Người bào chữa trong luật tố tụng hình sự - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Người bào chữa trong luật tố tụng hình sự



MỤC LỤC

Lời mở đầu
I. Về khái niệm người bào chữa.
II. Các loại người bào chữa theo quy định của BLTTHS.
1. Luật sư.
2. Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
3. Bào chữa viên nhân dân.
III. Những người không được bào chữa, lựa chọn thay đổi người bào chữa.
1. Những người không được bào chữa.
2. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa.
IV. Về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS.
1. Về quyền của người bào chữa trong TTHS.
2. Về nghĩa vụ của người bào chữa trong TTHS.
V. Người bào chữa trong TTHS trong thực tiễn hiện nay.
1. Những yếu tố tích cực.
2. Những yếu tố còn hạn chế.
3. Những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò và chất lượng của người bào chữa.

LỜI MỞ ĐẦU

Với tư cách là một ngành luật độc lập, Luật Tố tụng hình sự cũng có những quy tắc chung của hệ thống pháp luật khi vận dụng vào các quan hệ tố tụng hình sự cũng có những biểu hiện đặc thù riêng. Trong các nguyên tắc ấy, có nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bạ can, bị cáo. Việc ghi nhận quyền bào chữa trong Luật Tố tụng hình sự là hoàn toàn cần thiết nhất là trong thời kỳ có nhiều biến đổi như hiện nay. Được ghi nhận trong văn bản pháp luật là Hiến pháp, Điều 132 Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa cho mình”. Dựa trên tinh thần ấy, Điều 11 Bộ luật TTHS 2003 có dẫn: “ Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa”.
Sở dĩ có quy định như trên là vì: Thực hiện quyền bào chữa là để chống lại sự buộc tội hay giảm trách nhiệm hình sự, đồng thời quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo cũng là điều kiện cần thiết giúp cơ quan tiến hành tố tụng xử lý vụ án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trong đó, người bào chữa đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua người bào chữa, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của mình.
Trong những người tham gia tố tụng hình sự quy định tại chương IV Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt. Tuy nhiên, cho đến nay trong lý luận pháp lý và thực tiễn tố tụng hình sự vẫn chưa có khái niệm chính thức và thống nhất và về người bào chữa. Đồng thời, những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về phạm vi những người tham gia tố tùng với tư cách người bào chữa còn giới hạn. Hơn nữa, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nên người bào chữa trong thực tiễn tố tụng hình sự hiện nay chủ yếu là luật sư, còn bào chữa viên nhân dân và người thay mặt hợp pháp của bị can, bị cáo chỉ tồn tại trong pháp luật thực định.
So với Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 quy định về người bào chữa thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm việc xét xử dân chủ, khách quan, công bằn hơn theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị.
Chính vì vậy việc nghiên cứu về Người bào chữa là cần thiết.
I. Khái niệm người bào chữa:

Trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có những cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Có một số quan điểm cho rằng: “Người bào chữa là người giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật”. Một tác giả khác còn khẳng định rõ hơn rằng người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án. Ngoài ra, cũng có không ít người vẫn quan niệm người bào chữa là “thầy cãi”…
Những cách hiểu nói trên là không chính xác, chưa làm rõ được khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng của người bào chữa cũng như chưa phân biệt được người bào chữa với người tiến hành tố tụng, với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Thật ra, người bào chữa là người tham gia tố tụng không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Từ “tham gia” nói lên tính chất, vai trò của người bào chữa. “Người tham gia” chỉ là người góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào đó, do những chủ thể khác chủ động và chính thức tiến hành. Hơn nữa, người bào chữa không phải là người được nhân danh quyền lực nhà nước và không được sử dụng quyền lực nhà nước như những người tiến hành tố tụng. Bên cạnh đó, cũng không thể đồng nhất khái niệm người bào chữa với người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Ngay trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 đã có sự phân biệt giữa người bào chữa vời người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Tiêu chí để phân biệt chính là chức năng của họ và đối tượng mà họ bào chữa, bảo vệ. Người bào chữa tham gia tố tụng chủ yếu để chứng minh sự vô tội hay làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Trong khi đó, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự tham gia tố tụng chủ yếu là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Như đã trình bày, người bào chữa không có quyền và lợi ích trong vụ án hình sự. Việc họ tham gia tố tụng bất luận trong trường hợp nào cũng chỉ để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Cơ sở cho sự hiện diện của họ trong tố tụng hình sự xuất phát từ hợp đồng bào chữa giữa họ với người bị buộc tội (hay với người thay mặt hợp pháp của người bị buộc tội) và phải được sự chấp thuận của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nếu người bị buộc tội hay người thay mặt hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư cử người bào chữa cho họ và dĩ nhiên ngay trong trường hợp này sự tham gia của người bào chữa cũng phải được sự đồng ý của người bị buộc tội.
Tuy B ộ luật tố tụng hình sự không nêu khái niệm khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng căn cứ vào quy định tại các Điều 56, 57 và 58 Bộ luật tố tụng hình sự thì, người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thay mặt hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo uỷ quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử hay đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hay làm giảm trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý.

8E972bwLj42NVRu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status