Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Đánh giá tình hình thu hút FDI ở Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút FDI
vào Hà Nội 3
1. Điều kiện tự nhiên 3
2. Môi trường pháp lý 4
2.1. Thuận lợi 4
2.2. Khó khăn 5
3. Cơ sở hạ tầng 6
3.1. Thuận lợi 6
3.2. Khó khăn 8
4. Những thuận lợi, khó khăn về nguồn nhân lực 8
4.1. Thuận lợi: 8
4.2. Khó khăn 9
Chương II:Thực trạng thu hút FDI vào Hà Nội trong
những năm qua 11
1. Tổng quan tình hình thu hút FDI vào Hà Nội trong thời gian qua 11
1.1. Quy mô vốn 11
1.2. Các hình thức thu hút FDI 15
1.3. Các lĩnh vực thu hút FDI 16
2. Đánh giá tình hình thu hút FDI vào Hà Nội 18
2.1. Thành tựu 18
2.2. Hạn chế: 22
Chương III: Giải pháp tăng cường thu hút FDI vào Hà Nội
trong những năm tới 25
1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính 25
2. Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng 28
3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư 28
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 29
PHẦN KẾT 30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

út đầu tư trực tiếp nước ngoài, năm 2006, Hà Nội đã thu hút được 250 dự án FDI trong đó có 210 dự án cấp mới với tổng số vốn đầu tư ước tính 1,4 tỷ USD và 40 dự án bổ xung tăng vốn tổng cộng 100 triệu USD. Trong năm 2006, nguồn vồn FDI vào Hà Nội đứng thứ tư cả nước (sau TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương) đạt con số khả quan: 194 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 1,1 tỷ USD (cả vốn cấp mới và tăng vốn). Trong số đó, dự án cấp mới là 148 với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 609,4 triệu USD, ở vị trí thứ 6 về thu hút mới, còn lại là dự án và vốn bổ xung. Trong đó, 3 dự án cấp mới có tổng vốn đầu tư lớn là: Khu Đô thị Tây Hồ Tây 314 triệu USD, Công ty TNHH Panasonic Communications Việt Nam 76 triệu USD, Công ty TNHH Panasonic Electronic Devices 50 triệu USD. Như vậy năm 2006, khối đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn, đóng góp khoảng 16% GDP, 38% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo 10% tổng thu ngân sách cho thành phố và thu hút trên 60.000 lao động. Theo thống kê của Phòng đầu tư nước ngoài - Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, trong quý I và quý II năm 2007, Hà Nội thu hút được 125 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký khoảng 930 triệu USD trong đó có một số dự án lớn như xây dựng và phát triển khu đô thị mới Thạch Bàn của công ty TNHH Berjaya – Handico 12 với tổng vồn là 50 triệu USD, dự án xây khách sạn 5 sao của tập đoàn Charmvit với tổng vốn 80 triệu USD, dự án Tổ hợp khách sạn – thương mại – văn phòng – căn hộ công viên Thiên Niên Kỷ Keangnam Hà Nội với số vốn 500 triệu USD.
Cuối tháng 9 năm 2007, 26 dự án đã tăng thêm vốn đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 188 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, số dự án đã tăng 80% (236 so với 131 dự án) và tổng số vốn đầu tư tăng 40% (1.128 triệu USD so với 801 triệu USD. Với những con số này, Hà Nội đã vượt 12% số dự án và 87% số vốn đầu tư so với mục tiêu hàng năm.
Với đà tăng trưởng như vậy, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Hà Nội đã thu hút được 72 dự án đầu tư nước ngoài cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 574,8 triệu USD trong đó có 67 dự án cấp mới với vốn đầu tư đăng ký là 542 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào thủ đô tăng gấp 2,6 lần. Trong số 67 dự án cấp mới, có một số dự án đầu tư lớn như: Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghệ sinh học Hà Nội 250 triệu USD (Ireleand), Công ty TNHH khách sạn 5 sao Hoa Sen 250 triệu USD, Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam 5 triệu USD. Trong 5 dự án tăng vốn với vốn đầu tư đăng ký 32,8 triệu USD, cso 3 dựu án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power (tăng 15,6 triệu USD), Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prevoir Việt Nam (tăng 13 triệu USD), Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony (tăng 4 triệu USD). Ước tính cả năm 2008, Hà Nội sẽ thu hút được khoảng 300 dự án, với vốn đầu tư đăng ký từ 2 đến 3 tỷ USD, trong đó cấp mới 260 dự án với vốn đầu tư ước tính 1,5 đến 2,5 tỷ USD, bổ xung tăng vốn 40 dự án với khoảng 0,5 tỷ USD.
Bảng: Vốn FDI vào Hà Nội qua các năm 2004 – 3/2008
Năm
Số dự án
Vốn đăng ký (triệu USD)
Tổng số
Chia ra
Vốn cấp mới
Vốn tăng thêm
2004
106
290,5
140,4
149,6
2005
159
1562,7
2006
194
1120
609,4
510,6
2007
250
1500
1400
100
3/2008
72
574,8
542
32,8
Những dấu hiệu đáng mừng về hàng loạt dự án đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư vào tương lai hoạt động của Hà Nội. Hầu hết các dự án FDI trên địa bàn Hà Nội làm ăn hiệu quả và không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh. Năm 2007, một số dự án với quy mô lớn sẽ hoàn chỉnh hồ sơ để cấp phép hoạt động như: dự án Cổng Tây Hà Nội (liên doanh của Tổng công ty Vigracera và đối tác Nhật Bản) với tổng số vốn 233 triệu USD, khách sạn 5 sao Riviera (500 triệu USD), dự án Công Viên Yên Sở của Tập đoàn Gamuda Land (Malaysia), dự án Khu công nghệ cao … Nếu các dự án lớn trên đi vào thực hiện, Hà Nội sẽ hoàn thành vượt mức kế hoạch đầu thu hút vốn đầu tư trong năm 2007.
Hà nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai của cả nước, do đó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn FDI của nước ta.
Bảng: Vốn đầu tư vào một số địa phương trong 4 tháng đầu năm 2006 và 2007
STT
1/1-22/4/2006
1/1-22/4/2007
Tỉnh, thành
Vốn (triệu USD)
Tỉnh, thành
Vốn (triệu USD)
1
TP HCM
632
Vũng Tàu
694,6
2
Hà Nội
477,5
Huế
277,1
3
Vũng Tàu
310,9
Quảng Ngãi
260
4
Hải Dương
118,5
Bình Dương
239,7
5
Đồng Nai
73,1
TP HCM
208,2
Các dự án đầu tư vào Hà Nội tập trung vào những lĩnh vực: công nghiệp, công nghệ cao, viễn thông và bất động sản. Trong đó có các dự án lớn như: hợp tác kinh doanh mạng điện thoại CDMA có vốn đầu tư 656 triệu USD và xây dựng tòa nhà 65 tầng của Công ty TNHH Coralis Việt Nam có vốn đầu tư 114,6 triệu USD. Năm 2007, Hà Nội đã cấp phép cho 61 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn 245 triệu USD, vượt kế hoạch 22% và cấp điều chỉnh bổ xung tăng vốn cho 30 dự án đang hoạt động với 61,48 triệu USD. Doanh thu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế suất đạt 2,1 tỷ USD, mỗi năm tăng 24% và đóng góp gần 40 triệu USD cho ngân sách nhà nước. Dự kiến trong năm 2008 này, các khu công nghiệp và chế suất của Hà Nội thu hút 180 triệu USD. Sau đây là 10 dự án công nghiệp trọng điểm năm 2008:
Bảng: Các dự án đầu tư vào thành phố Hà Nội
Đơn vị: USD
Tên dự án
Sản phẩm
Vốn đầu tư
Chính sách ưu đãi
Xây dựng khu công nghệ phần mềm Hà nội tại Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc
Khu Công nghệ Cao Hoà Lạc (55 ha)
70.000.000

Xây dựng khu nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bằng phương pháp công nghệ cao
136 Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm, Hà Nội
50.000.000

Xây dựng công viên nông nghiệp công nghệ cao Hà Nội
Phủ Đồng và Trung Mầu (Gia Lâm)
50.000.000

Xây dựng khu nông nghiệp sinh thái phía Tây thành phố Hà Nội
Phú Diễn, Từ Liêm
50.000.000

Xây dựng khu nông nghiệp sinh thái Bắc Hà
Đông Anh
50.000.000

Xây dựng khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao Tam Thiên Mẫu
Thuận Thành, Hà Bắc
50.000.000

Xây dựng hạ tầng khu du lịch sinh thái rừng Sóc Sơn
Sóc Sơn, Hà Nội
50.000.000

Xây dựng khu công nghiệp CNTT tại khu công nghệ cao Nam Thăng Long
Khu Công nghệ cao Nam Thăng Long (30 ha)
30.000.000

Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dương Quang, Gia Lâm (100 ha)
30.000.000

Cum Công nghiệp thực phẩm Hapro
Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn lực lớn cho sự phát triển kinh tế của Hà Nội
Tổng vốn FDI vào Hà Nội trong 9 tháng đầu năm 2008 lên tới 4,427 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 4,03 tỷ USD là số vốn đầu tư của 236 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới.
Một số dự án lớn tiêu biểu tại Hà Nội là dự án 1,8 tỷ USD của Công ty CP Viễn thông di động toàn cầu GTEL Mobile, dự án quy mô vốn 212 triệu USD của Công ty Dongriwon Development...
Tuy nhiên, trên thực tế, con số giải ngân mới đạt 8,1 tỷ USD. Mặc dù tăng mạnh so với giai đoạn trước nhưng Hà Nội không nằm trong top các địa phương đứng đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status