Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẶT VẤN ĐỀ 2
NỘI DUNG VẤN ĐỀ 2
I. Khái niệm về hợp đồng thuê nhà 2
1. Định nghĩa 2
2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng 2
3. Đối tượng của hợp đồng thuê nhà 3
4. Mục đích thuê nhà và giá thuê. 3
5. Chủ thể của hợp đồng thuê nhà. 4
6. Thời hạn và hình thức của hợp đồng thuê nhà 5
II. Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê nhà 5
1. Nghĩa vụ của bên cho thuê nhà. 5
2. Quyền của bên cho thuê nhà. 7
III. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà. 9
1. Nghĩa vụ của bên thuê nhà. 9
2. Quyền của bên thuê nhà. 9
3. Quyền, nghĩa vụ của những người thuộc bên thuê có tên trong hợp đồng thuê nhà ở. 12
IV. Tranh chấp trong hợp đồng thuê nhà ở liên quan đến quyền và nghĩa vụ giữa các bên. 13
KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Lời mở đầu
Hợp đồng dân sự vốn là một cách cơ bản để các chủ thể thực hiện việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Trong đó không thể không kể đến hợp đồng thuê nhà ở. Nhà ở luôn gắn liền với cuộc sống con người, là nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình bởi từ ngàn xưa ông cha ta đã luôn tâm niệm một điều “có an cư mới lạc nghiệp”.
Trong thực tế có rất nhiều trường hợp do chưa nắm vững các quy định của pháp luật về hợp đồng nên khi xác lập, thực hiện hợp đồng, các bên chủ thể không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật nên thường làm cho hợp đồng rơi vào tình trạng không có hiệu lực. Mặt khác, do không nắm vững được các nghĩa vụ cũng như quyền lợi của mình nên trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên thực hiện không đúng hay không đầy đủ nghĩa vụ, làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên kia, vì vậy nhiều tranh chấp đáng tiếc xảy ra. Do vậy, để hiểu rõ hơn về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong vấn đề cho thuê nhà ở, sau đây em xin trình bày đề tài : “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê nhà ở”.
Nội dung
I. Khái quát chung về hợp đồng thuê nhà ở
1. Khái niệm hợp đồng thuê nhà ở
Nhà ở là một loại tài sản có tính chất và tầm quan trọng đối với cuộc sống của con người nên dù hợp đồng thuê nhà ở là một dạng cụ thể của hợp đồng tài sản nhưng BLDS đã tách hợp đồng thuê nhà ở thành một chế định pháp lý riêng trong hợp đồng thuê tài sản.: “Hợp đồng thuê nhà ở là sự thỏa thuận của các bên;theo đó bên cho thuê có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở hay diện tích nhà cho bên thuê sử dụng vào việc ở trong một thời hạn nhất định và nhận tiền cho thuê nhà; còn bên thuê có nghĩa vụ sử dụng ngôi nhà hay diện tích nhà thuê để ở và trả tiền thuê nhà theo thời hạn và cách thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật”.

2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê nhà ở
Hợp đồng thuê nhà ở có những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự đó là : hợp đồng được giao kết là kết quả của sự thỏa thuận thống nhất ý chí của bên cho thuê và bên thuê, các bên phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi tham gia vào quan hệ pháp luật này như tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận bình đẳng giữa các bên chủ thể - thiện trí trung thực khi cam kết, thực hiện hợp đồng.
Bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia trên cơ sở tự nguyện với sự phù hợp và thống nhất ý chí của các bên bởi vậy khi bất cứ một quan hệ hợp đồng nào được thiết lập mà một trong các bên không xuất phát từ ý chí của chính mình thì hợp đồng đó có thể bị coi là vô hiệu.
Nhà ở là một loại tài sản nên hợp đồng thuê nhà cũng là một dang đặc biệt của hợp đồng thuê tài sản bởi vậy hợp đồng này còn mang những đặc điểm pháp lý sau:
- Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản
Khi hợp đồng thuê nhà ở có hiệu lực pháp luật thì bên thuê có quyền sử dụng nhà ở đó theo đúng mục đích mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng là để ở trong một thời hạn nhất định hay theo quy định của pháp luật. Bên thuê chỉ có quyền khai thác công dụng của ngôi nhà, còn quyền sở hữu ngôi nhà đó vẫn thuộc về bên thuê.
- Hợp đồng thuê nhà ở là hợp đồng song vụ


CIc3cILFLWLazqJ
xem thêm
Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về hợp đồng thuê nhà ở
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status