Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề cấp dưỡng trong trường hợp li hôn



MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CẤP DƯỠNG 3
1.1. Khái niệm cấp dưỡng 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân biệt cấp dưỡng và nuôi dưỡng 4
1.2. Đặc điểm của quan hệ cấp dưỡng 6
1.3. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng 8
1.4. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam từ Cách mạng tháng tám đến nay 12
CHƯƠNG 2: CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000 17
2.1. Các trường hợp cấp dưỡng khi vợ chồng li hôn 17
2.1.1. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng 17
2.1.2. Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con 19
2.2. Mức cấp dưỡng – cách thực hiện cấp dưỡng 21
2.2.1. Mức cấp dưỡng 21
2.2.2. cách thực hiện cấp dưỡng 23
2.3. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng 24
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CẤP DƯỠNG TRONG TRƯỜNG HỢP LI HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 26
3.1. Nhận xét chung 26
3.2. Thực tiễn giải quyết các trường hợp cấp dưỡng khi li hôn 27
3.2.1. Vướng mắc về vấn đề thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 28
3.2.2. Vướng mắc trong việc thực hiện thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con 31
3.2.3. Vướng mắc về tạm ngừng cấp dưỡng 35
3.2.4. Vướng mắc trong trường hợp cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con
riêng của vợ hay con riêng của chồng 38
3.3. Một số kiến nghị về cấp dưỡng khi li hôn 41
3.3.1. Thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con 41
3.3.2. Vấn đề tạm ngừng cấp dưỡng 42
3.3.3. Vấn đề cấp dưỡng của bố dượng, mẹ kế cho con riêng của vợ hay con riêng của chồng 43
3.3.4. Cách tính tiền bồi thường cấp dưỡng nuôi con khi vợ chồng li hôn mà
một người bị tai nạn 44
3.3.5. Vấn đề về tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật 45
KẾT LUẬN 47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39848/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

của dân tộc. Việc cấp dưỡng khi li hôn là nhằm tạo điều kiện để đảm bảo cuộc sống cho bên bị túng thiếu, khó khăn trong thời gian sau khi li hôn. Có thể thấy khác với trường hợp khác, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng đã li hôn mang tính mền dẻo và ít cưỡng chế hơn. Điều đó thể hiện Luật HN&GĐ năm 2000 đã không quy định về việc xác định cách cấp dưỡng và mức cấp dưỡng mà cho người cấp dưỡng tuỳ theo khả năng của mình để tự quyết định. Tuy nhiên, đây là một nghĩa vụ đặc biệt, được thực hiện khi quan hệ hôn nhân đã chấm dứt nên pháp luật cần quy định đầy đủ và cụ thể hơn về quyền yêu cầu cấp dưỡng, thời điểm yêu cầu cấp dưỡng, thời gian cấp dưỡng, việc thay đổi cấp dưỡng…khi li hôn. Quy định cụ thể vấn đề này sẽ tạo cơ sở pháp lý trong việc giải quyết yêu cầu cấp dưỡng giữa vợ chồng khi li hôn.
2.1.2. Cấp dưỡng giữa cha mẹ đối với con
Nghĩa vụ của cha mẹ cho con phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con. Khi vợ chồng li hôn, họ không thể cùng nhau trực tiếp nuôi con. Do vậy nghĩa vụ cấp dưỡng được đặt ra. Điều 56 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Khi li hôn, cha hay mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hay đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con...”. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ - HĐTP thì: “Đây là nghĩa vụ của cha mẹ, do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải cấp dưỡng nuôi con…”. Theo quy định trên thì điều kiện để cấp dưỡng khi cha mẹ li hôn bao gồm:
Thứ nhất: Đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con đẻ và con nuôi chung của hai vợ chồng. Con được cấp dưỡng là con chưa thành niên hay nếu đã thành niên thuộc diện tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình. Theo nguyên tắc chung, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con đã thành niên (đủ mười tám tuổi). Trong trường hợp con đã thành niên mà bị tàn tật, bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình, thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con khỏi bệnh, phục hồi sức khoẻ và có thể lao động tự túc được.
Thứ hai: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp có phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha mẹ với con khi li hôn, thì mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thoả thuận nếu không thoả thuận được thì do Toà án quyết định.
Khác với loại nghĩa vụ cấp dưỡng khác, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ nên không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không người không trực tiếp nuôi con vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lí do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi con thì Toà không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con (Mục 11- Nghị quyết 02/2000/NQ- HĐTP). Toà án tôn trọng sự thoả thuận của các bên nhưng dựa trên quyền lợi của con cái. Đây không phải là cơ sở để “ chấm dứt” nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, kể cả trong trường hợp đã công nhận việc cấp dưỡng nuôi con một lần. Vì lợi ích của con, nếu sau này người được giao trực tiếp nuôi con có yêu cầu thì vẫn có thể quyết định bên kia phải thực hiện nghĩa vụ nuôi con, bởi vì bản chất pháp luật giữa cha mẹ và con là không thể thoả thuận để “ khuớc từ” nghĩa vụ.
* Mức cấp dưỡng nuôi con: Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà Toà án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con hợp lí.
* cách cấp dưỡng: Do các bên thoả thuận định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hay một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định cách cấp dưỡng định kì hàng tháng. Như vậy cách cấp dưỡng trong trường hợp này cũng tương tự như các trường hợp thông thường khác là dựa trên sự thoả thuận giữa các bên và ưu tiên thực hiện cấp dưỡng theo định kì.
Theo Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2000 thì khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi hay khi thay đổi người trực tiếp nuôi con, thì các bên có thể thoả thuận thay đổi về người cấp dưỡng và cách cấp nuôi con trên cơ sở vì lợi ích của con và theo Điều 92 của Luật thì khi li hôn con dưới ba mươi sáu tháng tuổi (ba năm) được giao cho mẹ nuôi dưỡng, nếu các bên không thoả thuận khác. Quy định trên nhằm bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và các con khi cha mẹ li hôn, pháp luật quy định như vậy vì quyền lợi của con theo yêu cầu của một hay cả hai bên.
2.2. Mức cấp dưỡng – cách thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng
2.2.1. Mức cấp dưỡng
Theo quy định tại Điều 35 Luật HN&GĐ năm 2000 thì: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hay người được giám hộ của người đó thoả thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu hai bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.”
Như vậy mức cấp dưỡng sẽ do người được cấp dưỡng và người cấp dưỡng thoả thuận chỉ khi họ không thoả thuận được thì Toà án sẽ giải quyết. Việc quyết định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào hai điều kiện:
- Thứ nhất: Phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó, gồm có thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương, tức là thu nhập thực tế của người cấp dưỡng. Trong các trường hợp thu nhập thực tế của người cấp dưỡng không ổn định thì mức thu nhập của họ được xác định là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó. Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng. Khả năng thực tế của người phải cấp dưỡng phản ánh khả năng kinh tế họ. Trong khi đó, khả năng kinh tế của người phải cấp dưỡng cơ bản phụ thuộc vào thu nhập thực tế của họ (thu nhập do lao động mà có). Bên cạnh đó họ còn có những thu nhập khác không do lao động mà có như thu nhập do được thừa kế, do trúng xổ số, do được lợi tự nhiên về tài sản.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP thì: “Người có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại điều 51, 52 và 53 của Luật HN&GĐ là người có thu nhập thường xuyên hay tuy ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status