Tiểu luận Đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam - pdf 14

[h2:dvzqd575]Download miễn phí Tiểu luận Đặc trưng truyền thống văn hóa Việt Nam[/h2:dvzqd575]



Đặc trưng văn hoá truyền thống trong trang phục của cư dân Đông Nam Á trước kia là cởi trần đóng khố. Lúc này con người chưa chú trọng đến việc mặc mà chủ yếu tìm cách kiếm nguồn thức ăn duy trì cuộc sống . Tiện những vật dụng có trong tự nhiên như cành lá, vỏ cây đan vào nhau để che thân. Dần Dần khi đời sống tiến bộ hơn, con người chú trọng hơn đến cách ăn mặc, trang phục thì lúc này mỗi quốc gia lại sáng tạo một loại trang phục, một cách ăn mặc sao cho phù hợp tuy nhiên đi theo đặc trưng chung nhất của khu vực Đông Nam Á là giữ nét kín đáo, trang nhã, tôn lên vẻ đẹp của con người Á Đông.
[h3:dvzqd575]Tóm tắt nội dung:[/h3:dvzqd575]ây trồng lớn trên thế giới.
Với các yếu tố địa hình thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều và có gió mùa, hệ thống thuỷ lợi (Tại Việt Nam theo như một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sáng tạo nhất của Việt Nam tìm ra được chính là hệ thống đê điều)… đã tạo cơ sở thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Và cũng chính từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của cây lúa đã trở thành yếu tố hạt nhân mang tính lịch sử đầu tiên tạo ra một khu vực văn hoá Đông Nam Ávới nền văn minh lúa nước có từ ngàn đời mang những đặc trưng : Tính bám đất, một yếu tố thiêng liêng sống còn chỉ có ở những cư dân nông nghiệp (truyền thống yêu nước cũng có cơ sở xuất phát từ đây); Yếu tố tự túc, chính là việc tự cung tự cấp, người dân làm ra của cải, lương thực thực thực phẩm để phục vụ cho chính nhu cầu sống, quá trình lao động và sinh hoạt của cá nhân và toàn xã hội; Yếu tố hướng nội, chỉ biết mình, riêng mình là nhất, thể hiện rõ nét trong tâm lý cư dân Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, thêm vào đó là yếu tố đóng cửa khiến cho đời sống nhân dân và các mối quan hệ, thông thương rất dễ rơi vào tình trạng trì trệ, thiếu nhạy bén…Ngoài ra còn tạo ra một giá trị hành động trường cửu “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” giá trị ấy không chỉ đúng trong quá khứ mà còn phù hợp với hiện tại và trong cả tương lai.
Không phải ngẫu nhiên biểu tượng của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á luôn là bó lúa – nó “thể hiện cái thống thất nhưng thống nhất trong đa dạng”. Cây lúa tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và mang những giá trị văn hoá tốt đẹp:
Tính lựa chọn : Người ta trồng lúa để tạo ra nguồn lương thực, trồng lúa để mưu sinh cuộc sống. Ngoài ra lúa cũng trở thành nguồn cảm hứng mang đầy tính nghệ thuật trong ca dao, dân ca, thơ hoạ…
Tính lịch sử, cố kết cộng đồng : Cây lúa đã giúp gắn kết cộng đồng trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. Những nền văn minh nông nghiệp lúa nước ở các quốc gia phương Đông đều gắn liền với lịch sử ra đời của cây lúa, Lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu trong từng thời kỳ thăng trần của đất nước.
Tính cần cù, ưa lao động: Nhắc đến cây lúa là nhắc đến hình ảnh của người nông dân lam lũ, vất vả chịu khó một nắng hai sương để làm ra hạt ngọc cho đời
Tính biểu trưng: Cây lúa trở thành hình ảnh biểu trưng tiêu biểu cho cuộc sống sung túc, no đủ. Mặt khác còn là hình ảnh của người nông dân, hình ảnh của bản làng, quê hương đất nước
Ngoài ra giá trị văn hoá của cây lúa còn được thể hiện thông qua tính hợp tác và tiết kiệm.
Đối với người Việt, cây lúa không chỉ là một loại lương thực quý mà còn là một biểu tượng trong văn chương ẩn dưới “bát cơm, hạt gạo”. Trong những năm gần đây, từ nước thiếu lương thực trầm trọng đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Không chỉ có giá trị đối với sự sống, cây lúa và hạt gạo còn đi vào thơ ca dân gian: “em xinh là xinh như cây lúa”…Qua hàng nghìn năm lịch sử, cây lúa cũng gắn bó mật thiết trong đời sống tinh thần của con người qua ngôn ngữ hàng ngày, cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng. Cây lúa gần gũi với người nông dân như bờ tre, khóm chuối, thấm đẫm tình người và hồn quê hoà quyện thân thương – cây lúa một văn hoá rất Việt Nam.
Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt, với hồn Việt là lẽ dĩ nhiên. Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê. Càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Có thể nói, từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người, làng quê Việt nam, và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh - nền văn minh lúa nước. Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau.
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc, lúa cũng là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Cây lúa, hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân Việt Nam coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa, chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác. Cây lúa không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế, xã hội mà còn có giá trị lịch sử, bởi lịch sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc Việt Nam, in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước. Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Như vậy, Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.
2, Thuần dưỡng trâu, bò, ngựa.
Những loài vật trên đều rất phổ biến và thích ứng tốt với địa hình, khí hậu cũng như là đặc điểm của một nền sản xuất nông nghiệp.
Ban đầu con người săn bắt lấy thịt, sau được thuần dưỡng vừa để lấy thịt, vừa làm công cụ cày bừa( theo lề lối canh tác “Thuỷ nậu”), vật tế thần. Hình ảnh hội đâm trâu của người việt cổ còn được trạm khắc trên trống đồng và vẫn còn sống động trong lễ hội mùa xuân ở Tây Nguyên.
Những con vật gắn bó gần gũi với con người, với người nông dân; đó còn là biểu tượng linh thiêng, vật tế thần. Ví dụ như : biểu tượng trâu vàng của Seagame. Tây Nguyên cũng lấy biểu tượng con trâu làm vật linh thiêng, trâu ở đây được nuôi không phải để giết thịt hay cày cấy mà được sử dụng vào mục đích duy nhất phục vụ trong các dịp tế thần, vật tế thay cho con người, nhằm xua đi những vận nạn, những điều không may.
Kể từ thời đại vua Hùng dựng nước, con Trâu trở nên một nhân tố cấu trúc hữu cơ của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước Việt Nam: "Con Trâu là đầu cơ nghiệp".
Cảnh sắc thường thấy trong môi trường sinh thái - nhân văn Việt Nam là cảnh:
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa!
Trâu kéo cày dưới thung đồng. Trâu kéo gỗ trên ngàn, kéo lết không cần xe bánh... Những đoàn xe trâu đi trên đường Trường Sơn, từ Quảng Bình tới Quảng Nam, đã được Lê Quý Đôn (thế kỷ 18) mô tả kỹ lưỡng trong Kiến văn tiểu lục...
Và trâu còn được dùng trong chiến trận. Đinh Bộ Lĩnh và bầy trẻ mục đồng trong thung lũng Hoa Lư cưỡi trâu, rước cờ lau tập trận. Lê Đại Hành lùa trâu cùng quân sĩ đứng dày đặc trên hai bờ sông Hoàng Long để đón chào và dọa dẫm sứ th

Download miễn phí cho ae Ket-noi
7yr3UJ24M4BXYJ3

Xem thêm
Nét đặc trưng văn hóa việt nam
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status