Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn



MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài: 1
2. Lịch sử ghiên cứu vấn đề: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Giới thuyết thuật ngữ 4
6. Cấu trúc đề tài 4
B/ NỘI DUNG 5
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 5
1.1. Bi kịch Hi Lạp - niềm tự hào của văn minh Hy Lạp 5
1.2. Xôphôclơ - Hôme của nghệ thuật kịch 7
1.2.1. Cuộc đời 7
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 9
1.3. Ăngtigôn - vở bi kịch đặc sắc của Xôphôclơ 10
1.4. Một số khái niệm 11
1.4.1. Bi kịch. 11
1.4.2. Hình tượng nghệ thuật. 12
1.4.3. Nhân vật văn học. 13
Chương 2: Hình tượng Crêông trong vở bi kịch Ăngtigôn 15
2.1. Crêông - hiện thân của cường quyền, bạo ngược 15
2.2. Crêông - hiện thân của chuyên chế, độc đoán 17
2.3. Crêông - hiện thân của chủ nghĩa cá nhân vị kỉ 19
2.4 Giá trị của hình tượng Crêông trong vở bi kịch 21
2.5 Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật của Xôphôclơ 21
C. PHẦN KẾT THÚC 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

iểu diễn của đội đồng ca đitirambơ của lễ tế thần Điônizôx – thần rượu nho, thần say, thần hoan lạc…Nhân dân Hi Lạp sở dĩ chọn thần rượu nho Điônizôx để thờ cúng tế lễ vì vị thần này gắn với bộ phận sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất của họ: nghề trồng nho và làm rượu nho. Thứ hai là do thần Điônizôx khác đa số các thần khác ở chỗ đây là một vị thần bình dân, cuộc đời vô vàn gian nan, khổ ải nên nhân dân lao động trồng nho đã tìm thấy sự “đồng điệu” trong những ca khúc hát về vị thần này. Loại hình bi kịch sở dĩ vay mượn hình thức biểu diễn của đội đồng ca thờ thần Điônizôx là vì trong hàng loạt đội đồng ca ca ngợi các vị thần khác nhau, chỉ có loại đitirambơ chứa đựng nhiều yếu tố gần gũi với những yêu cầu của sự biểu hiện bi kịch. Vì là một nền sân khấu hình thành từ những bài hát đitirambơ và những nghi lễ thờ phụng “tửu thần” cho nên bi kịch Hi Lạp mang những đặc điểm rõ rệt phản ánh nguồn gốc của nó. Nó không chia thành hồi, lớp như kịch hiện đại mà diễn một mạch từ đầu đến cuối. Sau mỗi bước tiến triển của hành động kịch tương đương một hồi thì đội đồng ca lại hát một bài tương đối dài để gói ghém lại và chuyển tiếp bước sau. Đặc điểm thứ hai là các kịch bản đều bằng thơ. Phần đồng ca là thơ hát, phần đối thoại là thơ ngâm nói. Đồng ca trong bi kịch giữ một vai trò quan trọng. Nó là dấu vết nguồn gốc đitirambơ. Có khi nó là lời phát ngôn của tác giả, có khi là lời bàn, lời phê phán, lời bình luận của công chúng, nhân dân, của lẽ phải, của lương tri, nó mang tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Đặc điểm thứ ba là các nhân vật trên sân khấu đều mang mặt nạ và đi hài cao cổ. Đặc điểm thứ tư là sân khấu có nhiều công cụ biểu diễn y như thật. Đặc điểm tiếp theo là đề tài những tác phẩm bi kịch còn lại hầu hết đều rút ra từ thần thoại và truyền thuyết, nhất là những truyền thuyết quen thuộc như truyền thuyết Agamennông, truyền thuyết thành Técbơ, truyền thuyết về Hêraklex, truyền thuyết thành Tơroa…Và đặc điểm cuối cùng là kết cấu từ chỗ còn hết sức đơn giản mang tính thuần túy tự sự và trữ tình đã đạt đến đỉnh cao về sự chặt chẽ lôgic.
Về nội dung, bi kịch Hi Lạp cổ đại có giá trị to lớn, viết về những con người lương thiện, dũng cảm, những anh hùng đấu tranh vì những mục đích tốt đẹp, những lí tưởng cao quý nhưng điều kiện khách quan không ủng hộ nên khiến họ thất bại. Nội dung của bi kịch đề cập qua những khó khăn, gian khổ mà nhân vật phải trải qua nhưng có một điều là phẩm chất của họ luôn nổi bật và phẩm chất đó được gợi lên gợi cảm và hấp dẫn người đọc bằng không khí bi tráng. Các vở bi kịch là cuộc đấu tranh chống lại số mệnh, nhân vật bi kịch thất bại, lí tưởng mà họ đấu tranh không thực hiện được nhưng tinh thần của họ gợi lên sự kính phục và tin tưởng trong lòng người xem.
Các tác giả tiêu biểu của bi kịch Hi Lạp là Textic, Prinixcô, Esin, Xôphôclơ, Ơripit… nhưng trong đó nổi lên ba tác giả lớn, mà tên tuổi sống mãi cùng sự trường tồn của bi kịch Hi Lạp, đó là Esin, Xôphôclơ, Ơripit. Ba nhà thơ, ba tính cách, ba cuộc đời khác nhau nhưng sự nghiệp sáng tác của họ thể hiện sự phát triển, lớn mạnh và nhất là giá trị to lớn của bi kịch Hi Lạp.
1.2. Xôphôclơ - Hôme của nghệ thuật kịch
1.2.1. Cuộc đời
Xôphôclơ được mệnh danh là nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh. Ông sinh ra ở Côlônơ gần Aten trong một gia đình quý tộc vừa giàu vừa có quyền, ông bố là của xưởng sản xuất vũ khí nên từ nhỏ ông đã được hấp thụ một nền giáo dục toàn diện và sớm có năng khiếu thơ ca. Tương truyền rằng, năm ông 16 tuổi, ông đã chơi đàn Lia trong dàn nhạc chào mừng những người chiến thắng Xalamin trở về. Ông được mệnh danh là “người con cưng của hạnh phúc” vì có ngoại hình đẹp, lại có đầy đủ mọi tài năng về vũ, nhạc, thơ, diễn xuất…Ông đạt được các giải cao trong các cuộc thi về thơ ca, thể thao…Cuộc đời Xôphôclơ gắn liền với hai thời kì của xã hội Aten: Đó là thời kì Aten cực thịnh với triều đại Pêriklex hoàng kim và thời kì suy thoái, khủng hoảng của một Aten ôm mộng bá chủ đã dại đột đọ sức với một kẻ địch thiện chiến, quả cảm và kiên trì là Xpáctơ. Thời kì cực thịnh của nền dân chủ diễn ra sau cuộc chiến tranh Hi – La khi Aten trở thành một quốc gia hùng phát triển nhất của Hi Lạp, làm bá chủ trên mặt biển và cầm đầu một đồng minh có đến 150 thành bang khác, mà thường có những cống nạp để làm giàu cho thành bang Aten. Đó cũng là thời kì Aten tiến hành xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga nhưng thanh thoát và trong sáng, những pho tượng tuyệt vời của Phiđiat, Praxiten ca ngợi vẻ đẹp của hình thể con người… Những thành tựu về kiến trúc và điêu khắc không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Hi Lạp mà còn là niềm tự hào của nhân loại, sau này trở thành những kì quan của thế giới. Đây cũng là thời kì diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, của khoa học chống tôn giáo… Đó là giai đoạn có một không hai của lịch sử Hi Lạp diễn ra dưới triều đại của Pêriklex – một chính khách sáng suốt, khéo léo đầy tài năng, xuất thân từ tầng lớp quý tộc công thương tiến bộ, giàu tinh thần dân chủ, tự do.
Cũng dưới triều đại của Pêriklex, Aten được coi như trung tâm của sự phát triển văn hóa, giáo dục. Nhiều trường học và trường phái triết học, khoa học đã mở ra, nhiều sáng tác văn học có giá trị lớn xuất hiện. Pêriklex trong bài diễn văn Ca ngợi Aten đã thể hiện khuynh hướng nghệ thuật của thời đại qua câu nói tiêu biểu “chúng ta yêu cái đẹp trong sự giản dị”.
Bản thân ông là nhà hoạt động xã hội được nhân dân tín nhiệm, bầu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy hành chính quân sự dưới thời Pêriklex và Nixiax. Năm 443, ông được nhân dân bầu vào Ban quản lí ngân khố quốc gia. Năm 440, ông được bầu vào Bộ tham mưu chiến lược của Aten. Năm 411, ông được bầu vào đoàn quan tòa của thị trấn Côlôn. Ngay cả khi ông đã 80 tuổi vẫn được cử trong số 10 người thay mặt của nhân dân để giải quyết những vấn đề cấp thiết. Ông tích cực tham gia những công việc thờ cúng có tính chất lễ nghi tôn giáo, do đó được nhân dân quý mến, và sau này khi ông mất, thậm chí họ còn xây cất cho ông một ngôi đền nhỏ thờ ông như một vị anh hùng.
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Là nhà thơ của bi kịch, ông có một sự nghiệp rất vĩ đại: ông để lại trên 100 vở kịch nhưng hiện nay chỉ còn lại 7 vở: Ajắc, Những người phụ nữ xứ Trasi, Ăngtigôn, Êđip làm vua, Êlêctơrơ, Philôctet, Êđip ở Côlônơ. Vở kịch đầu tiên của ông (nay đã thất lạc), nhan đề là Tritôlem, tương truyền rằng có sức hấp dẫn khán giả mãnh liệt đến nỗi viên accôngta tổ chức việc thi kịch đã không để cho vở kịch được chấm thi theo thủ tục thông thường mà giao nó cho các nhà chỉ huy quân sự do Ximông đứng đầu xem xét. Vở kịch đem lại giải nhất cho Xôphôclơ.
Xôphôclơ đã có công không nhỏ trong việc phát t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status