Thực trạng, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động giai đoạn hiện nay - pdf 13

Download miễn phí Đề tài Thực trạng, phương hướng và giải pháp trong việc thực hiện chính sách xã hội ở xã Long Sơn, huyện Sơn Động giai đoạn hiện nay



Vấn đề lao động và việc làm hiện nay là yêu cầu bức xúc của nhân dân địa phương. Hằng năm sau khi nhận được kế hoạch về công tác lao động và việc làm của UBND huyện xây dưng, UBND xã Long Sơn tổ chức triển khai kế hoạch công tác lao động, việc làm tới toàn thể nhân dân trong xã. Năm 2008 tổ chức được hai hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động, dạy nghề có 240 người tham gia; giải quyết việc làm cho 150 người làm công nhân khai thác than, 50 lao động tại chỗ, 15 người đi xuất khẩu lao động. Năm 2009 giải quyết được 80 lao động vào làm tại xí nghiệp than Đông Bắc, 20 lao động vào làm việc tại xí nghiệp may Sơn Động và hơn 50 lao động tại chỗ. Năm 2010 mở 2 lớp dạy nghề chăn nuôi thú y có 100 người tham gia đã giả quyết việc làm tại chỗ cho số lao động này.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-40599/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ách xã hội cần tác động một cách đồng bộ, hài hòa và thích hợp vào tổng thể các phân hệ cơ cấu xã hội bao gồm: cơ cấu xã hội- giai cấp, cơ cấu xã hội- nghề nghiệp, cơ cấu xã hội- dân số, cơ cấu xã hội lãnh thổ, cơ cấu xã hội- dân tộc...
Trong khi tác động vào các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản, hệ thống chính sách xã hội cần tạo ra sự thống nhất giữa tính ổn định và chức năng động xã hội, vừa góp phần giảm bớt những xung đột và sai lệch xã hội, vừa tạo ra tính tích cực xá hội và những yếu tố cần thiết cho sự cân bằng, ổn định và phát triển bền vững trong xã hội. Vạch ra một hệ thống các chính sách xã hội nhằm tác động một cách tích cực, hiệu quả vào các quan hệ gia đình, giai cấp, dân tộc để từ đó góp phần phát huy mạnh mẽ hơn nữa nhân tố con người, đó là một trong các mục tiêu chiến lược của chính sách xã hội hiện nay ở nước ta.
Thứ hai; Hệ thống chính sách xã hội tác động vào quá trình sản xuất
Trong hệ thống chính sách này, trước hết phải kể đến nhóm chính sách nhằm tạo ra nhiều việc làm cũng như những điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho con người lao động. Chính sách xã hội về việc làm hướng tới khẳng định quyền có việc làm và những hình thức làm việc phù hợp với trình độ, sức khỏe, năng lực và đặc điểm của từng người lao động. Chính sách xã hội về việc làm không chủ trương cào bằng xóa nhòa mọi sự khác biệt giữa các thành viên lao động mà hướng vào việc củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo ra động lực nhằm khuyến khích tính tích cực của người lao động, sắp xếp, phân bố, hỗ trợ hợp lý người lao động.
Nhóm chính sách này cùng hướng vào những mục tiêu như an toàn, an ninh, sức khỏe cho người lao động, giảm bớt những rủi ro, tai nạn trong lao động hay những thiệt hại do những đổ vỡ không tránh khỏi của một số doanh nghiệp do nền kinh tế thị trường gây ra.
Thứ ba; Nhóm chính sách tác động vào quá trình tái sản xuất ra con người (chính sách dân số).
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức một cách sâu sắc hơn và chú trọng nhiều hơn vào chính sách dân số. Phấn đấu để có một quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân số hợp lý cũng như mức tăng dân số phù hợp với trình độ và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội nước ta trong những năm tới đây là mục tiêu chiến lược mà nhóm chính sách xã hội về dân số cần thiết phải có những đóng góp thiết thực vào quá trình này. Trong thời kỳ chuyển đổi chiến lược từ giai đoạn dân số - kế hoạch hóa gia đình sang thời kỳ dân số - phát triển; dân số - sức khỏe, sinh sản, từ việc chủ yếu chú trọng vào công tác thông tin – giáo dục – truyền thống sang chiến lược truyền thông thay đổi hành vi và với sự ra đời của một loạt các chiến lược truyền thông thay đổi hành vi và với sự ra đời của một loạt các chiến lược quan trọng như chiến lược dân số Việt Nam (2002-2010); chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản (2005-2010); Pháp lệnh dân số; mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đòi hỏi Đảng và nhà nước kịp thời sửa đổi, hoàn thiện sớm các chính sách về dân số. Điều đó nhằm tạo những bước chuyển mới về chất, giải quyết một cách căn bản sức ép dân số, đi trước, đón đầu được những biến động tiếp theo của dân số, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống, khai thác hơn nữa tiềm năng con người, trên cơ sở đó thúc đẩy hơn nữa nhịp độ phát triển của đất nước.
Thứ tư; Nhóm chính sách xã hội tác động vào quá trình phân phối và phân phối lại thu nhập.
Nhóm chính sách này bao gồm một tập hợp các chính sách về tiền lương, về tiền thưởng, phúc lợi xã hội, bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội nhằm tạo ra động lực tích cực cho mọi người lao động, tạo ra sự công bằng tương đối, thực hiện chủ nghĩa nhân đạo cho toàn xã hội. Là một đất nước phải trải qua hai cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ, phải chịu những tổn thất lớn về người, về của, do đó, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến chính sách đền ơn, đáp nghĩa cho những người đã hy sinh, đóng góp nhiều cho đất nước. Cần củng cố, hoàn thiện chế độ, chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng. Mặt khác, cũng cần có một hệ thống chính sách khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận kợi cho những người có tài năng, các nhà khoa học, các nhà quản lý, kinh doanh giỏi để họ có thể phát huy tối đa năng lực sáng tạo và khả năng cống hiến của mình cho đất nước. Sau cùng là những chính sách hướng vào các lĩnh vực bảo hiểm lao động, bảo hiểm nghề nghiệp, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm tài sản, phương tiện vật chất...
Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt là trong thời kỳ mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế, rất nhiều vấn đề nảy sinh như bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm cho người Việt Nam lao động ở nước ngoài, bảo hiểm trong quân đội, mở rộng bảo hiểm sang học sinh, tuổi trẻ học đường... Đó là vấn đề bức xúc mà Đảng, Nhà nước Việt Nam cần sớm nghiên cứu, tổng kết và ban hành các chính sách mới nhằm đáp ứng những yêu cầu mà cuộc sống đang đặt ra.
Thứ năm; Nhóm chính sách xã hội về cư trú và nhà ở.
Thực hiện tốt vấn đề tự do cư trú và nhà ở cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, phản ánh một phần bộ mặt nhân đạo của xã hội ta. Là một quốc gia còn nghèo, đất đai hạn hẹp, lại đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhu cầu tự do cư trú và nhà ở (kể cả ở đô thị và nông thôn) đang là một nhu cầu bức xúc của đông đảo quần chúng nhân dân. Chính trong bối cảnh này, Đảng và Nhà nước ta cần hết sức thận trọng, chu đáo và cần có cái nhìn chiến lược, tổng thể, lâu dài trong quy hoạch xây dựng và phân phối quĩ đất đai, nhà ở. Xây dựng một cách đồng bộ nhóm chính sách xã hội nhằm giải quyết hợp lý và khoa học vấn đề cư trú, nhà ở là một trong những nhiệm vụ bức xúc trước mắt cũng như lâu dài ở nước ta.
Thứ sáu; Nhóm chính sách xã hội tác động đến lĩnh vực văn hóa tinh thần của xã hội.
Con người không chỉ cần được bảo đảm về những điều kiện vật chất, việc làm... mà còn bảo đảm về những nhu cầu văn hóa tinh thần... Nhóm chính sách xã hội bao gồm những chính sách về giáo dục, đào tạo, đào tạo lại; các chính sách nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi về hoạt động văn hóa, văn nghệ, tự do trao đổi và tiếp nhận, hưởng thụ thông tin, những nhu cầu về sinh hoạt, nghi ngơi, vui chơi, giải trí...
Nhóm chính sách này có vị trí và vai trò hết sức quan trong, góp phần tạo ra một xã hội hoàn chỉnh, cân bằng, vận hành một cách hài hòa đồng bộ và ăn nhịp với nền văn minh nhân loại.
Hiện tại cần chú ý đặc biệt đến chính sách giáo dục. Trong đó chính sách cho giáo viên, học sinh, nhất là học sinh nghèo, học sinh khó khăn. Đồng thời chú ý đầu tư cho việc phát triển triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, điều kiện giản...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status