Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với những vấn đề thiết yếu của cuộc sống con người là việc làm và thu nhập, thì bảo hiểm xã hội (BHXH) trong bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng là một vấn đề luôn được xem xét, bởi vì rủi ro luôn là một vấn đề dễ xảy ra với mọi người. Chính sách BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, đã được thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trải qua gần 40 năm thực hiện với những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn, chính sách BHXH đã góp phần rất to lớn đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đến nay, BHXH đã được thực hiện cho công chức Nhà nước, lực lượng vũ trang và người lao động trong các thành phần kinh tế ở những nơi có quan hệ lao động, có sử dụng từ 10 lao động trở lên... và sẽ còn tiếp tục mở rộng cho các đối tượng khác. BHXH đã trở thành nhu cầu và quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người như trong Tuyên ngôn nhân quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc họp thông qua ngày 10/12/1948 đã nêu: "Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH". BHXH ở Việt Nam hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, đặc biệt là sau năm 1995 khi mà quỹ BHXH được hình thành độc lập nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
Cơ quan BHXH Quận Đống Đa được thành lập và bắt đầu hoạt động từ tháng 10/1995 cho đến nay đã thu được nhiều thành tự như: phí thu được ngày càng nhiều, chi trả đúng đối tượng... Tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như: thu BHXH vẫn chưa đạt kết quả cao, nhiều đơn vị vẫn còn lợi dụng kẽ hở pháp luật để trốn nộp BHXH, vẫn tồn tại trục lợi BHXH... Điều này đã làm cho hiệu quả hoạt động của quỹ BHXH còn chưa cao và còn phải nhờ vào Ngân sách Nhà nước. Như vậy, vấn đề thu quỹ BHXH có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của chế độ xã hội Việt Nam cũng như BHXH các tỉnh, huyện trong cả nước trong đó có BHXH Quận Đống Đa. Do vậy mà em chọn đề tài: “Thực trạng công tác quản lý thu quỹ bảo hiểm xã hội ở cơ quan bảo hiểm xã hội Quận Đống Đa”
Kết cấu của chuyên đề bao gồm 4 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về BHXH và thu quỹ BHXH
- Chương 2: Một số vấn đề về công tác thu BHXH
- Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu quỹ BHXH tại cơ quan BHXH Quận Đống Đa
- Chương 4: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý quỹ BHXH trên địa bàn Quận Đống Đa.


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỔNG QUAN VỀ BHXH
1. Vài nét về khái niệm và đối tượng BHXH
2. Sự cần thiết phải có hệ thống BHXH
3. Các mối quan hệ bên trong của BHXH
4. Bản chất của BHXH
5. Chức năng cơ bản của BHXH
6. Hệ thống các chế độ BHXH.
7. Vai trò của BHXH đối với người lao động và đối với xã hội
a. Đối với người lao động
b. Đối với xã hội
II. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Khái niệm và đặc điểm
2. Nguồn hình thành quỹ BHXH
3. Sử dụng quỹ BHXH
4. Phân loại quỹ BHXH
a. Phân loại theo tính chất sử dụng
b. Phân loại theo các chế độ BHXH
c. Phân loại theo đối tượng
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC THU BHXH
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC THU BHXH
1. Đối tượng đóng BHXH
2. Căn cứ xác định mức đóng BHXH
3. Cách xác định tổng quỹ tiền lương
4. Thời gian và cách đóng BHXH
5. Tính đặc thù của công tác thu BHXH
III. QUY TRÌNH QUẢN LÝ THU BHXH
Bước 1: Lập kế hoạch thu BHXH
Bước 2: Phát hiện thêm các đối tượng phải tham gia BHXH trên địa bàn quản lý của các cơ quan BHXH địa phương
Bước 3: Phân cấp quản lý thu
Bước 4: Tiếp xúc với các đơn vị sử dụng lao động
Bước 5: Thu và ghi sổ BHXH
Bước 6: Chuyển tiền thu BHXH vê cơ quan BHXH cấp trên
Bước 7: Thống kê, tổng hợp số liệu, lập và gửi báo cáo thu về cơ quan BHXH cấp trên
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BHXH BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BHXH HÀ NỘI VÀ BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. BHXH Thành phố Hà Nội
2. BHXH Quận Đống Đa
2.1. Chức năng, nhiệm vụ
2.2. Cơ cấu tổ chức
2.3. Những kết quả đạt được của BHXH Quận Quận Đống Đa trong năm 2004
2.3.1. Về công tác thu BHXH
2.3.2. Về công tác chi BHXH
2.3.3. Công tác cấp sổ BHXH - thẻ khám chữa bệnh
2.3.4. Công tác chính sách
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Mặt được
2.4.2. Tồn tại
2.5. Phương hướng nhiệm vụ thời gian tới
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU QUỸ BHXH TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Những hình thức, biện pháp triển khai thu BHXH ở Quận Đống Đa
2. Kết quả công tác quản lý thu quỹ BHXH ở cơ quan BHXH Quận Đống Đa
2.1. Thu bảo hiểm bắt buộc
a. Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)
b. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (NQD)
c. Khối hành chính sự nghiệp (HCSN)
d. Khối ngoài công lập (NCL)
e. Khối xã phường
2.2. Thu bảo hiểm tự nguyện
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ THU QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA
I. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Về hình thức và đối tượng tham gia
2. Về mức đóng BHXH
II. CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY CÔNG TÁC THU BHXH Ở CƠ QUAN BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
1. Đối với các cơ quan chức năng
1.1. Mở rộng nguồn thu
1.2. Bảo toàn, tăng trưởng quỹ
2. Về phía cơ quan BHXH Quận Đống Đa
2.1. Tăng cường, thúc đẩy hoạt động thu
2.2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng khác
2.3. Tăng cường hỗ trợ cán bộ thu trong cơ quan BHXH
KẾT LUẬN


BS3Wlm1a6Bm9qgn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status