Tiểu luận Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của ASEAN - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của ASEAN



ASEAN vẫn chưa có nhiều các cơ quan hoạt động thường kỳ (chỉ có hai cơ quan là Ủy ban thay mặt thường trực và Ban thư ký so với các cơ quan còn lại chỉ tiến hành họp theo định kỳ hay khi cần thiết). Điều này, một mặt khiến cho mối liên kết giữa các cơ quan của hiệp hội còn lỏng lẻo, mặt khác do chỉ hoạt động theo cơ chế kỳ họp nên có thể sẽ làm hạn chế khả năng chỉ đạo, điều hành của các cơ quan này trước những biến động, khó khăn bất thường.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39693/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỞ ĐẦU
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 10 quốc gia thành viên là một tổ chức khu vực có uy tín, hưởng quy chế quan sát viên tại Liên hiệp quốc (LHQ) và có quan hệ hợp tác với nhiều đối tác khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của ASEAN đang ngày càng có tác động mạnh mẽ, đa chiều đến sự phát triển của các nước trong khu vực. Hiện nay, Nghiên cứu về cơ cấu tổ chức của ASEAN sẽ góp phần có cái nhìn đúng đắn và giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về Cộng đồng này.
NỘI DUNG
Khái quát chung về ASEAN.
ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở tuyên bố Bangkok thông qua tại hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 nước là Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines.
Sau hơn 4 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới.
Hệ thống các thiết chế pháp lý của ASEAN theo hiến chương ASEAN
1.1. Hội nghị cấp cao – ASEAN Sumit
Hội nghị cấp cao ASEAN (hay còn gọi là Hội nghị thượng đỉnh) bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần một năm và do quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức, ngoài ra Hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bất thường khi cần thiết. Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN
1.2. Hội đồng điều phối
Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ.
1.3. Các hội đồng Cộng đồng
Các hội đồng Cộng đồng bao gồm Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế, Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của Hội đồng Cộng đồng ASEAN, trực thuộc mỗi Hội đồng Cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng.
Mỗi Hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 2 lần 1 năm và do Bộ trưởng có liên quan của mỗi quốc gia thành viên giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì. Mỗi Hội đồng Cộng đồng ASEAN sẽ được hỗ trợ bởi các quan chức cao cấp có liên quan.
1.4. Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng
Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN là các thiết chế trực thuộc các Hội đồng Cộng đồng (Hội đồng Cộng đồng chính trị – an ninh có 6 cơ quan, Hội đồng Cộng đồng kinh tế có 14 cơ quan, Hội đồng Cộng đồng văn hóa – xã hội có 17 cơ quan trực thuộc. Mỗi cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng trong phạm vi chức năng của mình có thể giao cho các quan chức cao cấp và các cơ quan trực thuộc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục 1 của Hiến chương.
1.5. Tổng thư kí và Ban thư kí
- Tổng thư kí ASEAN
Tổng thư kí ASEAN do Hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiện kì 5 năm và không được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của quốc gia thành viên ASEAN dựa theo thứ tự luân phiên, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn và sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN, được hỗ trợ bởi bốn Tổng thư kí với hàm thứ trưởng. Các phó Tổng thư kí sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư kí trong việc thực thi chức trách của mình. Bốn phó Tổng thư kí sẽ không cùng quốc tịch với Tổng thư kí và đến từ 4 quốc gia thành viên khác nhau
- Ban thư kí ASEAN
Ban thư kí ASEAN bao gồm Tổng thư kí và các nhân viên khác, tùy theo yêu cầu đặt ra. Tổng thư kí và các nhân viên Ban thư kí thực thi nhiệm vụ vì lợi ích của ASEAN mà không nhân dân bất kì chính phủ nào.
- Ban thư kí ASEAN quốc gia
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN thành lập một Ban thư kí ASEAN quốc gia đóng vai trò là đầu mối quốc gia trong các hoạt động liên quan đến ASEAN.
1.6. Ủy ban đại diện thường trực bên cạnh ASEAN
Mỗi quốc gia thành viên ASEAN bổ nhiệm một đại diện thường trực có hàm đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Jakarta. Ủy ban đại diện thường trực bao gồm các vị sứ của đại sứ của quốc gia.
1.7. Ủy ban ASEAN ở nước thứ ba và các tổ chức quốc tế
Ủy ban ASEAN ở các nước thứ 3 có thể được thành lập tại các nước ngoài khối ASEAN, bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của các quốc gia thành viên ASEAN tại quốc gia đó. Các ủy ban tương tự có thể được thành lập bên cạnh các tổ chức quốc tế. Các ủy ban này sẽ thúc đẩy lợi ích và bản sắc ASEAN tại nước chủ nhà và các tổ chức quốc tế.Thủ tục hoạt động của các ủy ban này sẽ do Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN quy định vụ thể.
Ngoài các cơ quan trên, Hiến chương còn quy định sẽ thành lập một Cơ quan nhân quyền hoạt động theo Quy chế do Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao quyết định để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, phù hợp với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương.
III. Bình luận về ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương.
Để kịp thích ứng với những chuyển biến nhanh chóng và phức tạp của tình hình quốc tế và khu vực cũng như trên cơ sở những thành tựu của ASEAN trong 40 năm qua nhất là kết quả thực hiện Chương trình hành động Viên Chăn (VAP), lãnh đạo các nước ASEAN tháng 1/2007 đã quyết tâm đẩy nhanh tiến trình liên kết nội khối dựa trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Hiến chương đã đưa ra cho ASEAN tính hợp pháp, hiến chương đã hệ thống hóa rất nhiều các hiệp định, tuyên bố trước đây, khẳng định thêm nguyên tắc lâu dài về cộng đồng, hợp tác, tham vấn và đồng thuận cùng các mục đích cụ thể của 3 cộng đồng ASEAN mà đã được xác định trước đây. Hiến chương khẳng định sẽ tiến hành đối ngoại và làm thế nào để hợp tác với liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế.
1. Ưu điểm của cơ cấu tổ chức của ASEAN theo Hiến chương
Về cơ cấu tổ chức, một mặt Hiến chương ASEAN tiếp tục kế thừa khung cơ cấu hiện hành của ASEAN và ngày càng đảm bảo cho bộ máy của ASEAN thực hiện có hiệu quả các tôn chỉ, mục đích đã đề ra trong Hiến chương với các cơ quan: Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành khác, Ban Thư ký … Tuy nhiên, điểm mới ở đây là vai trò của các cơ quan hiện hành đó được tăng cường hơn hay xác định cụ thể hơn. Ngoài các thẩm quyền khác, Hội nghị Cấp cao sẽ xem xét các tranh chấp nảy sinh giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Vai trò của Tổng Thư ký ASEAN và của quốc gia Chủ tịch ASEAN cũng có những nét mới, như Tổng Thư ký và Chủ tịch ASEAN có thể thực hiện chức năng hòa giải, môi g...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status