Đặc trưng của không gian, thời gian trong ca dao Việt Nam - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Đặc trưng của không gian, thời gian trong ca dao Việt Nam



Tần số xuất hiện của Chiều chiều trong kho tàng ca dao Việt Nam nói chung là rất cao. Nhiều tác giả đã xem chiều chiều là cái khoảnh khắc thời gian trữ tình đã trở thành công thức ngữ nghĩa nghệ thuật riêng của ca dao: “Người bình dân xưa với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm càng có nhiều khả năng cảm nhận thời khắc này như một sự trùng khớp giữa tâm cảnh và ngoại cảnh, tạo nên một vùng thẩm mỹ riêng độc đáo để kết tinh thành những bài ca dao phong phú với mẫu đề chiều chiều”



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

ng gian xã hội”. Theo tác giả thì không gian nghệ thuật trong ca dao truyền thống chủ yếu là không gian trần thế, đời thường bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa mang tâm trạng tình cảm chung của nhiều người.
Trong cuốn Thi pháp văn học dân gian, nhà nghiên cứu Lê Trường Phát cũng đã tìm hiểu vấn đề không gian nghệ thuật trong ca dao. Tác giả khẳng định không gian trong ca dao là không gian vật lí, đó là không gian thực tại khách quan như nó vốn có. Ngoài ra còn có không gian xã hội – nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống với những mối quan hệ giữa con người với con người”.
D.X Likhachốp trong cuốn Thi pháp Văn học Nga cổ  đã nói: “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả − là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và đổi thay của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ văn học”.
 Về cách diễn đạt thời gian, trong bài Về một phương diện nghệ thuật của ca dao, Trần Thị An đã đưa ra nhận xét rằng trong ca dao tình yêu, thời gian cá nhân riêng biệt, thời gian khách quan, thời gian xã hội bị nhạt nhoà. Do đó, trong việc miêu tả thời gian, người bình dân thường sử dụng những cách nói ước lệ, công thức.
Một nhận định nữa của Nguyễn Xuân Kính :“không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người”
Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu về ca dao ,cũng như đặc trưng của không gian thời gian trong ca dao .
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu : : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao
Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu qua những bài ca dao Việt Nam.
4.Phương pháp nghiên cứu
Thông qua nguồn tài liệu trên thư viện nhà trường ,cũng như nguồn tư liệu trên các phương tiện thông tin đai chúng (báo,mạng internet..)và từ việc đọc tài liệu đã giúp tui tích lũy kiến thức để hoàn thành đề tài này.
Trong tiểu luận tui đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau :
-Phương pháp thống kê ,phân loại.
-Phương pháp so sánh đối chiếu.
-Phương pháp phân tích chứng minh.
-Phương pháp tổng hợp.
5.Bố cục
Đề tài ngoài phần mở đầu , kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính được bố cục làm hai chương chính :
Chương 1: Những nét khái quát về ca dao .
Chương 2 : Đặc trưng không gian và thời gian trong ca dao .
NỘI DUNG
Chương 1: Những nét khái quát về ca dao
Khái niệm ca dao
Đã có không ít tài liệu đề cập đến khái niệm ca dao nhưng theo cách hiểu thông thường thì “ Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi tiếng đệm , tiếng láy…Sự phân biệt giữa ca dao và dân ca chỉ là ở chỗ khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến những lời thơ dân gian , còn khi nói đến dân gian người ta nghĩ đến làn điệu ,những thê thức hát nhất định ….Khái niệm ca dao đã được quy định dung để chỉ bộ phận cốt lõi nhất , tiêu biểu nhất :đó là những câu hát trở thành cổ truyền của nhân dân ta” .
Cũng có ý kiến khác về khái niệm ca dao như : (ca: bài hát thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc) là những câu hát theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian, thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm, nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Ca dao còn được gọi là phong dao ("phong" là phong tục). Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu của một xứ, một vùng.
Còn với Vũ Ngọc Phan theo ông thuât ngữ “Ca dao” vốn là tên gọi Hán Việt ,được các nhà nghiên cứu Văn nghệ dân gian Trung hoa gọi cho hai loại Dân ca khác nhau .
Như vậy , ca dao là lời ca dân gian .Lời ca là lời của các làn điệu dân ca và các sáng tác ngâm vịnh của các nhà Nho được hòa vào dòng chảy dân gian .Khái niệm ca dao được xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống . Ca dao là tiếng nói của tình cảm.
1.2 Đặc trưng thi pháp của ca dao
*thể thơ :
- thể lục bát
Đa số ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát. Theo thống kê của Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “ ca dao Việt Nam”, có 973 lời được sáng tác theo thể thơ lục bát, chiếm 95%. Theo thống kê trong cuốn “Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam” thì có 5337/5600 lời sáng tác bằng thể thơ lục bát, chiếm 95,3%. Nhịp điệu thể thơ lục bát về cơ bản là nhịp 2/2/2, 2/4/2, 4/4, khi diễn ra những tình cảm thương yêu,buồn đau mất mát thì thể thơ lục bát sử dụng cách gieo vần bằng và nhịp điệu phổ biến là 2/2/2 đã thể hiện được điều đó:
Người thương/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ buồn hương/ lạnh lùng
- Thể song thất:
Đây là thể loại đặc biệt ở ca dao. Theo Nguyễn Xuân Kính thì trong thơ bác học, không có tác phẩm nào chỉ có hai câu thất. Câu thất thường khẳng định:
Áo vá vai/ vợ anh không biết
Áo vá quàng/ chí quyết vợ anh
Hai cặp song thất càng tăng thêm sự khẳng định, sự kết luận chắc chắn:
Trầu không vôi/ ắt là trầu lại mình
Cau long hạt/ ắt là cau già
Mình không lấy ta/ ắt là thiệt
Ta không lấy mình/ ta biết lấy ai.
- Thể vãn:
Thể vãn là thể đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Thể văn gồm những câu 4,5,6 và vần chân cứ mỗi đoạn lại lặp lại hai câu:
Thể văn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm.
Thể lục bát kết hợp với thể văn tạo cho bài ca có thể vững chắc, là điểm nhấn kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lể lan man của thể văn. Có nhiều luc phải kể lể sự tình, phải bộc bạch nỗi ấm ức trong lòng, câu thơ lục bát kéo dài ra sẽ làm hạn chế chức năng của nó, vì thế thể lục bát kết hợp với thể văn để bài ca có giọng kể lể dẫn dắt.
- Thể hỗn hợp:
Đây là thể kết hợp nhiều thể khác nhau trong một lời ca. Chẳng hạn lời ca sau đây kết hợp giữa các câu có số chữ khác nhau: 6+ 4+ 4+ 4+ 4+ 6/8:
Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước.
* Cấu trúc ngữ nghĩa:
- Cấu trúc lời đơn
Đây là dạng cấu trúc chỉ có một vế đơn
“Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ba làm mười
- Cấu trúc lời đôi:
+ Cấu trúc đối giải: Đây là kiểu cấu trúc đối đáp để giải bày tâm sự:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng mở lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn đào mở lối nhưng chưa ai vào”.
* Nhân vật, biểu tượng
- Nhân vật trong ca dao không phải là nhân vật tính cách mà là nhân vật trữ tình - tâm trạng:
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng”.
Hay đó là nhân vật của những nét tính cách:
“Gặp đây anh nắm cổ tay
Anh hỏi câu này có lấy anh không?”
Xây dựng nhân vật tâm trạng, chủ yếu là tâm trạng tình yêu mà nét buồn nhớ vẫn là nét chủ yếu trong tâm trạng tình yêu.
Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng. Trong ca dao có rất hiều hình tượng mang tính biểu tượng.
+ Biểu tượng con cò: con cò tượng trưng cho ngời nông dân Việt Nam cần cù, chất phác:
“Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo tiễn chồng tiếng khóc nỉ non”.
* Đặc trưng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status