Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản - pdf 14

[h2:2j7fth8i]Download miễn phí Luận văn Nhận thức của sinh viên trường đại học Tiền Giang về sức khỏe sinh sản[/h2:2j7fth8i]
Với kết quảkhảo sát trên cho thấy: nguồn thông tin có mức độ ảnh hưởng “thường
xuyên” giúp SV có hiểu biết vềSKSS ởSV nói chung cũng nhưSVSP và SVNSP xếp theo
thứtựlà từ“phương tiện thông tin đại chúng” do chính SV nhận thức và tiếp cận được; từ
“gia đình”; từ“bạn bè”; từ“thầy cô”; từ“các trung tâm tưvấn” hay từ“các buổi sinh hoạt
đoàn thể”. Điều đó chứng tỏ đểkhắc phục hạn chếtrong nhận thức SKSS cho SV, ngoài
việc phát huy tính tích cực nhận thức của bản thân SV thì cần cung cấp thông tin cho SV từ
nhiều nguồn khác nhau đặc biệt là qua phương tiện thông đại chúng, tác động của gia đình
liên quan đến các nội dung vềgiáo dục SKSS, giáo dục giới tính, giáo dục dân số.

[h3:2j7fth8i]Tóm tắt nội dung:[/h3:2j7fth8i] hơn, tốt hơn so với nam
SV. các bạn đã có ý thức, có trách nhiệm cao trong việc lập thân, lập nghiệp và việc lựa
chọn bạn đời.
+ Xét theo ngành: SV và SVNSP đã lựa chọn độ tuổi “nam 20 tuổi và nữ 18
tuổi” là độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định với tỉ lệ cao với 83.8% ở SVSP, 82.3% ở
SVNSP xếp thứ nhất; xếp thứ hai là độ tuổi “nam 24 tuổi, nữ 22 tuổi” với 12.8% ở SVSP và
15.3% ở SVNSP; các độ tuổi còn lại các bạn lựa chọn với tỉ lệ thấp, chưa tới 3%. Điều này
cho thấy SVSP và SVNSP đã hiểu đúng, hiểu đấy đủ về độ tuổi thích hợp để kết hôn theo
luật định; thấy rõ trách nhiệm và vai trò của mình trong công việc sắp tới. Tuy về tỉ lệ khi
chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi” là độ tuổi thích hợp để kết hôn theo quy định của
pháp luật Việt Nam không chênh lệch nhau nhiều giữa SVSP và SVNSP nhưng qua đó
cũng cho thấy nhận thức của SVSP về vấn đề này có tốt hơn so với SVNSP.
* Nhận xét chung:
+ Đa số sinh viên đã hiểu đúng về độ tuổi thích hợp để kết hôn theo luật định,
khi chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi” với tỉ lệ cao.
+ Hơn 2/3 SV ở hai giới và SVSP và SVNSP cũng hiểu đúng về độ tuổi thích
hợp để kết hôn theo luật định trong việc chọn độ tuổi “nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi”. Tuy nhiên
tỉ lệ cao lại nghiêng về nữ SV và SVSP. Điều này cho thấy nữ SV và SVSP nhận thức vấn
đề này tốt hơn.
- Nhận thức của SV về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc.
Với 8 vấn đề được nêu khi đề cập đến các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc,
căn cứ vào kết quả điều tra ở SV đại học Tiền Giang , có thể nhận xét như sau:
+ Với sinh viên đại học nói chung: Các tiêu chuẩn đặt ra đều được các SV lựa
chọn với tỉ lệ cao thấp khác nhau. Tiêu chuẩn “có sự thống nhất về quan điểm sống, về quan
điểm đạo đức và hiểu biết tính tình của nhau” được SV lựa chọn nhiều nhất với 81,6% trong
tổng số 332 SV được điều tra, xếp thứ nhất; tiêu chuẩn “ổn định về nghề nghiệp” được SV
lựa chọn kế tiếp với 52.1%; xếp thứ ba là tiêu chuẩn “tình yêu sâu sắc đã qua thử thách”;
tiếp theo là tiêu chuẩn “trưởng thành về tuổi đời” với 34.6%, xếp thứ tư; tiêu chuẩn “có sức
khỏe” với 32.2.%. xếp thứ năm; tiêu chuẩn “được gia đình hai bên ủng hộ” xếp thứ sáu; chỉ
xếp thứ bảy là tiêu chuẩn “cơ sở vật chất đầy đủ, thu nhập cao”; các tiêu chuẩn khác như
“tôn trọng nhau”, “có sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng”, “cần có sự động viên”, “không
yêu thực dụng” cũng được các SV đề cập nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp với 2.1% trong tồng số
332 SV được khảo sát. Điều này cho thấy, cùng với các vấn đề khác, SV đã hiểu đúng và
hiểu tương đối đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc; ý thức trách nhiệm của
bản thân trong cuộc sống chung. Đồng thời, các tiêu chuẩn được SV đề cập đều nói đến cả
vấn đề tinh thần và vật chất, tuy nhiên SV không đặt nặng tiêu chuẩn “vật chất” như cơ sở
vật chất đầy đủ, phải có thu nhập cao mà chỉ lưu ý nhiều đến sự thống nhất quan điểm sống,
hiểu biết lẫn nhau, có sự ổn định nghề nghiệp, trưởng thành tuổi đời.... cho thấy SV chú
trọng đến giá trị tinh thần trong cuộc hôn nhân để có hạnh phúc.
+ Xét theo giới tính: Cũng như SV đại học Tiền Giang nói chung, SV ở cả hai
giới cũng có lựa chọn với tỉ lệ cao thấp khác nhau về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh
phúc. Tiêu chuẩn “có sự thống nhất về quan điểm sống, về quan điểm đạo đức và hiểu biết
tính tình của nhau” được SV hai giới lựa chọn nhiều nhất với 87.9% ở nữ và 78.3% ở nam
trong tổng số 332 SV được điều tra, xếp thứ nhất; tiêu chuẩn “ổn định về nghề nghiệp” được
SV lựa chọn kế tiếp với 54.8% ở nữ và 52.2 % ở nam xếp thứ hai; xếp thứ ba là tiêu chuẩn
“tình yêu sâu sắc đã qua thử thách” với 53% ở nam và 51.% ở nữ; nhưng xếp tiếp theo là
tiêu chuẩn “có sức khỏe” xếp thứ tư với 34.5% ở nữ và 31.3% ở nam; tiêu chuẩn “gia đình
ủng hộ” xếp thứ năm với 34% ở nữ và 30.4% ở nam; tiêu chuẩn “trưởng thành về tuổi đời”
được xếp thứ sáu với 34.5% ở nam và 28.7% ở nữ; chỉ xếp thứ bảy là tiêu chuẩn “cơ sở vật
chất đầy đủ, thu nhập cao”; các tiêu chuẩn khác như “tôn trọng nhau”, “có sự bình đẳng
trong quan hệ vợ chồng”, “cần có sự động viên”, “không yêu thực dụng” cũng được các SV
đề cập nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp với 4.3% ở nam và 1% ở nữ trong tổng số 332 SV được
khảo sát. Điều này cho thấy, cùng với các vấn đề khác, SV hai giới đã hiểu đúng và hiểu
tương đối đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc; ý thức trách nhiệm của bản
thân trong cuộc sống chung. Đồng thời, các tiêu chuẩn được SV đề cập đều nói đến cả vấn
đề tinh thần và vật chất, tuy nhiên SV không đặt nặng tiêu chuẩn “vật chất” lên hàng đầu mà
chú ý nhiều hơn về giá trị tinh thần như quan điểm sống, quan điểm đạo đức, việc hiểu biết
tính tình của nhau. Trong các tiêu chuẩn lựa chọn tuy có chênh lệch nhau nhưng không
nhiều và ở các tiêu chuẩn nữ SV chiếm tỉ lệ cao hơn. Điều này cho thấy nữ SV rất ý thức về
vấn đề hôn nhân một cách nghiêm túc so với nam SV.
+ Xét theo ngành: Hầu hết SVSP và SVNSP đều có những lựa chọn thống nhất
về thứ tự các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc như SV nói chung: “thống nhất về quan
điểm sống...”; “ổn định nghề nghiệp”; “tình yêu sâu sắc đã qua thử thách”; “trưởng thành về
tuổi đời”.... và tùy từng nội dung mà tỉ lệ cao thấp đối với các tiêu chuẩn có khác nhau
nhưng không chênh lệch nhau nhiều nhưng đa phần các tiêu chuẩn lựa chọn SVSP đều
chiếm tỉ lệ cao. Điều đó cho thấy nhận thức của SVSP về vấn đề hôn nhân đi vào chiều sâu
hơn, ý thức trách nhiệm đối với vấn đề hôn nhân rõ ràng hơn.
* Nhận xét chung:
- Đa số sinh viên đã hiểu đúng và đầy đủ về các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh
phúc.
- Đã có sự thống nhất trong SV nói chung, SV ở hai giới và SVSP và SVNSP
nói riêng trong việc xếp thứ tự các tiêu chuẩn để có hôn nhân hạnh phúc, nhưng chiếm tỉ lệ
cao một cách khái quát đều ở nữ SV và SVSP. Điều này cho thấy nữ SV và SVSP ý thức
xác đáng về vấn đề hôn nhân tuy chỉ là khảo sát, điều tra.
2.4. Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề tình dục
Kết quả điều tra về nhận thức của SV đại học Tiền Giang về các vấn đề liên quan
đến tình dục và tình dục an toàn được thể hiện ở bảng 2.8 đến bảng 2.13 và các biểu đồ ở
phần phụ lục 1: từ Đ10.1 đến Đ.15.3
- Nhận thức của SV đại học Tiền Giang về vấn đề: “ các bạn gái chiều theo ý muốn
của bạn trai (trong quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn
khác giới?”
Kết quả đánh giá về vấn đề: “ các bạn gái chiều theo ý muốn của bạn trai (trong
quan hệ tình dục) để mong giữ tình bạn tốt đẹp là biểu hiện của tình bạn khác giới?” được ...


LInk download cho anh em:
xi70JehLZ8Y6kdC
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status