Tiểu luận Phân tích các vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách - pdf 14

Download miễn phí Tiểu luận Phân tích các vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách



Môi trường xã hội cũng ảnh hưởng tới sự phát triển con người, ảnh hưởng tới cơ cấu và chức năng của cơ thể. Nếu con người ít tiếp xúc với người xung quanh hay sống trong xã hội quá đơn điệu thì sẽ nghèo nàn về tâm lý, kém sự linh động. Điều này có nghĩa là, con người vừa chịu sự tác động của quy luật sinh học, vừa chịu sự tác động của xã hội. Chẳng hạn, bác sĩ Sing có kể về trường hợp cô Kamala được chó sói nuôi từ nhỏ. Khi được đưa ra khỏi rừng, cô đã 12 tuổi. Bình thường, cô ngủ trong xó nhà, đêm đến thì tỉnh táo và đôi khi sủa lên như chó rừng. Cô đi lại bằng hai chân, nhưng khi bị đuổi thì chạy bằng bốn chi khá nhanh. Người ta dạy cô nói trong bốn năm, nhưng cô chỉ nói được hai từ. Cô không thể thành người và chết ở tuổi 18. Đến nay, người ta đã biết được trên 30 trường hợp tương tự. Như vậy, có thể thấy rằng, đứa trẻ ra đời mới chỉ như một con người "dự bị". Nó không thể trở thành con người nếu bị cô lập, tách khỏi đời sống xã hội mà cần học để trở thành người. Chính sự gia nhập xã hội và được xã hội điều chỉnh hành vi của mình mà đứa trẻ và hành vi của nó mang nội dung xã hội.



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

LỜI NÓI ĐẦU
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có tâm lý học. Khi nghiên cứu về nhân cách, một trong những vấn đề đầu tiên và cũng là then chốt, là vấn đề sự hình thành nhân cách. Tìm hiểu về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách không những giúp ta hoàn thiện hơn về mặt lí luận mà còn có vai trò rất quan trọng trong thực tiễn nhằm định hướng sự phát triển nhân cách của cá nhân theo hướng tích cực.
NỘI DUNG
KHÁI NIỆM NHÂN CÁCH, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
Khái niệm nhân cách.
Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lí của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
Nói thuộc tính tâm lí là nói tới hiện tượng tâm lí tương đối ổn định – kể cả phần sống động và phần tiềm ẩn có tính qui luật.
Nói tổ hợp nghĩa là những thuộc tính tâm lý hợp thành nhân cách có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau làm thành một hệ thống, một cấu trúc nhất định. Cũng một thuộc tính đó, nằm trong cấu trúc khác thì trở nên khác đi.
Nói bản sắc là muốn nói trong số những thuộc tính đó, trong hệ thống đó có cái chung từ xã hội, từ giai cấp, tập thể gia đình vào con người, nhưng cái chung này đã trở thành cái riêng, cái khác biệt của từng người có đặc điểm về nội dung và cả về hình thức, không giống với các tổ hợp khác của bất cứ ai.
Nói giá trị xã hội là muốn nói tới những thuộc tính đó thể hiện ra ở những việc làm, những cách ứng xử, hành vi, hành động, hoạt động phổ biến của người ấy và của xã hội đánh giá.
Sự hình thành và phát triển nhân cách.
Con người sinh ra vốn chưa có nhân cách. Trong quá trình sống, hoạt động và giao lưu (thông qua học tập, lao động, vui chơi, giải trí...) mà mỗi người dần lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, nhờ đó nhân cách của họ mới được
hình thành và phát triển. Sự phát triển nhân cách được thể hiện ở ba mặt sau:
Sự phát triển về thể chất: Biểu hiện ở sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng, sự hoàn thiện về các giác quan, sự phối hợp vận động.
Sự phát triển về tâm lí: Biểu hiện ở sự biến đổi cơ bản trong quá trình nhận thức, xúc cảm, ý chí, sự hình thành các thuộc tính tâm lí mới của nhân cách.
Sự phát triển về mặt xã hội: Biểu hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong các mối quan hệ xã hội, ở việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động xã hội.
Qua đó có thể thấy sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi cả về thể chất và tinh thần, cả về lượng và chất của các mặt trên.
VAI TRÒ CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH.
Nhân tố di truyền – bẩm sinh.
Khái niệm di truyền – bẩm sinh.
Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. Một số thuộc tính sinh học có ngay từ khi đứa trẻ mới sinh thì gọi là những thuộc tính bẩm sinh.
Vai trò.
Bẩm sinh – di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác, vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Hơn thế, hoạt động tâm – sinh lý của con người lại có khả năng bù trừ, sự thiếu hụt một giác quan này có thể làm tăng tính nhạy cảm của một giác quan khác, một chức năng tâm lý bị hủy hoại có thể được khôi phục bằng cách luyện tập... Ngoài ra, sự tác động của yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau.
Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu phủ nhận vai trò của di truyền thì dễ dẫn đến mê tín dị đoan. Ngược lại, quá coi trọng yếu tố di truyền lại phủ định yếu tố xã hội. Hiện tượng kế thừa tài năng trong một số gia đình nghĩa là sự xuất hiện liên tục nhiều người  có tài qua nhiều thế hệ. Trường hợp một số gia đình có nghề truyền thống qua nhiều thế hệ: nghệ thuật, y học... Phần lớn không chỉ do di truyền, tư chất nhất định mà còn do trong gia đình đó trẻ em được giáo dục trong bầu không khí hào hứng say mê đối với một loại hình hoạt động nhất định và được lôi cuốn tham gia rất sớm vào những hoạt động đó.
à Nhận xét: Di truyền, bẩm sinh có vai trò là tiền đề của sự phát triển tâm lí, nhân cách. Nó nói lên chiều hướng, tốc độ, nhịp độ của sự phát triển. Di truyền tạo ra sức sống tự nhiên. Di truyền là tiềm năng tiềm tàng mà từ đó tư chất con người phát triển.
Nhân tố hoàn cảnh sống.
Khái niệm hoàn cảnh sống.
Hoàn cảnh sống là toàn bộ những điều kiện khách quan bên ngoài tồn tại độc lập với ý thức của con người và có ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý con người, trong đó có nhân cách. Hoàn cảnh sống bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
Hoàn cảnh tự nhiên bao gồm những điều kiện thuộc về thiên nhiên như: Không gian (đồi núi, đồng bằng, sông ngòi, biển cả...), hiện tượng (mưa, gió...) và sinh vật (hoa cỏ, chim thú...).
Hoàn cảnh xã hội là điều kiện sống trong xã hội với các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với tập thể như: Quan hệ sản xuất, quan hệ chính trị, pháp luật, dư luận xã hội...
Vai trò.
Sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân chỉ có thể diễn ra trong những hoàn cảnh nhất định. Hoàn cảnh đã tác động mạnh đến quá trình hình thành, phát triển động cơ, mục đích, quan điểm, tình cảm, nhu cầu, hứng thú và chiều hướng phát triển của cá nhân. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sự phát triển nhân cách còn tùy thuộc lập trường, quan điểm, thái độ và năng lực cải biến môi trường của cá nhân; như Mác đã nói “Hoàn cảnh đã sáng tạo ra con người trong chừng mực mà con người đã sáng tạo ra hoàn cảnh”.
Hoàn cảnh tự nhiên góp phần hình thành nên phong tục tập quán. Nhân cách như là một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất và tinh thần, qua phong tục tập quán của dân tộc, địa phương, của nghề nghiệp qua cách sống của chính bản thân nó.
Hoàn cảnh xã hội là nhân tố hình thành nên tâm trạng chung, sự thi đua và sự bắt chước thông qua sự tiếp xúc giữa con người với con người. Tâm trạng, sự bắt chước, tinh thần thi đua của cá nhân đều góp phần hình thành nhân cách.
Trong sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và nhân cách có 2 mặt cần lưu ý, đó là: Tính chất tác động của hoàn cảnh đến quá trình phát triển nhân cách (tích cực, tiêu cực) và tính tích cực của nhân cách trong việc tác động vào hoàn cảnh, hoàn cảnh nhằm cải tạo nó phục vụ nhu c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status