Nghiên cứu sử dụng hợp lý phân hữu cơ kết hợp phân khoáng đối với cây lúa trên đất bạc màu Bắc Giang - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu sử dụng hợp lý phân hữu cơ kết hợp phân khoáng đối với cây lúa trên đất bạc màu Bắc Giang



Mục lục
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan
Lời Thank
Mục lục
Danh mục, các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các đồ thị
MỞ ĐẦU 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học 4
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thâ m canh lúa 5
1.3. Tổng quan về đất bạc màu 8
1.3. Những nghiên cứu về phân bón cho lúa 10
1.3.1. Những nghiên cứu về phân bón cho lúa trên thế giới 10
1.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 16
CHưƠNG 2: ĐỐI TưỢNG, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU28
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28
2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 29
2.3. Nội dung nghiên cứu 29
2.4. Phương pháp nghiên cứu 30
2.5. Phạm vi nghiên cứu. 36
CHưƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUÂN 38
3.1. Điều kiện tự nhiên – Khí hậu thời tiết tỉnh Bắc Giang 38
3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp . 41
3.3. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón và năng suất lúa 42
3.4. Kết quả sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng . 44
3.4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến
sinh trưởng, phát triển .44
3.4.2. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .53
3.4.3. Hiệu suất sử dụng phân chuồng đối với cây lúa . 65
3.4.4. Hiệu quả nông học của việc bón phối hợp 68
3.4.5. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ đến
một số tính chất đất sau thí nghiệm 73
3.4.5. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ đến
cân bằng dinh dưỡng 76
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
4.1. Kết luận 79
4.2. Đề nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 89
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

quy hoạch bố trí vùng sản xuất lúa
thâm canh cao ở các huyện trọng điểm sản xuất lúa như Hiệp Hoà, Việt Yên,
Tân Yên, Yên Dũng… và nâng cao năng suất lúa lên 55,0 – 60,0tạ/ha [26].
3.3.2. Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa
Để đánh giá được mối quan hệ giữa mức độ đầu tư thâm canh và năng suất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
cây lúa của người dân trên địa bàn nghiên cứu chúng tui đã tiến hành điều tra
60 hộ dân trên 6 đội sản xuất của 2 xã Lương Phong huyện Hiệp Hoà và xã
Ngọc Vân huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, kết quả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2: Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa xuân năm
2007 tại huyện Tân Yên và Hiệp Hoà, Bắc Giang.
Chỉ tiêu Số hộ P/C
(Tấn/ha)
N
(Kg/ ha)
P205
(Kg/ ha)
K20
(Kg/ha)
Năng suất
(Tạ/ ha)
Trung bình 20 8,4 92,6 65,1 89,9 47,0
Mức cao 14 9,7 127,8 72,8 133,3 55,6
Mức thấp 26 5,6 89,4 45,8 72,0 38,9
n 60 60 60 60 60 60
Ở vụ xuân, lượng phân bón cho cây lúa với mức trung bình là 8,4 tấn phân
chuồng + 92.6N + 65,1P205 + 89,9K20 đã cho năng suất đạt 47,0 tạ/ha. Tuy
nhiên, việc áp dụng phân bón cho lúa xuân không đồng đều và mất cân đối
giữa các hộ. Với những hộ có điều kiện kinh tế thì lượng phân bón cao (thậm
chí lượng đạm và kali quá cao so với mức khuyến cáo của các nhà khoa học
trên đất bạc màu), ngược lại các hộ còn gặp khó khăn thì lượng phân bón
thấp, kết quả là năng suất lúa xuân có sự biến động lớn (từ 38,9 – 55,6 tạ/ha).
Bảng 3.3: Kết quả điều tra lượng phân bón và năng suất lúa mùa năm 2007
tại huyện Tân Yên và Hiệp Hoà, Bắc Giang.
Chỉ tiêu Số hộ P/C
(Tấn/ha)
N
(Kg/ ha)
NPK
(Kg/ha)
K20
(Kg/ha)
Năng suất
(Tạ/ ha)
Trung bình 26 8,7 89,0 418,5 83,3 43,1
Mức cao 11 10,9 140,6 555,6 116,7 50,0
Mức thấp 23 5,6 51,1 277,8 66,7 38,9
n 60 60 60 60 60 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
Ở vụ lúa mùa sớm phân hoá học được bón với lượng trung bình là 89N +
418,5NPK(5- 10- 3) + 83,3K20 tương đương với 110N + 42P205 + 121K20.
Mức bón này thì đạm và kali quá cao so với lân gây mất cân đối về dinh
dưỡng dẫn đến năng suất lúa không cao. Điều này có thể do việc đầu tư phân
bón tổng hợp NPK cho sản xuất tuy có tác dụng tốt vì ngoài các yếu tố chính
là đạm, lân và kali ra nó còn có tác dụng bổ xung thêm một số các nguyên tố
trung và vi lượng khác. Tuy nhiên nó lại gây khó khăn cho người dân trong
việc quy đổi loại phân hỗn hợp sang phân đơn.
3.4. Kết quả sử dụng phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng cho cây lúa trên
đất bạc màu Bắc Giang.
Qua quá trình thực hiện thí nghiệm đồng ruộng vụ xuân và vụ mùa năm 2008
đối với giống lúa Khang dân 18, chúng tui đã thu được các kết quả sau:
3.4.1. Ảnh hưởng của bón phối hợp phân hữu cơ và phân khoáng đến sinh
trưởng, phát triển và sinh khối cây lúa Khang dân 18 trên đất bạc màu Bắc
Giang vụ xuân và vụ mùa năm 2008.
3.4.1.1. Ảnh hưởng của bón kết hợp phân khoáng và phân chuồng đến động thái
sinh trưởng chiều cao cây lúa.
Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng của cây. Sự tăng
trưởng chiều cao cây quyết định lượng vật chất hữu cơ được đồng hoá và tích luỹ
trong thân lá. Đối với cây lúa chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng
có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hạt lúa.
Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu hai yếu tố là giống và phân bón. Để cây
lúa đạt chiều cao tối đa do giống quy định thì phân bón có tính chất quyết định và
đóng một vai trò quan trọng. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều cao
cây lúa sẽ tăng dần theo thời gian sinh trưởng.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của các công thức phân bón đến chiều cao cây lúa
khang dân 18, số liệu bảng 3.4 cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Ở cả ba thời điểm theo dõi nếu ta chỉ bón phân chuồng từ 5 - 15 tấn/ha luôn
cho chiều cao cây thấp hơn so với công thức NPK và sự sai khác này rất có ý
nghĩa ở mức 95%.
Trên cùng một nền phân chuồng các công thức có mức bón NPK khoáng cao
hơn luôn cho chiều cao cây cao hơn, điều này thể hiện ở cả vụ xuân và vụ mùa.
Trên cùng một nền NPK khoáng các công thức có mức bón phân chuồng cao
hơn chiều cao cây lúa đạt cao hơn song sự sai khác này chưa có ý nghĩa ở độ tin
cậy 95%.
Công thức có mức bón cao nhất (15 tấn P/C + 100%NPK) cho chiều cao
cây đạt cao nhất (ở cả vụ xuân và vụ mùa) trên cả ba thời điểm theo dõi
(đẻ nhánh rộ, làm đòng và thu hoạch).
Giai đoạn đẻ nhánh rộ chiều cao cây tăng trưởng chậm, sự sai khác giữa
các công thức chưa đáng kể. Tuy nhiên đến giai đoạn làm đòng tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây mạnh hơn và đã có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức phân bón
trong đó công thức 12 (15 tấn P/C + 100%NPK) cho chiều cao cây đạt cao nhất,
tăng so với công thức không bón phân 131,9% ở vụ xuân và 125,4% ở vụ mùa.
Giai đoạn thu hoạch là giai đoạn chiều cao cây lúa đạt tối đa và đây cũng là
giai đoạn sự sai khác về chiều cao cây do ảnh hưởng của phân bón giữa các công
thức thể hiện rõ nhất: kết quả cho thấy ở cả vụ xuân và vụ mùa công thức không
bón phân chiều cao cây luôn đạt thấp nhất (78,6cm ở vụ xuân và 95,2cm ở vụ
mùa). Công thức cho chiều cao cây đạt cao nhất là công thức 12 (đạt 97,7cm ở vụ
xuân và 112,3cm ở vụ mùa).
Nghiên cứu về ảnh hưởng của bón phân chuồng đến chiều cao cây kết quả
cho thấy: ở cả 3 giai đoạn đẻ nhánh rộ, làm đòng, thu hoạch trên nền không bón
phân khoáng khi bón thêm phân chuồng chiều cao cây cũng tăng lên, trong đó
công thức bón 15 tấn phân chuồng cho chiều cao cây đạt cao nhất và công thức
bón 5 tấn phân chuồng chiều cao cây đạt thấp nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Khi ta tăng lượng phân khoáng từ 50%NPK đến 100%NPK và tăng dần
lượng phân chuồng từ 5 đến 15 tấn trên ha thì chiều cao cây cũng tăng tỷ lệ
thuận với số lượng phân chuồng và phân khoáng bón vào. Tuy nhiên trên nền
bón 100%NPK khi bón thêm 5, 10 hay 15 tấn phân chuồng sự sai khác về
chiều cao cây lúa ở giai đoạn thu hoạch (ở cả vụ xuân và vụ mùa) đều nằm
trong sai số thí nghiệm. Nhìn chung ảnh hưởng của phân chuồng đến chiều
cao cây lúa thể hiện rõ nhất ở các công thức bón giảm lượng phân khoáng.
Điều ®ã cho thÊy viÖc bón phân chuồng là biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho
cây trồng ®ång thêi cũng là biện pháp tăng nhanh tốc độ sinh trưởng của cây
trồng, tăng sinh khối của cây.
Nghiªn cøu ảnh hưởng của mùa vụ đến chiều cao cây kết quả cho thấy:
Chiều cao cây ở vụ xuân thấp hơn vụ mùa, điều này là do điều kiện thời tiết ở vụ
xuân nhiệt độ thấp gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu, vận chuyển dinh dưỡng,
từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chiều cao của cây lúa. Còn ở vụ
mùa, do nhiệt độ cao, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho khả năng hấp thu dinh
dưỡng, từ đó giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển một cách tốt nhất và đạt c...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status