3.5 Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức ngành thuế 15
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39098/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

những khu vực trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, nơi Luật Hải quan được áp dụng.
Thuế nhập khẩu có những đặc điểm cơ bản sau:
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu là các hàng hóa được phép vận chuyển qua biên giới, dịch vụ không phải là đối tượng chịu thuế nhập khẩu;
Thuế nhập khẩu không hoàn toàn là thuế trực thu hay thuế gián thu.
Thuế nhập khẩu có chức năng đặc trưng là bảo hộ sản xuất trong nước và điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu.
Thuế nhập khẩu có vai trò rất quan trọng và trong nhiều trường hợp vượt ra bên ngoài phạm vi nền kinh tế của một quốc gia:
Thuế nhập khẩu không chỉ trực tiếp tạo ra nguồn thu ngân sách nhà nước mà còn có tác động tới số thu ngân sách từ những sắc thuế khác gắn với hoạt động kinh doanh như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Thuế nhập khẩu là công cụ điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước đối với nền kinh tế.
Thuế nhập khẩu có vai trò hỗ trợ và bảo hộ nền sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước với hàng ngoại nhập.
Nội dung cơ bản của pháp luật thuế nhập khẩu
Người nộp thuế và người thu thuế
Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 quy định đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Theo nguyên tắc thì người nộp thuế phải thỏa mãn hai điều kiện sau: thứ nhất, đó là người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài; thứ hai, hàng hóa do chủ thể đó nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu. Trong thực tiễn, người nộp thuế nhập khẩu thường là người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa cho chủ thể khác hay người trực tiếp đứng tên làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho chính mình.
Nhà nước trên phương diện lý luận chính là người thu thuế song trên thực tế có rất nhiều cơ quan khác nhau do nhà nước lập ra để thực hiện việc đó. Trong lĩnh vực hành thu thuế nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức việc thu thuế nhập khẩu là Tổng cục Hải quan (Điều 27 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Điều 11 Luật Hải quan sửa đổi, bổ sung năm 2005). Ngoài ra nhà nước còn trao quyền rộng rãi cho một số cơ quan khác cùng phối hợp với Tổng cục Hải quan như Bộ tài chính, Kho bạc nhà nước, Tổng cục thuế, Ủy ban nhận dân các cấp chính quyền… tham gia vào quá trình hành thu thuế nhập khẩu.
Căn cứ tính thuế nhập khẩu: trị giá hải quan và thuế suất
Trị giá hải quan hay trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu. Doanh nghiệp được phép tự xác định trị giá tính thuế cho hàng hóa của mình, tự xác định số thuế phải nộp, thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước, sau đó khai báo với cơ quan hải quan để làm thủ tục giải phóng hàng. Đối với cơ quan hải quan, khi làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa, cán bộ hải quan chỉ kiểm tra trị giá khai báo có thống nhất với chứng từ kèm theo không và kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ đó. Nếu không có vướng mắc, trị giá khai báo sẽ được chấp nhận. Còn nếu có nghi ngờ thì họ sẽ yêu cầu doanh nghiệp xuất trình thêm các bằng chứng chứng minh cho các trị giá đã khai báo.
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu bao gồm: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đại và thuế suất ưu đãi đặc biệt (khoản 2 Điều 10 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005).
Thuế suất ưu đãi áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hay để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam. Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng quy định tại biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu
Nội dung các quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu
Việc thực thi các quy định của pháp luật thuế nhập khẩu trước tiên bị ảnh hưởng rất nhiều vào yếu tố nội tại, đó là nội dung của chính các quy định đó. Nếu các quy định của pháp luật có nội dung chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn tình hình kinh tế, xã hội, chính trị thì đương nhiên tính ứng dụng của chúng cũng cao. Ngược lại nếu các quy định lỏng lẻo, không ổn định thì sẽ tạo ra sự không thống nhất, thiếu chính xác khi thực thi. hay nếu quy định không còn phù hợp với thực tiễn thì sẽ gây ra sự trì trệ, thậm chí không thể thực thi được do không thiết thực.
Ví dụ như biểu thuế, biểu mô tả hàng hóa về chủng loại, hình dạng, chất lượng hiện nay mới chỉ được miêu tả bằng ngôn ngữ viết mà không có hình ảnh nên việc đối chiếu khi kiểm tra vẫn hay nhầm lẫn. Đặc biệt đối với một số hàng hóa nếu chỉ dùng ngôn ngữ viết thôi không thể mô tả được chính xác đặc điểm của nó, có thể là hàng hóa có cấu tạo phức tạp hay hàng hóa mới, chưa phổ biến. Từ đó gây khó khăn cho chủ thể thực thi pháp luật, thậm chí dẫn tới áp dụng sai hay bỏ sót.
Một ví dụ khác đó là quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Hải quan sửa đổi và bổ sung năm 2005. Ở đây quy định trường hợp hàng hóa nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan thì được miễn kiểm tra thực tế. Quy định như vậy liệu có quá chủ quan bởi không thể nào có thể khảng định chắc chắn người đã thực hiện tốt pháp luật thì không thể vi phạm trong tương lai.
Đội ngũ cán bộ hải quan
Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu là đội ngũ cán bộ hải quan – chủ thể trực tiếp thực thi. Đây cũng là một yếu tố tiên quyết bởi nếu người thực thi pháp luật còn không làm tốt nhiệm vụ của mình thì làm sao có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chấp hành pháp luật chấp hành tốt.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ trong việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu nói riêng và thuế xuất nhập khẩu nói chung, những năm qua các cơ quan hải quan không ngừng hoàn thiện đội ngũ cán bộ trong ngành. Tuy nhiên do đâu mà đội ngũ cán bộ hải quan hiện nay vẫn bị đánh giá là không cân xứng với yêu cầu thực tế? Phần lớn cán bộ của ngành hải quan tuy có nhận thức về đường lối chính sách của Đảng, về tư tưởng Mác – Lê-nin và Hồ Chí Minh nhưng khi chuyển sang kinh tế thị trường, đa số họ tỏ ra lúng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status