Nhật Bản - Giao tiếp kinh doanh với người Nhật - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Nhật Bản - Giao tiếp kinh doanh với người Nhật



MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN.5
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ NHẬT BẢN:.5
1. Vị trí địa lí – địa hình.5
2. Khí hậu .5
3. Mạng lưới giao thông.6
II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ NHẬT:.7
1. Sơ lược về văn hoá Nhật.7
2. Các yếu tố cấu thành văn hóa truyền thống Nhật Bản.8
3. Những nét đặc trưng trong văn hoá Nhật.12
B. VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH.78
1 Những nét đặc thù của văn hóa doanh nhân Nhật Bản.78
2 Giao tiếp và đàm phán.84
3. Phong cách đàm phán của người Nhật.86
4. Tặng quà.88


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39967/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

óm Kinki Kids, nghệ sỹ dân ca, v.v. tham gia. Các nghệ sỹ được
- 38 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
chia làm hai phe đỏ và trắng để khán giả cho điểm. Chương trình kéo dài 5 tiếng đồng hồ từ 7
giờ tối đến giao thừa.
Đầu năm mới TV thường chơi Bản giao hưởng số 9 - Ode to Joy của Beethoven và
phát trước trình hoà nhạc Năm mới của Nhà hát Wienna. Giao hưởng số 9 của Beethoven
được người Nhật rất ưa thích vì nó kết nối nước Nhật với châu Âu theo một cách rất đặc biệt.
Trong Đại chiến thế giới I các tù binh người Đức bị giam ở nhà tù tỉnh Tokushima đã lập một
giàn nhạc nghiệp dư của những người tù. Mùa xuân năm 1918 dàn nhạc của tù binh Đức này
đã cùng với các quản giáo người Nhật trình diễn giao hưởng số 9 của Beethoven. Từ đó giao
hưởng này trở nên rất nổi tiếng ở Nhật.
Đúng vào lúc giao thừa các chuông lớn ở tất cả các chùa trên toàn nước Nhật thi nhau
cất tiếng. Người ta đẩy một cây gỗ lớn treo trước cái chuông húc vào chuông làm vang lên âm
thanh nghe như tiếng cồng. Chùa Chion-in ở Kyoto có một cái chuông như vậy nặng tới 74
tấn. Tiếng chuông vang lên 108 lần để rửa sạch 108 tội lỗi của con người, theo như đạo Phật
dạy. Lúc này nhiều gia đình kéo nhau ra chùa để lễ, đốt bùa cầu may v.v. Chùa lớn nhất
Tokyo là Meiji đêm 31 tháng 12 thường đông nghẹt tới cả triệu người.
Để giải phóng các bà nội trợ khỏi nấu nướng vì đã quá bận trong những ngày Năm
Mới, người Nhật có tục lệ chuẩn bị sẵn đồ ăn nguội gọi là Osechi trong một cái hộp lớn để cả
nhà cùng ăn. Các siêu thị đều có bán các hộp Osechi như vậy. Vị của các món Osechi khá đặc
biệt vì lẫn cả mặn lẫn ngọt và thông thường là lạnh, nên người không quen lúc đầu thấy khó
ăn. Thường thì đại gia đình tụ tập ăn uống. Một số gia đình ở Tokyo mà gia đình các con cái
anh chị em sống rải rác thì không đến nhà bố mẹ như xưa mà tất cả họp mặt tại các nhà hàng
vào ngày đầu năm mới.
Đồ ăn osechi
- 39 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con chủ nhà. Tùy theo
quan hệ giữa chủ và khách tiền mừng tuổi cho trẻ con có thể từ vài nghìn đến vài chục nghìn
yên (tức từ vài chục đến vài trăm USD). Cũng có người thay tiền bằng tặng phiếu mua quà.
Các phiếu này do các cửa hiệu bán. Người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua
hàng tại các cửa hiệu nói trên. Làm như vậy người lớn hướng được trẻ con dùng tiền vào
những việc mà họ nghĩ là có ích cho trẻ con. Ví dụ phiếu mua sách chỉ dùng để mua sách mà
không mua được các thứ khác. “Khách” ở đây là người gia đình, họ hàng. Bạn bè đồng
nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ
ràng. Người ngoại quốc mới đến Nhật thường rất ngạc nhiên vì người Nhật rất hiếm khi mời
khách đến nhà chơi. Vì thế khi ai đã được mời thì đều coi đó là một sự ưu ái đặc biệt và
không bao giờ từ chối.
Lễ hội búp bê( Hina matsuri) được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng Ba.
Từ xa xưa, ở Nhật Bản đã có tập quán làm sạch cơ thể để xua đuổi những điều
không may mắn vào những lúc giao mùa. Nguồn gốc của tập quán này bắt nguồn từ 1 lễ
hội tương tự của Trung Quốc cũng bắt đầu vào tháng 3. Vào ngày này người ta sẽ làm
những con búp bê hình người để gửi những điều rủi ro hay bệnh tật vào đấy và mang ra
sông thả trôi đi. Ngày nay, Hina Matsuri trở thành 1 dịp cho cả gia đình tập hợp cùng ra
ngoài và tận hưởng khí trời khi mùa xuân mới sắp về.
Vào ngày Hina Matsuri, để cầu phúc và may mắn cho những bé gái trong gia
đình, người ta sẽ trang trí Búp bê Hina. Búp bê Hina là một loại búp bê đặc biệt rất xinh
đẹp và là biểu tượng cho vua và hoàng hậu cùng những cận thần.
Búp bê Hina là những vật trang trọng, được truyền từ đời này sang đời khác qua
nhiều thế hệ. Chúng được trưng bày trong căn phòng đẹp nhất của gia đình một vài
ngày trong kỳ lễ hội và sau đó được cất giữ cẩn thận trong hộp cho đến kỳ lễ hội của
năm sau. Trong những gia đình khá giả, bố mẹ cũng thường mua tặng cho con gái mới
sinh của họ một bộ búp bê để chuẩn bị cho ngày Hina Matsuri
- 40 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Một bộ búp bê Hina gồm có ít nhất 15 con trong trang phục truyền thống. Đứng
đầu là Dairi-sama tượng trưng cho hoàng đế và hoàng hậu được phục trang bằng những
bộ quần áo đắt tiền nhất bằng vải tơ tằm. Chúng được hộ tống bởi 2 búp bê đại tướng,
còn được gọi là Zuishin, và 3 búp bê nữ cận thần.
Hai đại tướng là người đi theo bảo vệ hoàng đế. Nhìn về hướng phải là một vị
tướng lão thành, còn nhìn về hướng trái là một vị tướng trẻ. Ba vị nữ cận thần là những
người dạy đàn, hát và dạy học cho công chúa. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy có 1 vị không có
chân mày. Theo tập quán xưa, phụ nữ khi đã lấy chồng sẽ cạo lông mày và nhuộm răng
đen nên vị cận thần này có lẽ là vị cao tuổi nhất.
Ở hàng tiếp theo là 5 nhạc công goninhayashi và hàng cuối cùng là 3 người
chuyên làm tạp dịch, có các gương mặt giận, buồn và cười thể hiện tình cảm rất phong
phú.
Các tập tục trong ngày Hina Matsuri:
Ngày Hina Matsuri là một trong số rất ít những dịp mà các bé gái Nhật có được
những buổi tiệc riêng dành cho chúng. Đó là dịp các bé gái có thể mời bạn bè đến nhà
cùng thưởng thức những món ăn và bánh kẹo được dâng cho các búp bê. Có lúc các bé
cũng tự mình chuẩn bị nhửng món ăn đó. Chúng cùng uống rượu ngọt Shirozake, ăn
bánh hishi-mochi và các loại kẹo trái cây, xôi đỗ - sekihan, các loại thạch v.v.. Các món
ăn đều đuợc cho các màu sắc phong phú màu xanh, hồng, trắng và được chế biến từ các
loại lá cỏ tốt cho sức khỏe nhằm xua đuổi bệnh tật
- 41 -
Nhật Bản_ Giao tiếp _ Kinh doanh với người Nhật.
Trong ngày này người Nhật thường chưng hoa đào nên Hina Matsuri còn có tên
là Momo-no-sekku (Lễ hội hoa đào). Hoa đào tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh
phúc, là biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ này. Ngoài ra hoa đào còn là biểu
tượng cho những đức tính của người phụ nữ : điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ôn hòa, quý phái.
Ngày nay, mỗi năm đến dịp Hina-matsuri, các gia đình Nhật vẫn giữ truyền
thống trang trí búp bê. Những con búp bê gia truyền được người Nhật trân trong và các
cô dâu khi về nhà chồng cũng được cho mang theo như một bảo vật hộ mệnh của gia
đình.
Ngày trẻ em (Kodomo no Hi) diễn ra vào mồng 5 tháng Năm. Ngày xưa gọi là tết
Đoan ngọ và trở thành ngày nghỉ toàn quốc ở Nhật Bản từ năm 1948. Mặc dù gọi là
ngày trẻ em nhưng thực ra đó là ngày lễ dành cho các bé trai. Các gia đình có con trai
thường treo trên nóc nhà mình những dải cờ hình cá chép tượng trưng cho sức mạnh và
trong nhà bày búp bê hình võ sĩ và áo giáp.
Ở Nhật Bản, có tất cả 5 ngày quan trọng nhằm đánh dấu sự thay đổi của thời
điểm chuyển mùa trong năm. Ngày 5 tháng 5 là một trong những ngày quan trọng đó
(tết
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status