Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hiệu quả trong giao tiếp



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP 1
1.1. Những vấn đề chung về giao tiếp 1
1.1.1. Khái niệm và bản chất của giao tiếp 1
1.1.1.1. Khái niệm 1
1.1.1.2. Bản chất của giao tiếp 1
1.1.2. Chức năng, đặc điểm và vai trò của giao tiếp 1
1.1.3. Phong cách giao tiếp 2
1.1.3.1. Khái niệm 2
1.1.3.2. Cấu trúc của phong cách 2
1.1.3.3. Ấn tượng bạn đầu 3
1.1.4. Các hình thức 4
1.1.4.1. Giao tiếp theo tính chính thức của cuộc giao tiếp 4
1.1.4.2. Giao tiếp theo tính chất tiếp xúc của cuộc giao tiếp 4
1.1.4.3. Giao tiếp theo phân loại vị thế 5
1.1.4.4. Giao tiếp theo khoảng cách tiếp xúc 6
1.1.4.5. Giao tiếp theo phương diện giao tiếp 6
1.2. Ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 7
1.2.1. Khái niệm ngôn ngữ cơ thể 7
1.2.2. Các tín hiệu ngôn ngữ cơ thể 7
1.2.3. Vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 8
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG GIAO TIẾP HIỆN NAY 9
2.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp xã hội 9
2.1.1. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để “bắt chước” khi tạo mối quan hệ 9
2.1.2. Giao tiếp bằng mắt là nhân tố quan trọng quyết định thành công của giao tiếp xã hội 10
2.1.3. Sử dụng ngôn ngữ bằng tay trong giao tiếp của người Khuyết tật 12
2.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh 15
2.2.1. Sử dụng ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình 15
2.2.2. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp kinh doanh 16
2.2.2.1. Ánh mắt của sếp trong việc giao tiếp với nhân viên 17
2.2.2.2. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp với khách hàng 18
2.2.3. Sử dụng nụ cười trong bán hàng 19
2.2.4. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong việc đàm phán 20
2.3. Đánh giá chung 21
2.3.1. Ưu điểm 21
2.3.2. Nhược điểm 22
2.4. Một vài biểu hiện của ngôn ngữ cử chỉ và ý nghĩa khác biệt 23
2.4.1. Khác biệt văn hóa dân tộc (quốc gia) 23
2.4.2. Khác biệt văn hoá giới tính (nam - nữ) 24
2.4.3. Khác biệt giữa các vị trí xã hội (giám đốc, nhân viên .) 25
2.4.4. Ngôn ngữ cử chỉ trong gia đình và bạn bè. 26
2.4.5. Những cử chỉ dễ bị lầm lẫn 26
PHẦN 3: SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ HIỆU QUẢ TRONG GIAO TIẾP 28
3.1. Cách đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể để vận dụng trong giao tiếp 28
3.1.1. Phải hiểu các điệu bộ theo cụm 28
3.1.2. Tìm kiếm sự phù hợp khi đọc ngôn ngữ cơ thể 28
3.1.3. Phải hiểu điệu bộ đó theo ngữ cảnh nào 29
3.2. Những điều cần tránh khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp 29
3.2.1. Thái độ và tư thế 29
3.2.2. Tay 30
3.2.3. Nét mặt 31
3.2.4. Ánh mắt 31
3.2.5. Trong giao tiếp với khách hàng, cần tránh 4 thái độ nào? 32
3.3. Sự phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 32
3.3.1. Hiệu quả của sự phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 33
3.3.2. Các hình thức phối hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và ngôn ngữ nói 34
3.3.2.1. Trong đàm phán, thương lượng 34
3.3.2.2. Trong quan hệ với khách hàng 34
3.3.2.3. Khi phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xin việc 35
3.3.2.4. Khi nói chuyện trước công chúng 36
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39937/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Người bị mất thính lực ít hơn được xem như “nghe kém”.
Làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính?
Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hay mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.
Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.
Làm thế nào để có thể nhận biết người tui đang giao tiếp là người Khiếm thính?
Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.
Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.
Lời nói của người Khiếm thính có thể nghe hơi lạ. Âm lượng của giọng nói có thể không thích hợp hay họ phát âm một vài từ nghe rất lạ. Cần nhớ rằng người Khiếm thính không thể nghe giọng nói của chính họ và vài người Khiếm thính đã học nói chưa bao giờ nghe được một từ đơn giản nào cả.
Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy.
Làm thế nào để giao tiếp với người Khiếm thính?
Trước hết, hãy xem người Khiếm thính đó giao tiếp như thế nào. Nếu họ hỏi bạn bằng lời nói, chắc chắn rằng họ sẽ cần nghe bằng đọc tín hiệu môi khi bạn trả lời.
- Hãy nhìn thẳng vào người khiếm thính, nếu nhìn sang chỗ khác người khiếm thính sẽ không thấy môi của bạn.
- Nói rõ ràng chậm rãi
- Đừng hét to
- Bảo đảm rằng phía sau lưng bạn không có ánh đèn sáng chói có thể làm cho người khiếm thính khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.
- Nên nói cả câu hơn là trả lời từng từ một – 70% việc đọc tín hiệu môi là đoán và nhiều từ trông rất giống nhau. Nói cả câu giúp đoán được nội dung.
- Hãy kiên nhẫn, nếu được yêu cầu lặp lại, hãy cố gắng chuyển giọng một cách nhẹ nhàng, điều này giúp người khiếm thính hiểu dễ dàng hơn.
- Nếu người khiếm thính vẫn chưa hiểu, đừng bỏ cuộc, hãy viết ra giấy.
Với người Điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, họ vẫn có thể muốn nghe bằng đọc tín hiệu môi. Đáng buồn là có rất ít người nghe biết ngôn ngữ ký hiệu và người Điếc lại quen với cách cố gắng giao tiếp với người nghe.
Ngoài những vấn đề trên, cần lưu ý thêm:
- Hãy cố gắng sử dụng bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu đánh vần bằng tay bất cứ tên gọi hay những từ không thông thường nào. (Xem bảng chữ cái).
- Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ giải thích điều bạn muốn nói. Ví dụ, dùng bàn tay thể hiện kích thước và hình dạng hay thể hiện chiều hướng bằng cách chỉ, có thể rất hữu dụng.
- Sử dụng nét mặt để diễn tả nội dung.
Và hiện nay không những ở nước ngoài mà ở nước ta cũng đã thành lập rất nhiều trường, lớp, câu lạc bộ dành cho học ngôn ngữ bằng tay để những người khuyết tật có thể giao tiếp với nhau ngay cả giữa người bình thường với người khuyết tật.
Như một câu lạc bộ ở Hà Nội chuyên dạy người bình thường cách diễn đạt ngôn ngữ bằng tay để học viên tiếp cận, giúp đỡ những người khiếm thính.
Không một tiếng động, các học viên chăm chú xem thầy giáo dùng tay, khuôn mặt để diễn giải rồi học... đánh vần tiếng Việt. Một câu lạc bộ ở Hà Nội chuyên dạy người bình thường cách diễn đạt ngôn ngữ bằng tay để học viên tiếp cận, giúp đỡ những người khiếm thính.
Đây là Câu lạc bộ (CLB) Ngôn ngữ kí hiệu được thành lập năm 2006 do Lã Thúy Quỳnh - cựu sinh viên ĐH Phương Đông và Viện ĐH Mở làm Chủ tịch CLB và liên tục mở lớp tại trường THCS Nguyễn Du và ĐH KHXH và NV (ĐH Quốc gia Hà Nội).
2.2. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh
2.2.1. Sử dụng ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình
Người xưa có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”. Bàn tay quan trọng là thế nhưng khi thuyết trình, ta thường hay thấy “tay chân thừa thãi”, nhiều người còn bối rối không biết giấu tay vào đâu. Đó là do ta chưa biết cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cụ thể là ngôn ngữ của đôi tay như thế nào cho hợp lý. Thực tế nếu ta biết cách diễn tả bằng tay, đó sẽ là “vũ khí” lợi hại trong thuyết trình nói riêng và trong giao tiếp nói chung vì nó giúp bổ trợ, minh họa sinh động cho lời nói.
Nguyên tắc trong cả khi thuyết trình và giao tiếp là phải luôn để tay trong khoảng từ trên thắt lưng tới dưới cằm. Nếu ta vung tay cao quá, tay sẽ che mất mặt, làm cho âm ta phát ra không rõ. Nếu tay vung thấp quá, những người ngồi xa sẽ không nhìn thấy tay ta. Để tay trong khoảng từ thắt lưng tới dưới cằm ta sẽ vung thoải mái nhất, thuận lợi nhất trong giao tiếp và trông cũng tự nhiên nhất.
Khi tay vung, luôn nhớ rằng vung “trong ra, dưới lên” - có nghĩa là đưa tay hướng từ trong ra ngoài, và hướng từ dưới lên. Ta cũng nên chú ý luôn ngửa tay, và các ngón tay khép lại. Lòng bàn tay ngửa bày tỏ sự mong đợi, thu thập ý kiến, ngược lại thì hàm ý đè nén, dồn ép thính giả. Các ngón tay khép bày tỏ sự nghiêm túc, ngón tay mở mang lại cảm giác thiếu sinh lực, thiếu nhiệt tình, cảm giác ta đang vơ vét, cào cấu cái gì đó từ bên ngoài vào. Trong quá trình thuyết trình, ta cũng nên chú ý liên tục đổi tay tạo sự khác biệt. Vung tay thì tốt, nhưng vung mãi một tay thì chẳng khác nào chèo thuyền một mái. Nói hai ý là phải vung hai tay khác nhau để người nghe dù không chú ý cũng có thể cảm nhận rõ ràng đây là hai nội dung hoàn toàn khác nhau.
2.2.2. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp kinh doanh
Trong lúc trò chuyện, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là cách thể hiện dễ dàng nhất để người nói biết được bạn có thực sự đang lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang ... ngán đến tận cổ như thế nào. Tuy nhiên, khi bạn luôn nhìn trực diện vào người nói, ánh mắt có thể toát lên vẻ trang nghiêm hay tươi rói, nhưng người nói sẽ hết sức phấn khởi vì họ cảm nhnậ được rằng, người nghe tôn trọng, thực tâm lắng nghe và hứng thú với những điều họ đang nói. Nêú như người nghe hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hay dối trá.
2.2.2.1. Ánh mắt của sếp trong việc giao tiếp với nhân viên
Trong lúc trò chuyện với nhân viên, việc sử dụng đôi mắt đầy "ma lực" là cách thể hiện dễ dàng nhất để cấp dưới biết được bạn có thực sự lắng nghe, chú ý đến họ hay là đang...ngán đến tận cổ như thế nào. Nếu như trong quá trình trò chuyện, bạn thường xuyên ngoảnh mặt đi nơi khác (nghe có vẻ thật bất lịch sự), chăm chăm vào tờ báo mới ra s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status