Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam thời kì hậu WTO



MỤC LỤC:
Trang
Lời mở đầu 1
I. Các cam kết dịch vụ du lịch lữ hành, khách sạn của Việt Nam khi gia nhập WTO 2
1. Giới thiệu các cam kết dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO
Giới thiệu biểu cam kết ngành dịch vụ du lịch, lữ hành, khách
sạn khi Việt Nam gia nhập WTO 2
1.1. Các cam kết về dịch vụ 2
1.2. Các cam kết về dịch vụ du lịch, lữ hành, khách sạn 4
2. Tác động chung của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế và DL 7
2.1. Tác động chung của việc gia nhập WTO đối với nền kinh tế 7
2.2. Những tác động của việc gia nhập WTO đến ngành Du lịch 12
II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO đối với các DNLHVN 14
1. Cơ hội đối với các doanh nghiệp lữ hành 18
2. Thách thức đối với các doanh nghiệp lữ hành 24
3. Một vài kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trong khu vực khi họ gia nhập WTO 29
III. Chiến lược của các DNLH Việt Nam 30
1. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Inbound 31
2. Chiến lược của các doanh nghiệp lữ hành Outbound 32
3. Chiến lược của cac doanh nghiệp lữ hành nước ngoài tại Việt Nam 34
Kết luận 36
Danh mục tài liệu than khảo 37
Mục lục



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rong và ngoài WTO.
Thứ hai, sẽ tạo niềm tin và sức hút mới đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, các công ty xuyên quốc gia hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính lớn, tăng vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp và ODA. Hai cơ hội này sẽ tạo ra sự đột biến về cung cầu du lịch.
Thứ ba, việc thực hiện đầy đủ các cam kết của một thành viên của WTO theo quy định sẽ thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ ở trong nước, khơi dậy tiềm năng to lớn và sức sáng tạo của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển du lịch nhanh và bền vững.
Thứ tư, nước ta sẽ có địa vị bình đẳng với các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, buôn bán thương mại sẽ tăng lên kéo theo dòng khách di lịch, dòng vốn, vật tư, kinh nghiệm, thông tin, công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với ngành du lịch.
Thứ năm, việc gia nhập WTO tạo cho các doanh nghiệp có thêm điều kiện tiếp thu công nghệ, kinh nghiệm và cách làm du lịch để mở rộng mô và nâng cao hiệu quả kinh doanh, người dân có thêm điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh đất nước con người Việt Nam được quảng bá rộng rãi hơn, tăng sức thu hút khách du lịch.
Tuy vậy, Du lịch Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn, nổi bật:
Thứ nhất, sức ép cạnh tranh du lịch sẽ trở nên gay gắt hơn trên cả ba cấp độ sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia.
Thứ hai, do sự phát triển không đồng đều giữa các lĩnh vực hoạt động của ngành, giữa các vùng, miền trong nước, cả trong quản lý nhà nước và kinh doanh nên khi mở cửa, hội nhập toàn diện sẽ phải chịu sự tác động từ bên ngoài vào, không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng, phản ứng và chống đỡ không tốt có thể dẫn đến những yếu tố bất ổn và đổ vỡ.
Thứ ba, sự biến động trên thị trường quốc tế sẽ tác động mạnh, nhanh và toàn diện hơn đến thị trường trong nước, nếu không xử lý tốt cả tầm vĩ mô và vi mô có thể xảy ra những rối loạn thị trường, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển du lịch bền vững.
Thứ tư, nguồn nhân lực du lịch vốn còn bất cập và yếu kém sẽ không theo kịp yêu cầu hội nhập, sẽ chảy máu chất xám, doanh nghiệp du lịch Việt Nam sẽ mất nhiều người giỏi.
Thứ năm, những thách thức mới xuất hiện ở mức cao, đa chiều và tinh vi hơn như diễn biến hoà bình thông qua con đường du lịch, khó khăn trong bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển du lịch bền vững…
Cơ hội và thách thức nêu trên là rất lớn khi chúng ta gia nhập WTO. Nhưng cần nhìn nhận cơ hội và thách thức trong trạng thái động. Có cơ hội mà không biết tận dụng thì cơ hội sẽ qua đi hay chuyển thành thách thức, thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động trực đến đâu còn tuỳ từng trường hợp vào nỗ lực vượt qua của toàn ngành. Nếu có sự chuẩn bị tích cực, biện pháp ứng đối phù hợp và hiệu quả để vượt lên thì không những sẽ vượt qua được thách thức mà còn biến thách thức thành động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững.
II. Cơ hội và thách thức khi hội nhập WTO đối với các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ có tác động rất lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp lữ hành nói riêng. Gia nhập WTO sẽ đem lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp lữ hành nhưng cũng mang theo những thách thức không nhỏ khi chúng ta tham gia một sân chơi chung WTO.
Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, ngành du lịch Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về lượng và chất, thu hẹp dần khoảng cách về phát triển du lịch với các nước trong khu vực. Theo số liệu thống kê năm 1990 và đặc biệt là từ năm 2001 cho thấy ngành du lịch Việt Nam có những bước phát triển liên tục, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh( bảng 1). Nếu như năm 1990 lượng khách quốc tế đến Việt Nam mới bằng 14.5% lượng khách đến Thái Lan, bằng 12.5% lượng khách đến Malaysia…và bằng 1.86% lượng khách quốc tế đến khu vực Đông Nam á. Đến thời điểm năm 2000 và năm 2005 những con số tương ứng là: 22.5% và 27.7% so với Thái Lan, 19.8% và 20.9% so với Malaysia… và 5.4% và 6.9% so với khu vực Đông Nam á. Năm 2006 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.6 triệu tăng khoảng 3% so với năm 2005.
Bảng 1: Một số chỉ tiêu phát triển ngành giai đoạn 2001-2005.
Chỉ tiêu
đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
Tăng trưởng trung bình (% năm)
Khách quốc tế
Nghìn
2.3300
2.6280
2.4287
2.9280
3.4700
9.1
Khách nội địa
Nghìn
11.700
13.000
13.500
14.500
16.100
8.1
Thu nhập du lịch
Tỷ USD
1.63
1.97
1.90
2.17
2.52
11.9
Phòng khách sạn
Nghìn
74.5
78.8
82.0
85.4
112.0
11.2
Sự gia tăng của khách du lịch kéo theo sự gia tăng của số lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch. Năm 1996 nếu chỉ tính riêng lao động trực tiếp phục vụ trong các doanh nghiệp du lịch đã có trên 65000, năm 2000 tăng lên 80000 và năm 2004 đạt khoảng 110000. Tỷ lệ lao động bình quân trên 1 phòng khách sạn là 1.5 người. Tuy nhiên số lượng lao động này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của ngành. Ngoài số lao động trực tiếp, hoạt động du lịch còn tạo khoảng 500000 lao động cho xã hội( năm 2005). Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh mức sống của người dân nước ta còn thấp, tỷ lệ đói cùng kiệt còn cao. Vì vậy phát triển du lịch sẽ tạo cơ hội cho cộng đồng có thêm công ăn việc làm và cải thiện mức sống. Thực tế phát triển du lịch ở nhiều điểm du lịch như Sa Pa( Lào Cai), Ba Bể( Bắc Cạn), Cửa Lò(Nghệ An), Hội An( Quảng Nam), Gò Tháp(Đồng Tháp)…cho thấy ý nghĩa của việc phát triển du lịch đứng ở góc độ này.
Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam được phản ánh rõ nét qua chỉ số cạnh tranh phản ứng năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam có thể hiểu là khả năng duy trì và cải thiện vị trí thị trường và thị phần của nó so với các đối thủ trong qua trình phát triển.
Kết quả nghiên cứu và đánh giá về năng lực cạnh tranh du lịch của các nước trong khu vực năm 2004 do Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới(WTTC) thực hiện.
Bảng 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch 2004 của một số quốc gia khu vực Đông Nam á.
Quốc gia
Giá
Du lịch nhân văn
Cơ sở hạ tầng
Môi trường(mật độ người)
Công nghệ
Nguồn nhân lực
Mở cửa
Xã hội
Singapore
23.07
77.45
92.27
1.72
99.98
71.60
79.65
70.03
Malaysia
74.86
82.80
------
62.85
96.22
50.70
72.210
54.43
Thái lan
83.12
62.90
49.93
44.06
72.45
57.80
71.40
47.93
Indonesia
65.46
------
39.22
46.72
44.38
44.36
41.83
38.43
Philippines
67.13
13.81
49.08
61.11
82.86
65.76
35.03
43.89
Việt nam
84.75
------
36.92
45.56
17.38
48.51
46.90
35.76
Lào
57.51
------
48.46
20.57
4.51
------
------
------
Canpuchia
84.91
------
8.52
36.91
5.16
2.69
31.01
31.39
Kết quả đánh giá cho thấy năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực còn thấp. Trong 8 quốc gia được xem xét, Việt Nam chỉ có lợi thế cạnh tranh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status