Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện - pdf 14

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA VIETNAM) thực hiện



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN 1 :TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM( CPA VIETNAM) 3
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam ( CPA VIETNAM) 3
2.Tổ chức bộ máy quản lý của CPA VIETNAM 5
3.Kết quả kinh doanh của CPA VIETNAM 7
4.Khái quát chung quy trình kiểm toán của công ty CPA VIETNAM 11
5.Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ của CPA VIETNAM 13
6.Các loại dịch vụ và khách hàng của công ty CPA VIETNAM 15
6.1 .Các dịch vụ do CPA VIETNAM cung cấp 15
6.2. Thị trường khách hàng của CPA VIETNAM 17
PHẦN 2 :THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ( CPA VIETNAM) THỰC HIỆN. 19
1.Quy trình kiểm toán chính về nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do công ty CPA VIETNAM thực hiện 19
2.Thực trạng quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính tại CPA VIETNAM. 20
2.1. Công việc thực hiện trước kiểm toán 21
2.2.Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 24
2.2.1.Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng 24
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát 26
2.2.3.Tìm hiểu về hệ thống kế toán 28
2.2.4 . Thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát 30
2.2.5. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho nợ ngắn hạn 30
2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết 31
2.3.1. Chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán 32
2.3.2. Chương trình kiểm toán vay ngắn hạn 36
2.4.Thực hiện kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn 42
2. 4.1.Kiểm toán nợ phải trả người bán 42
2.4.2. Kiểm toán khoản vay ngắn hạn 50
2.5.Kết thúc kiểm toán 54
PHẦN 3 :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỢ NGẮN HẠN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY HỢP DANH KIỂM TOÁN VIỆT NAM ( CPA VIETNAM) THỰC HIỆN 57
1.Nhận xét về quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn do CPA VIETNAM thực hiện 57
1.1.Những mặt đạt được 57
1.2.Những mặt còn hạn chế 58
2.Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản nợ ngắn hạn trong kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA VIETNAM 60
2.1. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.: 60
2.2. Thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán: 60
2.3. Chọn mẫu kiểm toán : 61
2.4.Áp dụng công nghệ thông tin trong kiểm toán: 63
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

p thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua hồ sơ kiểm toán năm trước, đồng thời trao đổi về những thay đổi quan trọng trong hoạt động của khách hàng trong năm qua để cập nhật thông tin cho năm kiểm toán hiện hành.
Đối với khách hàng mới: Kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng thông qua trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc công ty, kế toán trưởng hay nhân viên của công ty khách hàng, với kiểm toán viên tiền nhiệm.
Công ty SMILE là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM chính vì vậy thông qua Hồ sơ kiểm toán năm trước, các kiểm toán viên đã nắm bắt được những thông tin về công ty SMILE.
Khái quát chung
Công ty SMILE đầu tiên là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 2651/QĐ – UB ngày 31 tháng 10 năm 1992 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 105893 do Trọng tài kinh tế cấp ngày 24 tháng 11 năm 1992. Vốn điều lệ của công ty là 5.195.703.000 đồng.
Các đơn vị trực thuộc : Xí nghiệp điện tử 15
Xí nghiệp dịch vụ sửa chữa và bảo hành
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
Từ thời điểm ngày 25 tháng 7 năm 2005, công ty SMILE chính thức chuyển sang thành công ty cổ phần theo quyết định số 278/QĐ – UB ngày 11 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008612 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 25 tháng 7 năm 2005. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008612 đăng ký lần đầu vào ngày 25 tháng 7 năm 2005 và đăng ký thay đổi lần thứ hai và ngày 11 tháng 10 năm 2005 vốn điều lệ khi thành lập là 36.000.000.000 đồng trong đó phần vốn góp của Nhà nước là 23.474.580.000 đồng (62,5%), vốn cổ đông trong công ty là 12.025.500.000 đồng ( 33,4%),vốn của các cổ đông ngoài doanh nghiệp là 500.000.000 đồng (1,4%) .
Hoạt động chính của công ty
Ngành nghề kinh doanh của công ty gồm:
Lắp ráp, sửa chữa, bảo hành, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm điện tử.
Tổ chức các dịch vụ khao học kỹ thuật trên lĩnh vực điện tử.
Sản xuất các ngành nghề kinh doanh khác nhau theo qui định hiện hành để tạo vốn phát triển ngành hàng điện tử.
Liên kết, liên doanh với các đơn vị cá nhân trong và ngoài nước để mở rộng khả năng sản xuất và kinh doanh của công ty, làm đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh doanh và dịch vụ khách sạn.
Sản xuất kinh doanh gốm, sứ và vật liệu xây dựng.
Kinh doanh dịch vụ, đại lý hàng da dụng điện lạnh, bếp ga.
Kinh doanh máy, thiết bị phụ tùng, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng điện tử, hàng tiêu dùng.
Kinh doanh các loại vật tư, thiết bị nguyên liệu phục vụ cho ngành thuốc lá; kinh doanh các thiết bị xây lắp công trình bảo vệ môi trường đến nhóm C; kinh doanh các loại vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành cơ khí nông nghiệp xây dựng, kinh doanh thiết bị vật tư y tế ( theo Quyết định số 6796/QĐ –UB ngày 13 tháng 11 năm 2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội).
Tuy nhiên hoạt động chính của công ty là lắp ráp, sửa chữa, bảo hành, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm đện, điện tử.
Ban giám đốc:
Giám đốc : Ông Khúc Trường Sơn
Phó Giám Đốc : Ông Đỗ Quốc Trung
Phó Giám Đốc : ông Dương Anh Vũ
Phó Giám Đốc : Ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng
Phụ trách kế toán : Bà Đoàn Thị Minh Nguyệt
Nhận xét : công ty SMILE là một công ty cổ phần lớn, lĩnh vực kinh doanh đa dạng.
2.2.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát
CPA VIETNAM thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát và kiểm soát nhằm
đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để từ đó thiết kế các thử nghiệm kiểm toán phù hợp.
Để đánh giá được rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát, CPA VIETNAM đã tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và nhân viên khách hàng thông qua bảng câu hỏi sau:
Bảng 4: Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát
Tiêu chí đánh giá
Có hay không
1.Đặc điểm về tính chính trực của ban lãnh đạo khách hàng:
- Ban lãnh đạo khách hàng có dính líu đến các hoạt động phi pháp, cố tình trình bày sai lệch báo cáo tài chính, chịu sự cưỡng chế của cơ quan pháp luật hay có dính líu đến các hoạt động phạm tội có tổ chức không?
- Có phải việc quản lý của đơn vị bị chi phối bởi một cá nhân hay tập trung vào một vài người không?
- Có phải ban lãnh đạo đơn vị là những người thiếu kinh nghiệm không?
Từ việc trả lời những câu hỏi trên chúng ta có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực của các thành viên ban lãnh đạo khách hàng hay nghi ngờ về việc dựa vào thư giải trình của Ban giám đốc không?
Không
Không
Không
Không
2.Cam kết của khách hàng về tính trung thực hợp lý của BCTC:
- Đơn vị có áp dụng các chính sách kế toán hiện đang gây tranh cãi không?
- Có phải ban lãnh đạo miễn cưỡng khi thực hiện các điều chỉnh được đề suất bởi các kiểm toán viên hay không?
Lý do gì cần cân nhắc về các cam kết của ban lãnh đạo khách hàng trong việc trình bày báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý không?
Không
Không
Không
3.Cam kết về việc thiết lập và duy trì một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy:
- Phòng kế toán có vẻ như không bố trí đủ nhân sự?
- Công tác hạch toán kế toán của khách hàng không tốt

Không
4.Cơ cấu tổ chức
- Cơ cấu tổ chức quá phức tạp, liên quan đến nhiều pháp nhân lớn mang tính đặc thù được quản lý theo hệ thống hay có những giao dịch không nhằm mục đích kinh doanh?
- Các mẫu biểu báo cáo có quá phức tạp không?
Không
Không
5. Tác động của máy tính:
- Ban lãnh đạo đơn vị dường như đánh giá không đúng tầm quan trọng của môi trường xử lý máy tính?
Xem xét các vấn đề sau khi đánh giá:
+ Những người quản lý môi trường xử lý máy tính báo cáo với ai?
+ Mức độ đầu tư trong việc sử dụng công nghệ thông tin?
- Có thiếu kế hoạch mang tính chiến lược cho môi trường xử lý máy tính hay các kế hoạch lại mâu thuẫn với kế hoạch chiến lược cho các bộ phận khác hay không?


Từ bảng câu hỏi trên có thể thấy môi trường kiểm soát của công ty SMILE được thiết kế khá hiệu quả. Có thể đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát đối với khách hàng SMILE như sau:
Rủi ro được đánh gía ở mức bình thường
Môi trường kiểm soát hoạt động tốt
Dựa vào đây, CPA VIETNAM khi tiến hành kiểm toán khách hàng này có thể giảm bớt các thử nghiệm cơ bản.
2.2.3.Tìm hiểu về hệ thống kế toán
Trong bước công việc này CPA VIETNAM thường tiến hành tìm hiểu các vấn đề như: Tổ chức công tác kế toán, phương pháp hạch toán, hình thức ghi sổ, phân tích khái quát các phần hành liên quan đến các khoản nợ ngắn hạn, tìm hiểu môi trường máy tính.
Do hệ thống kế toán là một trong những yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, nên thông qua việc tìm hiểu về hệ thống kế toán của khách hàng mà ta có thể phần nào đánh giá được sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Về khách hàng SMILE
Phòng kế toán của công ty gồm có 8 người trong đó có một kế toán trưởng, một thủ quỹ và các nhân viên đảm nhiệm từng phần hàn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status