So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần nội dung
I. Khái quát chung về các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán . 2
1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán qua trung gian thanh toán 2
2. Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán . 3
3. Đặc điểm của thanh toán qua trung gian thanh toán 3
4. Các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán 4
II. Một số so sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán . 4
1. So sánh thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) . 4
1.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) 4
1.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng séc và thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) . 5
2. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hay ủy nhiệm thu) . 8
2.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hay ủy nhiệm thu)
8
2.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng nhờ thu (hay ủy nhiệm thu). 8
3. So sánh hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ . 10
3.1. Sự tương đồng giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ . 10
3.2. Sự khác nhau giữa hình thức thanh toán bằng séc và hình thức thanh toán bằng thẻ . 11
4. So sánh hình thức thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng 13
4.1. Sự tương đồng giữa thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng . 13
4.2. Sự khác nhau giữa thanh toán bằng lệnh chi (hay ủy nhiệm chi) và thanh toán bằng thư tín dụng 13
III. Thực trạng thực hiện và phương hướng phát triển các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán ở Việt Nam. 16
1. Một số thành tựu bước đầu . 16
2. Một số hạn chế . 17
3.Một số kiến nghị 17
Phần kết luận 18
Tài liệu tham khảo 19
LỜI MỞ ĐẦU
Thanh toán là cầu nối giữa sản xuất – phân phối, lưu thông và tiêu dùng, đồng thời là khâu mở đầu và kết thúc trong quá trình tái sản xuất xã hội, do đó nó có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh và một khía cạnh nào đó ảnh hưởng đến nền sản xuất xã hội nói chung. Tổ chức tốt hoạt động thanh toán luôn là một đòi hỏi của nền kinh tế.
Trên thực tế thì các quan hệ thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức là thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua trung gian thanh toán. Trong đó thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian như Ngân hàng, Kho bạc nhà nước… thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán qua trung gian thanh toán đang ngày càng phát triển và hướng tới việc thay thế phần lớn thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt trong các giao dịch thương mại.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng để tổ chức được hoạt động thanh toán qua trung gian một cách có hiệu quả nhất là một vấn đề khó khăn và đòi hỏi có một hệ thống pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, đón trước những thay đổi không ngừng của đời sống kinh tế - xã hội. Bởi thế, trong Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế, xã hội là phải “hình thành môi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Ứng dụng phổ biến công nghệ thông tin, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, cho vay, cung ứng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng thuận lợi và thông thoáng đến mọi doanh nghiệp và cư dân”.
Trong vài năm gần đây, Nhà nước đã có sự quan tâm nhằm hoàn thiện pháp luật nhằm điều chỉnh ngày càng tốt hơn hoạt động nhạy cảm và mang tính nghiệp vụ cao sau này. Chính vì vậy, trong bài tập học kì này, em đã quyết định lựa chọn đề bài: “So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán trên cơ sở pháp luật hiện hành” để tìm hiểu kĩ hơn về các hình thức này.
I. Khái quát chung về thanh toán qua trung gian thanh toán.
1. Khái niệm thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thanh toán qua trung gian thanh toán là việc chi trả không tiến hành trực tiếp giữa người chi trả với người thụ hưởng mà thông qua việc ủy nhiệm cho các tổ chức trung gian thực hiện (ngân hàng, kho bạc nhà nước…).
Trong việc thanh toán qua trung gian thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người chi trả thực hiện việc chi trả hộ hay theo yêu cầu của người thụ hưởng thu hộ số tiền mà người thụ hưởng được hưởng, việc chi trả hộ hay thu hộ tiền như vậy mang tính chất là một dịch vụ. Hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán phân biệt với các hoạt động ủy thác thanh toán khác bằng các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán gắn với chức năng hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập và giấy phép hoạt động. Các trung gian thanh toán là chủ thể tham gia thường xuyên trong quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thứ hai, các hình thức thực hiện dịch vụ thanh toán được pháp luật quy định cụ thể. Ví dụ: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
Thứ ba, hoạt động dịch vụ thanh toán của các tổ chức đóng vai trò trung gian thanh toán chịu sự điều chỉnh của pháp luật ngân hàng và quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Bản chất của thanh toán qua trung gian thanh toán.
Thanh toán qua trung gian thanh toán xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tuy nhiên nó chỉ được phát triển và hoàn thiện trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, thanh toán không dùng tiền mặt được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế – tài chính đối nội và đối ngoại.
Sự phát triển của thanh toán qua trung gian thanh toán trong thời đại hiện nay là do yêu cầu của sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế hàng hóa. Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển ngày càng cao, khối lượng trao đổi hàng hóa trong nước cũng như ngoài nước càng tăng lên thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt còn gắn liền với sự phát triển của hệ thống tài chính tín dụng, nhất là sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống này đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ quan, các tổ chức xã hội và cá nhân mở tài khoản tiền gửi và áp dụng cách trả tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua việc trích chuyển tài khoản trong hệ thống ngân hàng.
Thanh toán qua trung gian thanh toán là một hình thức vận động của tiền tệ, tiền ở đây vừa là công cụ kế toán vừa là công cụ để chuyển hóa hình thức giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa, hình thức vận động này của tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong tổng chu chuyển tiền tệ bởi vì hình thức vận động này của tiền tệ có những ưu điểm hơn hẳn so với vận động tiền mặt:
Thứ nhất, thanh toán qua trung gian thanh toán đáp ứng tốt hơn yêu cầu chuyển hóa giá trị của hàng hóa dịch trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho việc chi trả tiền hàng trong nền kinh tế thuận tiện hơn vì việc chi trả có thể thực được ở bất kì qui mô nào và ở bất kì cự li nào.
Thứ hai, thanh toán qua trung gian thanh toán giúp cho việc chi trả tiền hàng và dịch vụ an toàn hơn vì nó được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của hệ thống tín dụng dựa trên những cam kết giữa các bên tham gia thanh toán.
Thứ ba, thanh toán qua trung gian thanh toán là một hình thức vận động tiền tệ tiết kiệm hơn vì chi phí tổ chức cho sự vận động này thấp hơn với vận động tiền mặt.
Thứ tư, thanh toán qua trung gian thanh toán còn có tác động tích cực đối với nền kinh tế tài chính, nó tạo điều kiện để tập trung một nguồn vốn lớn của xã hội vào hệ thống tín dụng để tái đầu tư vào nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò kiểm tra của nhà nước vào hoạt động kinh tế tài chính.
II. So sánh các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Khái niệm các hình thức thanh toán qua trung gian thanh toán.
Theo Điều 12 Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 về hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thì các phương tiện thanh toán bao gồm: tiền mặt, séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của pháp luật. Theo quy định của pháp luật hiện hành phương tiện thanh toán qua trung gian thanh toán bao gồm:
1.1. Séc.
Séc là một tờ lệnh trả tiền của chủ tài khoản, được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước quy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên tờ lệnh đó.
Ở Việt Nam, Séc cũng được đưa vào sử dụng từ lâu. Trong thời kỳ cơ chế quản lý nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, hệ thống Ngân hàng Nhà nước là một thể thống nhất từ trung ương đến địa phương, thì phương tiện thanh toán bằng Séc vẫn được vận hành rất sôi động, chiếm giữ vai trò quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống các phương tiện thanh toán. Đối tác quan hệ thanh toán với Ngân hàng thời kỳ này là các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể, cá nhân chưa được sử dụng Séc. Lợi ích của thanh toán bằng Séc có nhiều. Song cũng như mọi hoạt động kinh tế khác, bao giờ cũng có mặt trái của nó. Trước những năm 90 khi Séc chỉ do Ngân hàng Nhà nước độc quyền phát hành và là trung tâm thanh toán duy nhất trên toàn quốc thì phương tiện thanh toán này đã được vận hành khá thuận lợi, phạm vi sử dụng nó không bị giới hạn trong toàn quốc.
Sau khi có sự phân chia hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp và nhất là từ khi có NĐ30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành và sử dụng Séc, Thông tư 07/TT/NH1 ngày 27/121996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện NĐ30/CP về quy chế phát hành và sử dụng séc thì tính pháp lý của phương tiện thanh toán séc đã được nâng lên một tầng cao hơn, vai trò chủ động về quyền hạn, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát hành và sử dụng séc được khẳng định rõ ràng hơn. Trên thực tế, sau 7 năm thực hiện NĐ30/CP và Thông tư 07/TT/NH1 thì phương tiện thanh toán séc vẫn phát huy được ưu thế vốn có mang tính truyền thống của nó trong các phương tiện thanh toán qua trung gian. Đặc biệt tính “gần gũi” của nó với thông lệ quốc tế ngày càng được phát huy, ngày càng được thể hiện cụ thể, rõ ràng hơn. Tuy vậy, cơ chế đó cũng đã bộc lộ những bất cập, làm cho hiệu quả sử dụng séc chưa phát huy hết thế mạnh của nó trong thanh toán qua trung gian. Những hạn chế đó đã gây ra những khó khăn đối với các đối tượng sử dụng phương tiện thanh toán này. Hạn chế đó đã được khắc phục bằng Nghị định 159/2003/NĐ-CP và Thông tư 05/2004/TT-NHNN về cung ứng và sử dụng séc. Về cơ bản các quy định của Nghị định và Thông tư này là cơ sở pháp lý tương đối đầy đủ cho việc cung ứng và sử dụng séc. Đây là những văn bản mới ban hành và được đưa vào thực hiện trong thực tế nên chưa thể đánh giá tính hiệu lực cũng như tác động của nó đối với hình thức thanh toán này trong thời điểm hiện tại, tuy nhiên cũng dễ nhận ra điểm mới và những thiếu sót.
Trước hết, trong Nghị định này xác định cụ thể Séc “là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng”. Đã có sự xác nhận đây là một phương tiện thanh toán cụ thể ngay trong chính định nghĩa của nó, tuy nhiên, về bản chất, nó vẫn không thay đổi. Nó vấn là một giấy ghi nhận lệnh trả tiền vô điều kiện, do khách hàng của ngân hàng ký phát, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ định trên séc hay trả cho người cẩm séc. Vì thế, so với những quy định trước đây nó vẫn không có sự thay đổi lớn.
1.2. Ủy nhiệm chi.
Ủy nhiệm chi là một tờ lệnh trả tiền do các đơn vị cá nhân hay có tài khoản mở tại ngân hàng phát hành, yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho một người thụ hưởng nào đó.
Việc cung ứng phương tiện thanh toán ủy nhiệm chi được quy định tại khoản 3 Điều 14 QĐ226/2004, đơn giản rằng nó thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về chứng từ thanh toán. Có thể thấy đây là một quy định rất chung chung, không phân biệt rõ giữa ủy nhiệm chi so với các hình thức thanh toán khác, bởi lẽ, chứng từ thanh toán nói chung là một trong những điều kiện để tiến hành hoạt động thanh toán qua trung gian, bất cứ hoạt động thanh toán qua trung gian nào cũng cần thực hiện bằng một loại chứng từ thanh toán nhất định. Ví dụ thanh toán bằng séc thì séc chính là một loại chứng từ thanh toán được sử dụng và đã có một quy định riêng về việc cung ứng và sử dụng séc, nhưng trong trường hợp này, loại hình thanh toán này lại không có quy định cụ thể về cung ứng và sử dụng ủy nhiệm chi, phương tiện thanh toán được sử dụng trong hình thức thanh toán đó.
Ủy nhiệm chi: Việc thanh toán bằng hình thức này phổ biến hơn thanh toán bằng ủy nhiệm thu, việc tiến hành cũng đơn giản hơn, tuy vậy nó cũng đòi hỏi một hệ thống thanh toán hiện đại với nghiệp vụ ngân hàng linh hoạt. Thực tế hoạt động này ở nước ta dù đã được sử dụng nhiều song tính hiện đại của nghiệp vụ ngân hàng vẫn còn hạn chế. Chưa thực hiện được lệnh chi điện tử, quá trình thanh toán vẫn còn chậm, chưa kết nối mạng thanh toán giữa NHTM với khách hàng để thực hiện hoạt động thanh toán này.
1.3. Ủy nhiệm thu.
Ủy nhiệm thu là một giấy ủy nhiệm do các đơn vị phát hành đề nghị ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền nhất định từ một khách hàng nào đó.
Ủy nhiệm thu: đây là một hình thức phù hợp với các khoản thanh toán có thể tính chính xác được giá trị của nó như: tiền thuê nhà, cước phí bưu điện, tiền điện, tiền nước… nhưng hiện nay ở nước ta những khoản thu này đều đang được thực hiện bằng tiền mặt do đó mà hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu không được sử dụng phổ biến.
Mặt khác, ủy nhiệm thu phải trải qua một quá trình thanh toán phức tạp, có thể được mô tả đơn giản như sau: để thực hiện thanh toán bằng ủy nhiệm thu hai bên mua bán phải thống nhất thỏa thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế. Đồng thời thông báo bằng văn bản cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm thu. Sau khi hoàn tất các việc giao hàng hay cung ứng dịch vụ, bên thụ hưởng lập giấy ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn, chuyển đơn nộp cho ngân hàng phục vụ mình hay gửi trực tiếp đến ngân hàng phục vụ người trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền. Khi nhận được giấy ủy nhiệm thu trong vòng một ngày làm việc, ngân hàng phục vụ người trả tiền trích tài khoản của người trả tiền trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán. Có thể thấy, đây là một quá trình với những thủ tục thanh toán phức tạp, người mua khó kiểm soát được quá trình đòi tiền của người bán.


BG7va5fGGfFiZOR
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status