Tiểu luận Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung .1
I – Khái quát chung .1
1. Văn bản pháp luật khiếm khuyết .1
2. Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết 1
II – Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết 2
1. Biện pháp hủy bỏ 2
2. Biện pháp bãi bỏ .3
3. Biện pháp thay thế .4
4. Biện pháp đình chỉ thi hành .4
5. Biện pháp tạm đình chỉ thi hành .5
6. Biện pháp sửa đổi, bổ sung .5
III – Bình luận về các biên pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết . .6
Kết luận .8
Danh mục tài liệu tham khảo .9
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39132/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………………………………1
Nội dung ……………………………………………………………………………………....1
I – Khái quát chung …………………………………………………………………………....1
Văn bản pháp luật khiếm khuyết ……………………………………………………….1
Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết …………………………………………………1
II – Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết ……………………………………2
Biện pháp hủy bỏ ……………………………………………………………………… 2
Biện pháp bãi bỏ ………………………………………………………………………..3
Biện pháp thay thế ……………………………………………………………………...4
Biện pháp đình chỉ thi hành …………………………………………………………….4
Biện pháp tạm đình chỉ thi hành ………………………………………………………..5
Biện pháp sửa đổi, bổ sung ……………………………………………………………..5
III – Bình luận về các biên pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết ………………...…...6
Kết luận ………………………………………………………………………………………..8
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………………………………….9
LỜI MỞ ĐẦU
Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Chất lượng của văn bản pháp luật vừa phản ánh hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước vừa cho thấy mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật không thể tránh khỏi những sai sót dẫn đến những khiếm khuyết của văn bản pháp luật đòi hỏi cần có biện pháp xử lý kịp thời, không để những văn bản pháp luật khiếm khuyết ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước. Để lựa chọn biện pháp xử lý phù hợp, chủ thể có thẩm quyền cần dựa vào tính chất, mức độ khiếm khuyết của văn bản pháp luật và bản chất của mỗi biện pháp xử lý. Nhắm giúp cho việc xác định biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được dễ dàng, đúng đắn em xin chọn đề tài “Phân tích và bình luận về các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết”.
NỘI DUNG
I-Khái quát chung về văn bản pháp luật khiếm khuyết và xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
1. Văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Văn bản pháp luật khiếm khuyết được hiểu là văn bản “còn thiếu sót, chưa hoàn chỉnh” không đảm bảo về chất lượng mà nhà nước yêu cầu. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb.CAND,2008, tr.265
Văn bản pháp luật khiếm khuyết là văn bản có một trong các biểu hiện sau đây:
Thứ nhất, văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về chính trị. Đó là những văn bản có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng hay không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thứ hai, văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về pháp lý. Là những văn bản có sự vi phạm về thẩm quyền ban hành, có nội dung trái với quy định của pháp luật hay nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hay tham gia, có sự vi phạm về thể thức và thủ tục ban hành.
Thứ ba, văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học. Đó là những văn bản có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội, không phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc hay có sự khiếm khuyết về kỹ thuật pháp lý.
2. Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết là hoạt động của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền trong việc ra phán quyết đối với những văn bản pháp luật khiếm khuyết. Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. CAND, 2008,tr.265
Thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết được quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhưng nhìn chung đều tuân theo những nguyên tắc nhất định đó là: Cấp trên có thẩm quyền xử lý đối với văn bản pháp luật do cấp dưới ban hành (nguyên tắc này áp dụng cho hầu hết các cơ quan nhà nước trừ Quốc hội); Cơ quan ban hành văn bản có quyền tự xử lý các văn bản pháp luật do mình ban hành bị khiếm khuyết (nguyên tắc này không áp dụng trong trường hợp Tòa án ban hành bản án và quyết định khiếm khuyết); Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử lý đối với một số văn bản áp dụng pháp luật do cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi có vi phạm pháp luật.
Trong quá trình xác định thẩm quyền xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết, cần căn cứ vào tính chất khiếm khuyết trong văn bản, mức độ của mỗi dạng khiếm khuyết và thẩm quyền xử lý để lựa chọn các biện pháp xử lý phù hợp nhất.
II-Các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Hiện nay hệ thống pháp luật nước ta chưa có một văn bản nào quy định trực tiếp các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết mà chỉ có quy định về xử lý văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên thông qua những quy định về biện pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật ta có thể rút ra các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết.
Căn cứ Điều 9 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 quy định về “Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hay đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật”. Và Điều 27 nghị định 40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
“Các hình thức xử lý văn bản trái pháp luật gồm:
1. Đình chỉ việc thi hành một phần hay toàn bộ nội dung văn bản;
2. Hủy bỏ, bãi bỏ một phần hay toàn bộ nội dung văn bản.”
Có thể rút ra các biện pháp xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết gồm:
1. Biện pháp hủy bỏ
Hủy bỏ là ra quyết định làm mất hiệu lực cả về trước của một văn bản pháp luật kể từ khi văn bản đó được ban hành.
Biện pháp hủy bỏ được áp dụng đối với cả ba loại văn bản pháp luật là văn bản QPPL, văn bản ADPL và văn bản hành chính.
Về điều kiện để áp dụng biện pháp: Biện pháp hủy bỏ được áp dụng với văn bản pháp luật ban hành không đúng hình thức và thẩm quyền (khoản 3 Điều 26 40/2010/NĐ-CP). Ngoài ra theo khoản 1 Điều 29 nghị định 40/2010/NĐ-CP “Hình thức hủy bỏ một phần hay toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hay toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hay không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành”. Như vậy biện pháp hủy bỏ còn được áp dụng đối với các văn bản pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng như: Nội dung văn bản pháp luật bất hợp pháp; ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung; sai về thủ tục ban hành dẫn đến làm mất cơ sở pháp lý của việc giải quyết công việc phát sinh.
Ví dụ ngày 19/5/2011, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định số 29/2011/QĐ-UBND hủy bỏ một phần quyết định số 5...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status