Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính và thực tiễn thực hiện - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận



Các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính thường khoán cho người tham gia phải bán được một lượng hàng hóa nhất định trong một khoảng thời gian thường là mỗi tháng để duy trì quyền tham gia mạng lưới. Dẫn đến việc tồn đọng hàng hóa, rồi dẫn đến nhiều hệ lụy khác: lừa đảo, tự bỏ tiền túi ra mua các sản phẩm dù không có nhu cầu gây ảnh hưởng đến cả người tham gia mạng lưới và người tiêu dùng.
Người tham gia chỉ là khâu trung gian tiếp thị và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không phải là đại lý bao tiêu, người tiêu thụ sản phẩm. Họ tìm kiếm khách hàng rồi mới mua sản phẩm từ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không bán được hết số hàng đã lấy thì doanh nghiệp có nghĩa vụ mua lại với mức giá hợp lý (90%) để tránh gây thiệt hại quá lớn cho người tham gia. Hành vi buộc người muốn tham gia phải mua một lượng hàng nhất định ban đầu để được quyền tham gia bán hàng đa cấp, từ chối mua lại sản phẩm hay mua lại với mức giá thấp hơn 90% giá bán không phù hợp với mục đích của hệ thống kinh doanh đa cấp lành mạnh. Vô hình chung, doanh nghiệp đã biến người tham gia trở thành người tiêu dùng bất đắc dĩ của họ.


Bán hàng đa cấp là một hình thức kinh doanh đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới và được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1998 – 1999. Với những ưu điểm của mình, hình thức này đã phát triển rất nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng, biến tướng hình thức này nhằm thu lời bất chính. Nhận thức được điều này, các nhà làm luật Việt Nam đã đưa ra những quy định nhằm ngăn chặn và xử lý những hành vi này. Với vốn kiến thức còn hạn chế, khi tìm hiểu đề tài: “Pháp luật Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính và thực tiễn thực hiện”, bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô góp ý để bài làm và kiến thức của em về vấn đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I, LÝ LUẬN CHUNG
1, Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Cạnh tranh ( LCT) 2004: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hay có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng”.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh được chia làm hai nhóm:
- Những hành vi xâm phạm lợi ích của các đối thủ cạnh tranh: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Phân biệt đối xử của hiệp hội.
- Những hành vi xâm phạm lợi ích của khách hàng: Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Bán hàng đa cấp bất chính.
2, Bán hàng đa cấp bất chính
2.1, Khái niệm
Theo quy định tại khoản 11 Điều 3 LCT 2004 và Điều 3 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý bán hàng đa cấp, có thể hiểu bán hàng đa cấp là một cách tiếp thị bán lẻ hàng hóa theo đó:
- Việc tiếp thị để bán lẻ hàng hóa được thực hiện thông qua mạng lưới tham gia bán hàng đa cấp gồm nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau;
- Hàng hóa được người tham gia bán hàng đa cấp tiếp thị trực tiếp cho người tiêu dùng tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng hay địa điểm khác không phải là địa điểm bán lẻ thường xuyên của doanh nghiệp hay của người tham gia;
- Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiếp thị bán hàng của mình và của người tham gia bán hàng đa cấp dưới trong mạng lưới do mình tổ chức và mạng lưới đó được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận.
Ưu điểm nổi bật của cách này là đưa hàng hóa tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp, trên quy mô rộng, với chi phí không đáng kể. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã biến tướng cách này nhằm thu lời bất chính. Pháp luật đã quy định đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Điều 48 LCT 2004 quy định rõ: “Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hay phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa dụ dỗ người khác tham gia.”
2.2, Đặc điểm
22..1, Bán hàng đa cấp
- Là hình thức bán hàng trực tiếp, hàng hóa chuyển trực tiếp từ cá nhân đến cá nhân.
- Người tham gia bán hàng đa cấp không phải là nhân viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp.. Giữa doanh nghiệp và người bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật.
- Lợi ích của người tham gia bán hàng đa cấp gồm: tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác.
- Có chính sách mua lại hàng hóa.
2.2.2, Bán hàng đa cấp bất chính
Bên cạnh những đặc điểm của bán hàng đa cấp nói chung, bán hàng đa cấp bất chính còn có thêm những đặc điểm hàm chứa yếu tố “bất chính”. Đó chính là việc các doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển người tham gia mạng lười bán hàng đa cấp.
Pháp luật không ngăn cấm mà luôn tạo ra một hành lang pháp lý để kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp. Còn đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, đây là hành vi luôn gây ra những tác động xấu và tiêu cực, do đó cần ngăn cấm triệt để mà không có miễn trừ.
II, QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH
1, Dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bất chính được quy định tại LCT 2004 và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Theo đó, pháp luật đã liệt kê những hành vi bất chính – dấu hiệu nhận biết giữa bán hàng đa cấp bất chính và bán hàng đa cấp chân chính. Các dấu hiệu đó cụ thể như sau:
1.1, Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hay phải trẻ một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Những hành vi này được quy định tại khoản 1,2,3 Điều 7 Nghị định số 110/2005/NĐ-CP. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đưa ra yêu cầu người tham gia phải bỏ tiền để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, họ luôn đồng thời đưa ra những nguồn lợi tài chính lớn trong tương lai để lôi kéo nhiều người đặt cọc và tham gia. Sau khi đã thu được một khoản tài chính lớn, những công ty này ngừng hoạt động, thậm chí bỏ trốn, gây thiệt hại lớn về tài sản cho những người tham gia.
Có thể thấy bản chất của sự chiếm dụng vốn trong những hành vi này. Theo lập luận của các doanh nghiệp thì hành vi này giống như một biện pháp bảo đảm, là một ràng buộc vật chất để người tham gia phải tôn trọng uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm. Tuy nhiên, có thể thấy những điều bất hợp lý như sau:
+ Doanh nghiệp không thực hiện ký gửi hàng hóa cho người tham gia. Mà do người tham gia trực tiếp tiếp thị, nhập hàng sau đó bán lại để hưởng chênh lệch. Nghĩa vụ đặt cọc là không có căn cứ.
+ Bản chất của bán hàng đa cấp là doanh nghiệp hưởng lợi từ kết quả tiếp thị sản phẩm, bán hàng của người tham gia và mạng lưới của họ. Chỉ khi họ có hoạt động tiếp thị và bán được hàng thì mới đem lại lợi ích vật chất, chứ khi gia nhập mạng lưới, họ chưa có quyền lợi nào, không thể ràng buộc trách nhiệm vật chất với họ được.
+ Mục đích của việc đặt cọc là nhằm đảm bảo việc thực hiện một số nghĩa vụ. Do đó, nếu đặt cọc là một điều kiện để tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp là trái với bản chất của việc đặt cọc hay của nghĩa vụ trả tiền trong các thương vụ.
Như vậy, những khoản tiền mà doanh nghiệp có đượ...


g2b06ZoPo57T148
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status