Tiểu luận Thực trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền, nguyên nhân và giải pháp - pdf 13

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền, nguyên nhân và giải pháp



Xét dưới góc độ thẩm quyền thì hoạt động nhân danh quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan, về nguyên tắc, chỉ có giá trị khi được thực hiện trong giới hạn thẩm quyền pháp luật quy định, mọi hoạt động ngoài giới hạn thẩm quyền đó đều không có giá trị pháp lý. Vậy nên khi ban hành văn bản trái thẩm quyền là cơ quan nhà nước đã sử dụng quyền lực nhà nước ngoài giới hạn được phép của mình nên văn bản đó không có giá trị pháp lý. Xét về cơ sở pháp lý thì khoản 2 Điều 1 Luật quy định “Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền. thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật” cũng có nghĩa là văn bản này không có giá trị pháp lý. Song cần lưu ý rằng, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền kết luận một văn bản ban hành trái thẩm quyền hay không mà đây là công việc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do vậy, ngay cả trường hợp văn bản hiển nhiên là ban hành trái thẩm quyền thì trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận, xử lý chính thức thì văn bản đó vẫn được đưa ra thi hành trên thực tế. Điển hình cho trường hợp này có thể kể đến các văn bản quy định về xử lý vi phạm hành chính do các địa phương ban hành trong thời gian qua.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-39731/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. LỜI MỞ ĐẦU
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động xây dựng, giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, làm cho chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn còn văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, thậm chí có những văn bản tồn tại trong thời gian tương đối dài trước khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý. Điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản nói riêng và của cả hệ thống pháp luật nói chung. Trong bài làm này em xin đề cập tới vấn đề “thực trạng ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền?nguyên nhân và giải pháp”.
II.NỘI DUNG
1.Một số khái niệm và cơ sở thực tiễn
Khoản 1 Điều 1 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật) quy định “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hay trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”. Khoản 2 Điều này quy định tiếp “Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hay phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền... thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật” và Điều 3 về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm cũng quy định nguyên tắc “tuân thủ thẩm quyền”.
Theo các quy định nêu trên, việc văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền là một tiêu chuẩn bắt buộc. Tiêu chuẩn này xuất phát từ hai yêu cầu. Một là, yêu cầu về tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan. Để bộ máy nhà nước hoạt động hài hòa, hiệu quả thì quyền lực nhà nước phải được tổ chức, thực hiện sao cho không chồng chéo, có khả năng chống lạm quyền, lộng quyền, ngăn ngừa việc lẩn tránh thẩm quyền hay không sử dụng hết quyền lực nhà nước của các cơ quan. Muốn vậy, giới hạn quyền lực mỗi cơ quan được quyền sử dụng (thẩm quyền) cần được xác định rõ ràng, cụ thể và mỗi cơ quan trong các hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước, nhất là hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đều phải tuân thủ đúng giới hạn thẩm quyền do pháp luật quy định. Hai là, yêu cầu về hiệu quả hoạt động của từng cơ quan. Thẩm quyền của mỗi cơ quan được pháp luật quy định không chỉ là vấn đề cơ cấu quyền lực trong toàn bộ bộ máy nhà nước mà còn phụ thuộc vào khả năng hoạt động thực tế của từng cơ quan có thể quản lý được lĩnh vực nào với tính chất, mức độ ra sao phù hợp với mục đích quản lý chung của Nhà nước. Pháp luật không thể quy định thẩm quyền cho một cơ quan vượt quá khả năng sử dụng của nó. Vì vậy, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái thẩm quyền có thể ảnh hưởng đến sự hài hoà, thống nhất trong thực hiện quyền lực của bộ máy nhà nước và có thể không đảm bảo chất lượng về nội dung của văn bản.
2.Thực trạng của việc ban hành văn bản trái thẩm quyền
Qua kiểm tra, Bộ tư pháp phát hiện tới 96/673 văn bản được kiểm tra có nội dung sai trong đó 27 văn bản không đúng về căn cứ pháp lý, 48 văn bản có nội dung không phù hợp với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, 4 văn bản sai về thẩm quyền nội dung…Trình tự, thủ tục soạn thảo và ban hành văn bản vẫn chưa đảm bảo. Vẫn còn tình trạng chậm hay không gửi dự thảo văn bản QPPL cho cơ quan Tư pháp cùng cấp để thực hiện khâu thẩm định. Ở cấp tỉnh, mặc dù công tác này đã được quan tâm nhưng một số cơ quan chủ trì soạn thảo vẫn chưa coi trọng khâu thẩm định của cơ quan Tư pháp (năm 2010, cấp tỉnh chỉ có 8,88 % dự thảo Nghị quyết  có chứa QPPL do UBND tỉnh trình được Sở Tư pháp thẩm định). Đặc biệt, ở cấp huyện, xã với tính chất, vị trí là các cơ quan chấp hành và thừa hành, chủ yếu tổ chức triển khai thực hiện các văn bản QPPL của cấp trên, nên ít đặt ra “các quy tắc xử sự chung” trong phạm vi địa phương. Vì vậy, một số văn bản của địa phương thường được ban hành dưới dạng sao chép lại các quy định của cấp trên, gây lãng phí rất nhiều về thời gian, chi phí hành chính và làm chậm thời gian có hiệu lực của văn bản QPPL do cơ quan Trung ương ban hành. Theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND, Nghị định số 91/2006/NĐ-CP thì việc tổ chức lấy ý kiến và thẩm định là một khâu bắt buộc trong quy trình ban hành văn bản QPPL ở địa phương. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể về giá trị pháp lý của văn bản thẩm định cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến, nên có tình trạng văn bản thẩm định chỉ được coi như một kênh ý kiến để cơ quan soạn thảo tham khảo, còn các cơ quan tổ chức được lấy ý kiến đôi khi chỉ góp ý mang tính hình thức hay không góp ý, làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ xây dựng của văn bản QPPL.Hoạt động xem xét văn bản QPPL của HĐND cấp xã là nhiệm vụ giám sát được pháp luật quy định nhằm đảm bảo tính thống nhất, đúng đắn của hệ thống pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành. Song, hầu hết tại các kỳ họp HĐND cấp xã, nhiệm vụ này chưa được Thường trực HĐND, đại biểu HĐND quan tâm. Trong thực tiễn hoạt động, khi phát hiện những văn bản trái thẩm quyền luật (chủ yếu là văn bản cá biệt), Thường trực HĐND cấp xã trao đổi trực tiếp với UBND cùng cấp để thống nhất cách thức giải quyết (sửa đổi, bổ sung hay bãi bỏ). Với cách xử lý như vậy nên việc xem xét các văn bản của UBND cấp xã có dấu hiệu vi phạm pháp luật thường không trình trước kỳ họp HĐND.
Việc bố trí kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu, trang thiết bị, tài liệu phục cho công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động nhất là hệ thống hóa văn bản QPPL theo ngành, lĩnh vực và cấp 
3,Nguyên nhân của việc ban hành văn bản pháp luật trái thẩm quyền
Chính vì ban hành văn bản quy phạm pháp luật đúng thẩm quyền quan trọng như vậy nên pháp luật có hai nhóm quy định gồm:nhóm quy định có mục đích hạn chế khả năng ban hành văn bản trái thẩm quyền,và nhóm quy định nhằm phát hiện và xử lý nhanh chóng các văn bản đã ban hành trái thẩm quyền. Cả hai nhóm quy định này đều đã được quy định trong Luật, nhưng còn chưa đầy đủ và thiếu nhất quán, cụ thể là:
Một là, nhóm quy định có mục đích hạn chế khả năng ban hành văn bản trái thẩm quyền. Thuộc về nhóm này có 10 điều (từ Điều 11 đến Điều 20) quy định về thẩm quyền ban hành văn bản của từng cơ quan, trong đó xác định mỗi cơ quan được quyền ban hành văn bản quy phạm về những vấn đề gì. Tuy nhiên, xem xét toàn bộ quá trình xây dựng văn bản thì những quy định này dường như chỉ riêng cơ quan ban hành văn bản phải quan tâm. Sau khi cơ quan ban hành đã x

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status