Luận án Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, kinh nghiệm và giải pháp - pdf 14

Download miễn phí Luận án Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, kinh nghiệm và giải pháp



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN. . i
MỤC LỤC. .ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT. .iii
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ . iv
MỞ ĐẦU . . 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HẠ TẦNG KINH TẾ- XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN . 6
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn . 6
1.2. Kinh nghiệm phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn của một số nước và
vùng lãnh thổ. . 46
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
NÔNG THÔN Ở TỈNH BẮC NINH TỪ 1997 ĐẾN NAY, BÀI HỌCKINH NGHIỆM . . 60
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh . 60
2.2. Thực trạng phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1997 đến nay .70
2.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh . .125
Chương 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở NÔNG THÔN TỈNH BẮC NINH TRONG THỜI GIAN TỚI.134
3.1. Phát triển KT - XH và mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH nông thôn của tỉnh Bắc Ninh . .134
3.2. Một số giải pháp phát triển hạ tầng KT - XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh thời gian tới .143
3.3. Một số kiến nghị . .184
KẾT LUẬN.193
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊNQUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .195
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .196
PHỤ LỤC. .203



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

,
hố thu gom, mua trang thiết bị và hoá chất xử lý nước thải tập trung, tỉnh Bắc
Ninh quy định 20% tổng mức đầu tư sẽ dựa vào huy động dân đóng góp. Đối
với các dự án cấp nước sử dụng nguồn vốn ODA, nhân dân sẽ đóng góp xây dựng
các tuyến ống xương cá từ tuyến chính dẫn nước về các hộ gia đình và toàn bộ các
96
thiết bị liên quan đến cấp nước tại gia đình. Thực tế, trong thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thời gian
qua với tổng vốn đầu tư là 63.335 triệu đồng, vốn huy động nhân dân đóng
góp là 5.505 triệu đồng chiếm 7% [53, tr.16].
Bốn là: Đối với mạng lưới điện nông thôn
Trong quá trình phát triển mạng lưới điện trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh
đã hoàn thành bàn giao lưới điện cho ngành điện và dân cư thôn, xóm tự đầu
tư nhánh đường dây hạ thế từ đường trục chính vào nhà. Hiện nay năng lượng
dùng cho sản xuất và đời sống là vấn đề hệ trọng của các quốc gia, do vậy
đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng ở nông thôn là một trong những ưu
tiên, trọng điểm của Đảng, Nhà nước và của chính quyền tỉnh Bắc Ninh.
Năm là: Đối với phát triển mạng lưới chợ, cửa hàng buôn bán, kho bãi
nông thôn
Để phát triển mạng lưới chợ nông thôn, một mặt tỉnh đã cho phép địa
điểm xây dựng chợ được ưu tiên lựa chọn, bố trí ở những nơi trung tâm
huyện, xã thuận tiện cho việc chuyên chở hàng hóa, đi lại của dân cư khi họp
chợ và hỗ trợ kinh phí từ ngân sách, mặt khác có chính sách vận động thương
nhân đóng góp để xây dựng, cải tạo hệ thống chợ nông thôn. Kết quả huy
động nguồn vốn đóng góp của nhân dân từ năm 2003 đến năm 2007 là
102.977 triệu đồng chiếm 92% tổng vốn đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống
chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh [48, tr.7].
Sáu là: Đối với hạ tầng giáo dục - đào tạo nông thôn
Thực hiện công tác xã hội hoá phát triển hạ tầng ngành giáo dục - đào
tạo và chương trình mục tiêu kiên cố hoá trường, lớp học cho trường THCS,
trường tiểu học và mầm non. Trong những năm qua hạ tầng ngành giáo dục -
đào tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có sự biến đổi sâu sắc, đã đáp ứng được
yêu cầu của việc dạy và học của Bộ Giáo dục - Đào tạo đề ra. Cụ thể từ năm
2001-2007 đã huy động được 251.316 triệu đồng chiếm 49,9% so với tổng
mức đầu tư thông qua đóng góp tiền thu xây dựng của nhân dân và hỗ trợ của
các doanh nghiệp [49, tr.7].
97
Tính chung, từ năm 2001 đến năm 2007, ngân sách tỉnh Bắc Ninh đã
hỗ trợ 283.135 triệu đồng và cũng từ chính sách hỗ trợ này đã thu hút thêm
được 921.467 triệu đồng (gấp gần 4 lần vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ) từ nguồn
dân đóng góp, các doanh nghiệp tài trợ... cho đầu tư xây dựng hạ tầng KT - XH
ở nông thôn, trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 1.855 công trình các loại:
GTNT, kênh mương cấp 3, trụ sở xã, nhà sinh hoạt thôn, trường học, lớp học
phục vụ đời sống và sinh hoạt vùng nông thôn. Một số huyện đã xây dựng được
nhiều công trình hạ tầng KT - XH ở nông thôn như huyện Quế Võ với 405
công trình, huy động được 160.337 triệu đồng, huyện Tiên Du xây dựng được
239 công trình, huy động được 178.817 triệu đồng... (xem phụ lục 2.3).
* Chính sách về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý ngân sách
Các văn bản Quy phạm pháp luật của UBND tỉnh như Quyết định số
84/2000/QĐ-UB ngày 18/08/2000; Quyết định số 82/2001/QĐ-UB ngày
30/8/2001; Quyết định số 83/2003/QĐ-UB ngày 16/9/2003; Quyết định số
155/2005/QĐ-UB ngày 22/11/2005; Quyết định số 84/2007/QĐ-UB ngày
27/11/2007… và một số văn bản khác đã phân định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm
và quyền hạn của các cơ quan chức năng ở từng khâu của dự án trong quá
trình đầu tư xây dựng, trong đó có chia dự án theo nhóm A, B, C (theo tổng
mức vốn đầu tư) và từng loại nguồn (vốn ngân sách nhà nước, vốn của doanh
nghiệp nhà nước, vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của tư nhân) để quản lý.
Theo đó:
+ Về danh mục công trình xây dựng hạ tầng KT - XH: UBND cấp
huyện quản lý các chương trình đầu tư phát triển các trường THCS, trường
mầm non liên cơ, điện chiếu sáng trung tâm huyện... Đối với các xã có nguồn
thu lớn hơn nhiệm vụ chi thường xuyên thì được phân thêm nhiệm vụ chi đầu
tư các công trình như: Trụ sở xã, trạm y tế, trường học... và các cơ sở hạ tầng
khác do xã quản lý (ngân sách cấp trên không hỗ trợ).
+ Về mức đầu tư: UBND cấp xã phê duyệt dự án và phê duyệt quyết
toán dự án có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng trong phạm vi ngân sách xã,
UBND cấp huyện phê duyệt dự án và phê duyệt quyết toán dự án có tổng mức
đầu tư dưới 05 tỷ đồng trong phạm vi ngân sách huyện.
98
+ Về trình tự đầu tư và xây dựng: Tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện quy chế
quản lý đầu tư và xây dựng của Chính phủ và các nghị định của Chính phủ và
thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành về những quy định quản lý đầu tư,
quản lý đấu thầu, quản lý chất lượng công trình… Đồng thời tỉnh cũng đã có
những văn bản quy định về hồ sơ thủ tục, thời gian giải quyết đối với các dự
án đầu tư XDCB như đối với thẩm định và phê duyệt dự án (dự án nhóm C) là
15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, rút ngắn được 5 ngày so với Nghị định
12/2009/NĐ-CP là 20 ngày.
UBND tỉnh quy định rõ: Phòng Hạ tầng kinh tế, phòng Giao thông xây
dựng, phòng Tài chính... là đầu mối giúp UBND huyện và UBND xã thẩm tra
xem xét quyết định phê duyệt dự án, quyết toán công trình, cấp phép xây dựng và
quản lý nhà nước về đầu tư XDCB. Các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, hội Cựu
chiến binh, Thanh niên... cùng ban quản lý dự án cấp huyện giúp chủ đầu tư là
UBND xã thực hiện giám sát và quản lý chất lượng công trình.
Do hầu hết những dự án đầu tư trên địa bàn huyện, xã và sử dụng vốn
ngân sách huyện, ngân sách xã là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nên
việc tăng cường phân cấp cho chính quyền cấp huyện, xã phê duyệt dự án, phê
duyệt quyết toán… có tác động rất lớn đến giảm bớt thủ tục đầu tư XDCB của
dự án hạ tầng nông thôn, giảm bớt sự chồng chéo của nhiều cấp và quan trọng
hơn nữa là gắn trách nhiệm của cấp chính quyền cơ sở với tính hiệu quả của dự
án. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến năm 2007, chế độ, chính sách về quản lý đầu tư
và xây dựng có nhiều thay đổi và điều đó đã có tác động không nhỏ đến công tác
quản lý đầu tư và xây dựng của các dự án đầu tư hạ tầng KT - XH nông thôn.
2.2.2. Những thành tựu cơ bản về phát triển hạ tầng KT - XH nông thôn
và tác động của nó đến sự phát triển KT - XH nông thôn tỉnh Bắc Ninh
2.2.2.1. Những thành tựu cơ bản
* Hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn
- Về hệ thống hạ tầng GTNT
Trong 10 năm, từ 1997 đến 2007, toàn tỉnh đã đầu tư xây dựng mới, cải
tạo mở rộng được: 276 km đường nhựa, 1.886 km đường bê tông, cải tạo
99
được 3.726 km đường cấp phối, 85 cây cầu, 7.422 cái cống ngang, 172.437 m
cống dọc... Ban ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status