Những biểu hiện về hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương - pdf 13

Download miễn phí Luận văn Những biểu hiện về hình thức thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương



Điểm giống nhau của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương trong việc sử dụng biện pháp tu từ tương phản thể hiện ở chỗ: họ cùng dùng nó với mục đích khắc hoạ tính chất, đặc trưng của sự vật một cách đậm nét. Cụ thể hơn nữa, họ gặp gỡ nhau trong việc dùng tương phản để vạch trần bản chất xấu xa, đầy bất công của xã hội mà họ đang sống.
Hồ Xuân Hương từ sự đối lập giữa kẻ đắp chăn bông - kẻ lạnh lùng (Làm lẽ) đã tô đậm sự bất công của chế độ đa thê, chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến. Bản chất của xã hội đó được khắc hoạ thật sinh động và đậm nét qua nghịch cảnh: cùng có chung chồng mà kẻ thì ấm êm với hạnh phúc gối chăn, người thì lạnh lẽo, chăn đơn gối chiếc.
Nguyễn Khuyến dùng bút pháp tương phản đả kích xã hội thực dân phong kiến bày trò mua vui để dân chúng quên đi nỗi nhục mất nước:
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu (Hội Tây)
Trần Tế Xương vạch trần những bất công trong chế độ khoa cử ở thời ông bằng sự đối lập bất ngờ, thú vị và đầy cay đắng:
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân ông cử ngỏng đầu rang
(Giễu người thi đỗ)
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40282/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

này qua câu khác, ý thơ được vắt qua cả đoạn. Cả đoạn thơ dài chỉ có một câu văn phạm.
Bên cạnh hai dạng chính của kết cấu cú pháp thơ điệu nói, ba nhà thơ còn giống nhau trong việc sử dụng một số kết cấu khác:
Kết cấu có … thì: Quân tử có yêu thì đóng cọc (Quả mít - Hồ Xuân Hương); Quân tử có thương thì bóc yếm (ốc nhồi - Hồ Xuân Hương); Có phải duyên nhau thì thắm lại (Miếng trầu - Hồ Xuân Hương); Có rượu thời ông chống gậy ra (Lên lão - Nguyễn Khuyến)
Cách kết cấu này thường gặp trong giao tiếp hàng ngày của người Việt. Đó là cách người Việt đặt giả thiết, ra điều kiện với người đối thoại.
Ngoài ra còn có một kiểu kết cấu khác cũng được các tác giả sử dụng: kết cấu đã …lại… Kết cấu này thường gặp trong phong cách sinh hoạt thường ngày, nó dùng thay cho kết cấu không những… mà còn: Ông Chồng đã vậy lại bà Chồng (Đá ông Chồng bà Chồng - Hồ Xuân Hương); Cũng đã sư mô cùng đứa trẻ / Lại còn tấp tểnh với đàn em (Già chơi trống bỏi- Trần Tế Xương). So với kết cấu không những… mà còn … thì kết cấu đã … lại đem đến cho câu thơ tính dân dã hơn, thơ mang điệu nói rõ rệt, đồng thời sắc thái đánh giá của người nói cũng được tô đậm thêm.
I.2. Giọng điệu
Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương giống nhau ở chỗ vừa có giọng tâm tình vừa có giọng trào phúng.
Thơ trữ tình điệu nói của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương không thể thiếu giọng tâm tình, bởi chính nó thể hiện rõ nhất yếu tố trữ tình cho thơ trữ tình điệu nói của họ. Và giọng tâm tình cũng góp phần làm nên điệu nói, bởi nó chỉ thể hiện rõ nét khi sự bộc lộ mang tính chất đàm thoại, có người nói - người nghe.
Giọng điệu tâm tình trong thơ Hồ Xuân Hương được cất lên khi nữ sĩ nói với người quân tử về bản thân: Thân em như quả mít trên cây/ Vỏ nó sù sì, múi nó dày / Quân tử có thương thì đóng cọc / Xin đừng mân mó nhựa ra tay (Quả mít), Quân tử có thương thì bóc yếm / Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tui (ốc nhồi); khi nữ sĩ tự tình với chính mình (Tự tình I, II, III) về cảnh duyên bị để mõm mòm, về cảnh mảnh tình san sẻ tí con con. Hạnh phúc của nữ sĩ như một tấm chăn đã hẹp mà còn phải san sẻ, kẻ co người kéo!
Trần Tế Xương có giọng điệu tâm tình khi tâm sự về gia cảnh vào lúc khốn khó:
Người bảo ông cùng mãi / Ông cùng thế này thôi / Vợ lăm le ở vú / Con tấp tểnh đi bồi (Than cùng); Một tuồng rách rưới con như bố / Ba chữ nghêu ngao vợ chán chồng (Mùa nực mặc áo bông); Tiền chửa vào tay đã hết rồi / Van nợ lắm khi trào nước mắt / Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi (Than nghèo)
Khi hỏng thi: Bụng buồn còn muốn nói năng chi / Đệ nhất buồn là cái hỏng thi / Một việc văn chương thôi cũng nhảm / Trăm năm thân thế có ra gì (Buồn thi hỏng); Trách mình phận hẩm lại duyên ôi (Hỏng thi)
Và hiếm có ai có giọng tâm tình thật thà như Tú Xương, tự trách mình, tự hạ mình xuống hạng bám váy vợ: Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ (Quan tại gia); No ấm chưa qua vành mẹ đĩ / Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu (Hỏi mình); Cha mẹ thói đời ăn ở bạc / Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ)
Giọng tâm tình của ông còn được bộc lộ khi ông cảm thán về thời thế: Họ đầy đoạ mãi dân cày cuốc / Ai xét soi cho cảnh học trò / Mong được cơm no cùng áo ấm/ Gặp toàn nắng lửa với mưa gio/ Miếng ăn đến miệng là thưa kiện / Lúa rũ chân đê chửa được vò (Thề với người ăn xin); Khi cười khi khóc khi than thở / Muốn bỏ văn chương học võ biền (Thói đời)
Và cả khi nhớ người xưa, nhớ bạn phương xa (áo bông che bạn, Nhớ bạn phương trời, Gửi người cũ), giọng thơ Tú Xương cũng trầm lắng lại, thiết tha hơn, nhẹ nhàng, đằm thắm hơn.
Nguyễn Khuyến cũng có giọng điệu tâm tình khi nói về bản thân, về sự bỏ cuộc, chạy làng khi đất nước loạn lạc:
Cờ đương dở cuộc không còn nước / Bạc chửa thâu canh đã chạy làng (Tự trào); Mở miệng nói ra gàn bát sách / Mềm môi chén mãi tít cung thang / Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ / Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng (Tự trào). Ông tự chế giễu mình, mỉa mai mình và ẩn đằng sau cái cười đó là một giọng điệu thở than, một tâm sự day dứt khôn nguôi.
Ông cũng có giọng thở than cảnh cùng kiệt đói của mình và của những người dân quê:
Năm nay cày cấy vẫn chân thua / Chiêm mất đằng chiêm mùa mất mùa … Sớm trưa dưa muối cho qua bữa / Chợ búa trầu chè chẳng dám mua (Chốn quê), Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi / Chục năm chục bảy tính nhiều sao (Than nợ)
Giọng điệu tâm tình được biểu hiện rõ nhất khi ông khóc bạn: Bác Dương thôi đã thôi rồi / Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta (Khóc Dương Khuê). Những giọt nước mắt khóc bạn không có nhưng Nguyễn Khuyến đã khóc bằng cả tấm lòng xót thương cho bạn và bằng giọng thơ trữ tình thấm đẫm tình cảm gắn bó, thân thiết.
Tuy nhiên, giọng điệu chủ yếu ở thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là giọng điệu trào phúng trước thói đời, trước thế thời.
Giọng điệu trào phúng, mỉa mai ta có thể bắt gặp ở hầu hết các bài thơ của ba nhà thơ. Trong thơ Hồ Xuân Hương, giọng điệu trào phúng được biểu hiện rõ khi nữ sĩ viết về hiền nhân quân tử, vua chúa, sư sãi, quan thị: Chúa dấu vua yêu một cái này (Cái quạt I); Hiền nhân quân tử ai là chẳng / Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo (Đèo Ba Dội); Khi cảnh, khi tiu, khi chũm choẹ / Giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha (Sư hổ mang)
Giọng điệu trào phúng hiển hiện qua lối nói bỡn: một cái này, nói mỉa: ai là chẳng, và qua cách tái hiện những âm thanh lạ và hiếm nơi cửa thiền: giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha. Những câu thơ đó đủ cho người đọc thấy sức mạnh đả kích trong giọng thơ trào phúng của nữ sĩ.
Trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, giọng điệu ấy thể hiện ở hai mảng: mảng thơ tự trào và mảng thơ viết về những đối tượng, hiện tượng xấu trong xã hội.
Mảng thơ tự trào được đánh dấu bởi những bài thơ có giọng điệu trào phúng hết sức đặc sắc: Tự cười mình - Trần Tế Xương, Tự vịnh - Trần Tế Xương, Tự trào - Nguyễn Khuyến, Than già - Nguyễn Khuyến.
Giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến và Tú Xương ở mảng thơ trào phúng các mặt xấu của những đối tượng khác tập trung vào giới sư sãi, quan lại tham tiền, tham danh, những kẻ giàu có mà bủn xỉn, những người đàn bà đĩ thoã, những kẻ cậy tiền, cậy thế nghênh ngang, những kẻ học đòi, kệch cỡm…
Nguyễn Khuyến có giọng mai mỉa thông qua lối chơi chữ đồng âm: Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp / Tiên là ý chú muốn vòi xu / Từ vàng sao chẳng luôn từ bạc / Không khéo mà roi nó phết cho (Bồ tiên thi). Tú Xương đả kích qua giọng tục tằn: Đ.mẹ thằng ông biết chữ gì (Chế ông huyện)
Giọng điệu trào phúng trong thơ Nôm của ba nhà thơ thật muôn màu muôn vẻ. Nó mang sức mạnh đa chiều: khi thì bỡn cợt để giải trí mua vui, khi thì đả kích để tiêu diệt cái xấu… Giọng điệu trào phúng chính là sự gặp gỡ của ba nhà thơ ở ba hoàn cảnh sống khác nhau nhưng cùng mục đích làm đẹp thêm cho đời bằng tiếng thơ của mình.
Giọng điệu tâm tình và giọng điệu t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status