Bình luận tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa trong Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Bình luận tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa trong Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC
MỤC LỤC
NỘI DUNG
5. KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) 1
5.1 Một số khái niệm cơ bản 1
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tự do hóa thương mại hàng hóa. 1
1.1.2 Các biện pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC 1
1.1.2.1 Dỡ bỏ các rào cản thương mại 1
1.1.2.2 Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hàng hóa 2
1.2 Tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN – Từ PTA
đến AFTA và AEC 2
2 CÔNG CỤ PHÁP LÝ THỰC HIỆN TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
HÀNG HÓA TRONG AEC 3
2.1 Các văn kiện pháp lý đa phương 3
2.2 Các cam kết đơn phương của nước thành viên 4
2.3 Các vòng đàm phán 4
3 PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG
HÓA TRONG AEC 5
4 MỐI TƯƠNG QUAN VỀ PHẠM VI VÀ MỨC ĐỘ TỰ DO HÓA
TRONG AEC SO VỚI WTO. 6
4.1 Một số vấn đề khái quát về WTO 6
4.2 So sánh phạm vi và mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC
so với WTO 7
4.2.1 Về phạm vi tự do hóa 7
4.2.2 Về mức độ tự do hóa thương mại hàng hóa của AEC so với WTO 7
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tóm tắt nội dung:

NỘI DUNG
1. KHÁI QUÁT VỀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC)
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm và bản chất của tự do hóa thương mại hàng hóa.
Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ không chỉ đem đến những bước tăng trưởng kinh tế vượt bậc so với thời kỳ các quốc gia thực hiện chính sách “đóng cửa” trước đây mà còn mang lại luồng sóng cạnh tranh khốc liệt. Để đứng vững trong cuộc cạnh tranh này, các quốc gia thường sử dụng nhiều biện pháp để bảo hộ sản xuất trong nước và hạn chế dòng luân chuyển thương mại. Tuy nhiên, đứng trước nhu cầu hợp tác sâu rộng nhằm thúc đẩy thương mại phát triển toàn diện trên cơ sở nguyên tắc “lợi thế so sánh”, bảo hộ tự do hay tự do hóa thương mại dần trở thành một trong các xu thế chủ đạo hiện nay trên thế giới.
Tự do hóa thương mại được hiểu là quá trình dỡ bỏ dần dần phân biệt đối xử, các rào cản đối với thương mại, chủ yếu là thuế quan và phi thuế quan và thực hiện các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, trước hết nhằm đạt được sự đối xử công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, giữa các nhà sản xuất trong nước với những nhà sản xuất nước ngoài, và sau cùng là đạt được chế độ thương mại tự do. Tự do hóa thương mại, do đó, đòi hỏi Nhà nước phải áp dụng một số biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiếu các trở ngại trong quan hệ mậu dịch quốc tế, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại được lưu chuyển tự do giữa các quốc gia, giữa các khối nước.
Thương mại hàng hóa (cùng với thương mại dịch vụ) là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thương mại quốc tế. Bản chất của tự do hóa thương mại hàng hóa là thông qua các biện pháp nhất định, hàng hóa nước ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cũng được tiến hành dễ dàng hơn trên cơ sở đảm bảo cân đối cán cân xuất khẩu, nhập khẩu của quốc gia đó.
1.1.2 Các biện pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa trong AEC
Trong khuôn khổ ASEAN, trên cơ sở các công cụ pháp lý được hình thành xuyên suốt tiến trình tự do hóa thuơng mại hàng hóa ở khu vực (được đề cập chi tiết tại Mục 2), các biện pháp thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN có thể được chia thành hai nhóm biện pháp lớn, đó là: nhóm các biện pháp dỡ bỏ các rào cản thương mại và nhóm các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hàng hóa. Theo đó, tự do hóa thương mại hàng hóa được thực hiện thông qua việc cắt giảm, xóa bỏ các rào cản thuế quan; xóa bỏ các rào cản phi thuế quan; thiết lập quy tắc xuất xứ; tiến hành các biện pháp thuận lợi hóa thương mại; hợp tác hải quan và hài hòa, nhất thể hóa hàng rào tiêu chuẩn và kỹ thuật trong thương mại. Cụ thể:
1.1.2.1 Dỡ bỏ các rào cản thương mại
Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan là các rào cản chính trong thương mại quốc tế. Trong đó, rào cản thuế quan là loại rào cản phổ biến nhất và mang tính chất truyền thống. Thuế quan được hiểu là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó di chuyển từ lãnh thổ hải quan này sang lãnh thổ hải quan khác, được xác định và phân loại trên cơ sở các mức thuế áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu . Hiện nay, do loại hàng rào thuế quan có bản chất mâu thuẫn với tiến trình tự do hóa thương mại nên có xu hướng dần được cắt giảm tiến tới xóa bỏ hoàn toàn với lộ trình xác định. Thuế quan là biện pháp bảo hộ cụ thể và mang tính định lượng rõ ràng nhất, do đó việc nhượng bộ trong đàm phán nhằm hạn chế thuế quan thường dễ dàng hơn so với thương lượng xóa bỏ các hình thức bảo hộ thương mại khác. Trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC tự do hóa thuế quan được thực hiện trên cơ sở hai văn kiện pháp lý quan trọng là Hiệp định CEPT và Hiệp định ATIGA.
Rào cản phi thuế quan được định nghĩa là: Các biện pháp ngoài biện pháp thuế quan cấm hay hạn chế xuất nhập khẩu hàng hóa trong một quốc gia thành viên. Như vậy, không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan (không phải thuế quan) đều là các rào cản thuế quan cần được xóa bỏ. Rào cản phi thuế quan chỉ bao gồm một số các biện pháp phi thuế quan gây cản trở thương mại quốc tế mà không dựa trên cơ sở khoa học, bình đẳng hay được đặt ra quá mức cần thiết và vi phạm nguyên tắc đối với quốc gia. Rào cản phi thuế quan chủ yếu bao gồm hai bộ phận cơ bản, đó là: rào cản pháp lý (ví dụ: Các biện pháp cấm, hạn ngạch về số lượng hay giá trị được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định; giấy phép xuất nhập khẩu) hay các rào cản kỹ thuật (ví dụ: các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại như quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh…). Việc nới lỏng các rào cản phi thuế quan có thể được thực hiện theo hai cách phổ biến . Trong phạm vi Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định CEPT và ATIGA đều quy định việc dỡ bỏ chung đối với các hạn chế về số lượng. Các biện pháp phi thuế quan khác khi được xác định là rào cản thương mại cũng được yêu cầu đưa vào chương trình xóa bỏ của quốc gia thành viên. Việc xóa bỏ dần các rào cản phi thuế quan mặc dù rất phức tạp và khó khăn nhưng lại là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa.
1.1.2.2 Các biện pháp thuận lợi hóa thương mại hàng hóa
Thuận lợi hóa thương mại hàng hóa bao gồm các biện pháp, chính sách và chương trình nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi, nhất quán và minh bạch và có thể dự doán được đối với trao đổi thương mại hàng hóa giữa các quốc gia thành viên, bao gồm các biện pháp liên quan đến thủ tục hải quan; các biện pháp hài hòa, nhất thể hóa hàng rào tiêu chuẩn và kỹ thuật trong thương mại… Các biện pháp này tuy không tác động rõ nét, nhanh chóng tới tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa như các biện pháp dỡ bỏ rào cản thương mại (1.1.2.1) nhưng thuận lợi hóa thương mại hàng hóa vẫn là một trong các nội dung quan trọng tạo điều kiện cho luồng hàng hóa di chuyển thuận lợi giữa các quốc gia ASEAN và hoàn thành AFTA, tức là xây dựng thành công thị trường hàng hóa đơn nhất giữa các quốc gia ASEAN.
1.2 Tiến trình tự do hóa thương mại hàng hóa của ASEAN–Từ PTA đến AFTA và AEC
Ở thập kỷ 70, chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (giảm bớt các hàng rào bảo

LInk download cho anh em:
23qCTWT7y7BgoXq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status