Nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Bến Tre, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1-4
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN. 5-21
1.1. Tín dụng ngân hàng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM. 5-13
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng. 5-8
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của NHTM. 8-13
1.2. Những yêu cầu đặt ra đối với tín dụng ngân hàng trong việc góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế. 13-14
1.3. Tác động của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy kinh tế phát triển.14-16
1.3.1. Tín dụng ngân hàng gópphần đáp ứng yêu cầu vốn cho phát triển kết
cấu hạ tầng kinh tế. 14
1.3.2. Tín dụng ngân hàng đáp ứng yêu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. 15
1.3.3. Tín dụng ngân hàngđáp ứng yêu cầu vốn cho ứng dụng tiến bộ khoa
học-công nghệ nhằm phát triển sản xuất kinh doanh. 15-16
1.4. Chất lượng và hiệu quả tín dụng 16-21
1.4.1. Chất lượng tín dụng 16-19
1.4.2. Hiệu quả tín dụng 19-21
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT BẾN TRE TRONG THỜI GIAN QUA 22-39
2.1. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre thời gian qua.22-27
2.2. Tình hình đầu tư tín dụng củachi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre giai đoạn 2003-200527-31
2.2.1. Giới thiệu sơ nét về chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre 27-28
2.2.2. Tình hình huy động vốn 28
2.2.3. Tình hình đầu tư tín dụng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội địa phương 28-31
2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre31-34
2.3.1. Những mặt đạt được 31-32
2.3.2. Một số hạn chế 33-34
2.4. Những cơ hội, thuận lợi và khókhăn, thách thức trong họat động tín
dụng của chi nhánh NHCT Bến Tre thời gian tới. 35-39
2.4.1. Những cơ hội, thuận lợi 35-36
2.4.2. Những khó khăn, thách thức 36-39
CHƯƠNG III: GỈAI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHCT TỈNH BẾN TRE, GÓP
PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN 40-64
3.1. Định hướng phát huy vai trò tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 40-48
3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2006-2010 40-43
3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của hệ thống NHCT
Việt Nam phấn đấu đến năm 2010 43-46
3.1.3. Mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT tỉnh Bến Tre 46-48
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của
chi nhánh NHCT Bến Tre. 48-64
3.2.1. Giải pháp của các cơ quan quản lý Nhà nước 48-56
3.2.2. Giải pháp tại chi nhánh 56-64
KẾT LUẬN 65-66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

øi nhu
cầu vốn cho các hộ sản xuất phát triển nông, lâm, diêm ngư nghiệp và thương mại
- dịch vụ, tạo nên những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế – xã hội nông
thôn.
(Phụ lục 4: Số liệu về tình hình đầu tư tín dụng phát triển NN&NT)
2.2.3.2. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN): thời gian qua chi
nhánh đã mạnh dạn tăng trưởng đầu tư tín dụng đối với mọi thành phần kinh tế đặc
biệt là các DNVVN họat động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khai thác thế
31
mạnh kinh tế của tỉnh. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã trở thành những doanh
nghiệp lớn, kinh doanh ngày càng phát triển và hiệu quả.
(Phụ lục 5: Số liệu về tình hình đầu tư tín dụng đối với các DNVVN)
Tuy hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua còn gặp nhiều
khó khăn nhưng việc đầu tư vốn của chi nhánh vẫn đảm bảo tính nguyên tắc và chế
độ tín dụng, đồng thời từng lúc tham gia với các cấp lãnh đạo địa phương để giải
quyết những khó khăn, vướng mắc và sắp xếp lại hoạt động cho các doanh nghiệp.
Nhờ vậy, mặc dù các DNNN tại địa phương không tăng về số lượng, nhưng chất
lượng hoạt động của các doanh nghiệp đều có sự phát triển. Từ đó đã góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương phù hợp với hướng đi CNH-HĐH của cả
nước. Điển hình như công ty Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre. Từ một doanh
nghiệp nhỏ kinh doanh trong lĩnh vực lâm sản, kể từ khi có quan hệ tín dụng tại
chi nhánh NHCT Bến Tre, công ty không những nhận được sự hổ trợ về vốn mà còn
được chi nhánh tư vấn, góp ý, đoán rủi ro để xây dựng phương án kinh doanh có
hiệu quả. Hiện nay công ty đã bổ sung thêm nhiều chức năng kinh doanh như đóng
tàu đánh bắt xa bờ, khai thác đánh bắt thủy sản xa bờ, nuôi trồng thủy sản, chế biến
thủy sản xuất khẩu ... trong đó mô hình đoàn tàu đánh bắt xa bờ và nuôi tôm công
nghiệp của công ty được đánh giá là điển hình tiên tiến của tỉnh, hiệu quả kinh
doanh của công ty ngày càng cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, thực hiện
nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách ngày càng tăng. Nhà máy chế biến thủy sản xuất
khẩu của công ty với dây chuyền sản xuất hiện đại, công suất thiết kế 6.000 tấn sản
phẩm/năm, sau 02 năm đi vào họat động đã đạt trên 60% công suất thiết kế, sản
phẩm xuất khẩu đã thâm nhập được vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU,
Nhật…. góp phần gia tăng đáng kể kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Để góp phần thực hiện chương trình phát triển thủy sản của tỉnh, trong thời
gian qua, đặc biệt là năm từ 2002 chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay các dự án nuôi
32
tôm công nghiệp tại các vùng quy hoạch của tỉnh và các dự án phát triển phương
tiện xà lan, cần cẩu xáng cạp phục vụ cho các ngư trường nuôi tôm, trong đó có
nhiều dự án đạt hiệu quả rất cao điển hình như các dự án nuôi tôm công nghiệp của
Công ty Xuất nhập khẩu lâm thủy sản Bến Tre nói trên .
Trong cho vay đẩy mạnh xuất khẩu chi nhánh luôn đáp ứng đầy đủ, kịp thời
nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu
các sản phẩm từ cây dừa. Đặc biệt trong năm 2002, chi nhánh đã đầu tư vốn cho
một công ty liên doanh với nước ngoài (Srilanca) chuyên sản xuất cơm dừa khô sấy
xuất khẩu, góp phần ổn định và nâng giá trị trái dừa cho bà con nông dân từ 500
đồng /trái lên 2.500 đồng /trái.
2.3. Đánh giá chất lượng và hiệu quả họat động tín dụng của chi nhánh
NHCT Bến Tre:
2.3.1. Những mặt đạt được:
- Mở rộng cho vay phù hợp với mức tăng trưởng bình quân chung của tòan hệ
thống, luôn tôn trọng sự chỉ đạo, điều hành của NHCT Việt Nam, đảm bảo thực
hiện thắng lợi các mục tiêu kinh doanh của chi nhánh phù hợp với định hướng của
tòan hệ thống NHCT Việt Nam trong từng giai đoạn. Dư nợ cho vay ngày càng tăng
theo hướng tích cực, đáp ứng vốn kịp thời, đầu tư vốn đúng hướng khai thác tiềm
năng và thế mạnh kinh tế địa phương.
- Phát triển họat động luôn đảm bảo mục tiêu an tòan-hiệu quả, tỷ lệ nợ quá
hạn lúc cao nhất cũng không vượt quá mức 5% trên tổng dư nợ, kết quả kinh doanh
luôn có lãi.
(Phụ lục 6: Bảng tổng hợp kết quả họat động tín dụng từ năm 2003 đến năm 2005)
- Với phương châm cạnh tranh chủ yếu bằng chất lượng phục vụ khách hàng,
không quá chú trọng cạnh tranh bằng lãi suất và hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện
tín dụng nên đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng của chi nhánh luôn được quan
33
tâm giáo dục, đào tạo, huấn luyện về đạo đức nghề nghiệp, về kỹ năng nghiệp vụ
và phong cách giao dịch văn minh lịch sự; quy trình nghiệp vụ thường xuyên được
cải tiến theo hướng đơn giản hóa thủ tục nhưng vẫn đảm bảo chặt chẽ về tính pháp
lý. Từ đó đã thu hút được lượng khách hàng đến với chi nhánh ngày càng đông (từ
hơn 15.000 khách hàng vay vào cuối năm 2000 tăng lên gần 20.000 khách hàng vào
cuối năm 2005).
- Tạo được sự đồng tình, thông cảm và ủng hộ của các cấp, các ngành tại địa
phương đối với hoạt động của chi nhánh. Mối quan hệ đó được tạo lập và duy trì
trên cơ sở hài hoà lợi ích kinh tế-xã hội của địa phương và lợi ích của chi nhánh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sóat nội bộ; chấp hành nghiêm pháp
luật Nhà nước, quy trình nghiệp vụ, cơ chế thể lệ của ngành, giữ nghiêm kỹ cương
điều hành.
- Thực hiện nghiêm túc công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Hạch tóan, thể
hiện chính xác, minh bạch chất lượng tín dụng theo đúng quy định về phân lọai nợ
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có biện pháp xử lý kịp thời, đúng đắn các
khỏan nợ có vấn đề.
- Triển khai tốt công tác thanh toán điện tử, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng
quốc tế góp phần tăng thu dịch vụ, hổ trợ tốt cho công tác huy động vốn và đầu tư
tín dụng.
- Do định hướng chiến lược tín dụng đúng đắn, cơ cấu tín dụng hợp lý, xác
định đúng khách hàng chủ lực nên chi nhánh đã phát triển được các họat động khác
như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngọai tệ thông qua việc đầu tư tín dụng đối với
các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu.
(Phụ lục 7: Bảng số liệu về tình hình họat động thanh tóan quốc tế và kinh doanh
ngọai tệ từ năm 2003 đến năm 2005)
34
Phần lớn ngọai tệ mua được chi nhánh phải bán về cho NHCT Việt Nam với
tỷ giá hạch tóan nội bộ nên không có lãi nhưng chi nhánh có thể chủ động cân đối
được nguồn ngọai tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu cho một số doanh
nghiệp trong tỉnh. Trong khi đó, vào những năm 2002 trở về trước, mỗi lần thanh
toán tiền hàng nhập khẩu chỉ cần khỏang hai ba chục ngàn USD chi nhánh cũng
phải chờ NHCT Việt Nam giải quyết.
2.3.2. Một số hạn chế:
Do không đủ điều kiện về phương tiện vật chất lẫn con người nên chi nhánh
chưa có phòng Nguồn vốn, không có địa điểm giao dịch và nhân sự riêng cho công
tác huy động vốn mà còn bố trí xen với các nghiệp vụ khác nên chất lượng phục vụ
khách hàng gởi tiền có phần hạn chế. Mặt khác, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status