Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Thực trạng giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên



MỤC LỤC
Lời Thank
Phần 1: Phầm mở đầu
Chương 1. Nội dung nghiên cứu
1. Tên đề tài: Thực trạng giáo dục, cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp ở tỉnh Hưng Yên
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.3 Mục đích nghiên cứu
1.4 Khách thể nghiên cứu
Phần 2. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
1. Đặc điểm trẻ em vị thành niên phạm pháp
1.2. Vai trò gia đình và xã hội với việc cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp
1.3 Nghiên cứu thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp
1.4 Phân loại ảnh hưởng của môi trường, xã hội, gia đình trong việc giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp
1.5. Lý luận chung
Chương 2. Nghiên cứu thực tiễn - kết quả nghiên cứu
2.1 Vài nét về địa phương nơi tiến hành nghiên cứu
2.2. Thực trạng số các em vị thành niên phạm pháp luật
2.3. Cơ cấu tội phạm
2.4. Một số đặc điểm tâm lý của quá trình giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp
2.5 Kết quả giáo dục cải tạo trẻ em vị thành niên phạm pháp
Phần III. Kết luận và khuyến nghị
Phần IV. Tài liệu tham khảo
Các bảng hỏi
Mục lục
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung:

o trẻ em vị thành niên gắn liền với sự quan tâm của Nhà nước, của tổ chức xã hội về cơ sở vật chất, đội ngũ quàn giáo ảnh hưởng trực tiếp tới kẻ phạm pháp.
Môi trường cải tạo giáo dục đặc biệt kẻ phạm tội ít được tiếp xúc với cuộc sống cộng đồng.
Ở trại cải tạo một mặt sự giáo dục và các biện pháp giáo dục nhân cách người quản giáo và sự quan tâm của họ tới phạm nhân cũng như lao động và ảnh hưởng tích cực của lao động dẫn đến sự xuất hiện các phẩm chất tâm lý tích cực ở phạm nhân. Mặt khác yếu tố trợ giúp như tình yêu gia đình và mong muốn đoàn tụ, sở thích sáng tạo cá nhân, nguyện vọng chính đáng muốn học nghề, tiềm năng sáng tạo của người phạm tội, mong muốn nâng cao trình đô học vấn v.v… đó là những tác động tích cực vào phạm nhân trong qúa trình tái hoà nhập xã hội của họ.
Đặc điểm nữa các chức năng của chế độ cải tạo cần xem xét trong sự thống nhất, trong mối liên quan và giao thoa lẫn nhau.
Dưới góc độ Tâm lý học pháp lý cần nắm vững đặc điểm giáo dục cải tạo kẻ phạm pháp trong đó có trẻ em vị thành niên phạm tội. Để đưa ra các hướng mới trong việc nghiên cứu qúa trình tái hoà nhập xã hội của phạm nhân với sự tham gia của các nhà tâm lý, các nhà tâm lý trị liệu để góp phần trong hoạt động cải tạo đạt hiệu quả.
Trong quá trình này, các Nhà nghiên cứu cần quan tâm đến cả vai trò của các tổ chức tôn giáo và người truyền đạo và xem họ như là một nhân tố tham gia trong qúa trình tái hoà nhập của phạm nhân (trích trong giáo trình Tâm lý học pháp lý do thày Nguyễn Hồi Loan và Đặng Thanh Nga biên soạn).
Để hoạt động cải tạo trẻ em vị thành niên có hiệu quả cần một loại giáo dục cải tạo cơ bản sau đây :
Phân tích các diễn biến tâm lý của trẻ em vị thành niên phạm pháp thường có biểu hiện, ngại học tập, ngại lao động, không tự chủ. Thích ăn chơi đua đòi, hay do bạn bè lôi kéo quen ăn trộm cắp, nghiện hút, cờ bạc… Bởi vậy việc giáo dục trong xã hội được xã hội hoá gia đình, nhà trường kết hợp giáo dục, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương giáo dục bằng học tập văn hoá.
Lao động, học nghề.
Tham gia các hoạt động tập thể có lợi.
Cá nhân tự khẳng định rằng họ có thể trở thành người tiến bộ.
Việc giáo dục cải tạo trong trại cải tạo được tiến hành bởi sự hướng dẫn, chỉ bảo của người quản giáo với một số hoạt động sau:
Xây dựng uy tín với phạm nhân.
Xây dựng nhân cách mới cho phạm nhân bắt buộc cải tạo tốt, tiến bộ, không sợ học tập, lao động, hiểu được học tập, lao động, học nghề có thể ra xã hội hào nhập cộng đồng. Đây là thời kỳ chuyển biến quan trọng môi trường sống hoàn toàn họ phải có kế họach chính cho kè phạm tội ăn năn hối lỗi, chịu cải tạo, xây dựng phẩm chất mới để đáp ứng, chịu khó học tập, lao động học nghề, để trở thành người tiến bộ. Việc áp dụng các phương pháp cưỡng chễ tâm lý vào việc cải tạo và điều chỉnh hành vi phạm tội vô thức không có nghĩa là từ bỏ các phương pháp truyền thống đã được kiểm chứng cũng như các phương pháp hiệu đính sư phạm đang được áp dụng đối với người chưa thành niên có hành vi lệch chuẩn. Ngược lại công tác giáo dục phòng ngừa chỉ có thể đảm bảo trong trường hợp khi các phương pháp cưỡng chế tâm lý được củng cố trong hệ thống giáo dục cải tạo và được thực hiện trên cơ sở lao động tập thể, học tập, công ích xã hội. Thông qua qúa trình đó sẽ có khả năng hình thành các xu hướng mới có định hướng xã hội tích cực ở phạm nhân; từ đó phải nói đến công tác giáo dục trẻ em phạm pháp sau đây.
1.3. Nghiên cứu thực tiễn công tác giáo dục trẻ em vị thành niên phạm pháp.
Khi trẻ em vị thành niên phạm phạm pháp được địa phương quyết định đi cải tạo ở trường giáo dưỡng, thì sự tham gia của các em với hoạt động giáo dục cải tạo có quy định chung và riêng song được tiến hành thông qua các hoạt động sau:
- Hoạt động giáo dục cải tạo của người quản giáo trong trại giam: giáo dục là yếu tố quan trọng quyết định đến sự hình thành nhân cách phạm nhân. Những người cống hiến mình cho hoạt động nặng nề và nhân đạo đó là những cán bộ quản giáo mẫu mực được thể hiện ở một số khía cạnh dưới đây:
+ Niềm tin của người quản giáo trong hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân, Người quản giáo truyền bá cho phạm nhân thế giới quan đang được tiếp nhận trong xã hội, cũng như một loạt các phẩm chất quan trọng khác. Lòng yêu tổ quốc, lòng nhân đạo, tính trung thực… để hình thành phẩm chất này, nhà giáo dục cần tin tưởng chắc chắn vào kết quả cuối cùng của công việc mình đang thực hiện dù phải vượt qua khó khăn sẽ gặp phải. Niềm tin này của họ cần được truyền cho phạm nhân “tồi tệ” nhất.
+ Giao tiếp của quản giáo trong hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân.
Đây là việc tổ chức giao tiếp với phạm nhân trong qúa trình giáo tiếp diễn ra sự truyền đạt thông tin có định hướng. quan trọng không phải chỉ nói gì, mà quan trọng cả việc nói như thế nào, và ai nói, có trường hợp quản giáo không thể truyền thụ những tư tưởng của mình đến phạm nhân do có sự ngăn cách tâm lý, trẻ em sợ quản giáo, sợ quát, mắng, mệnh lệnh. Điều đó chứng tỏ công tác giáo dục trẻ em phạm pháp rất khó. Vai trò to lớn trong việc giải quyết vấn đề này, là khả năng đặc biệt của người quản giáo nắm bắt các đặc điểm tâm lý riêng biệt của người đối thoại.
+ Tổ chức hoạt động giáo dục cải tạo phạm nhân của quản giáo: Quản giáo ở trại lao động cải tạo thường xuyên phải làm việc với phạm nhân. Để giải quyết đúng đắn các nhiêm vụ sản xuất giáo dục, quản giáo cần là nhà tổ chức giỏi, người có ý chí. Tài năng tổ chức của quản giáo thể hiện ở việc thành lập tập thể phạm nhân, lãnh đạo tập thể này và lãnh đạo qúa trình sản xuất. Phải biết đưa vào cuộc sống các ý định của mình và biết vượt qua sự chống đối bên ngoài hay bên trong của những người xung quanh.
Bởi vậy phải tạo ra uy tín nhất định trong mắt của phạm nhân, nhất là trẻ em vị thành niên. Có thể uy tín đầu tiên là kiến thức về công việc của mình, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, thứ hai là giải quyết sáng tạo các nhiêm vụ giáo dục không có thành kiến. Thứ ba, tinh thần trách nhiêm cao đối với các hành vi của mình cũng như hành vi của những người dưới quyền. Thứ tư, trình độ văn hoá cao, phong cách riêng trong công việc có như vậy mới có hiệu quả trong công tác giáo dục phạm nhân, trong đó có trẻ em vị thành niên phạm pháp.
+ Hoạt động thiết kế của quản giáo liên quan đến việc lựa chọn các đối sách, phương hướng giáo dục, lập kết hoạch, chiến thuật và chiến lược giáo dục.
Sự phức tạp của qúa trình giáo dục đối với các phạm nhân thể hiện qua một loạt khó khăn, phần đông phạm nhân không có đầy đủ phẩm chất của một con người tốt, họ có sự lệch lạc trong nhận thức về pháp luật, về đạo đức, luân lý v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status