Bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do lựa chọn đề tài. 2
2. Lược sử về vấn đề nghiên cứu. 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu. 5
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
3.2. Mục đích nghiên cứu. 5
Các mục tiêu cụ thể: 6
4. Phương pháp nghiên cứu. 6
4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 6
4.2. Phương pháp điều tra có sự tham gia. 7
4.3. Phương pháp thống kê, phân tích và đánh giá. 7
5. Kết cấu của luận văn. 7
PHẦN II: NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THUỶ 8
1.1. Khái quát về Vườn quốc gia Xuân Thuỷ 8
1.1.1. Tổng quan lịch sử hình thành Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức. 9
1.2. Môi trường tự nhiên ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 10
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. 10
1.2.1.1. Vị trí địa lý. 10
1.2.1.2. Địa hình. 11
1.2.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng. 11
1.2.1.4. Khí hậu - thuỷ văn. 11
- Khí hậu. 11
- Thuỷ văn. 12
1.2.1.5. Diện tích. 12
1.2.2. Tài nguyên sinh vật. 13
1.2.2.1 Tài nguyên thực vật. 13
1.2.2.2. Tài nguyên động vật. 14
1.3. Dân sinh kinh tế. 15
1.3.1. Đặc điểm. 15
1.3.2. Tình hình đời sống nhân dân ở vùng đệm. 15
1.3.3. Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở kỹ thuật phục vụ dân sinh. 16
- Về điện: 16
- Đường giao thông: 16
- Trường học: 17
- Trạm xá: 17
Chương II. Hiện trạng khai thác du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ 18
2.1. Khái quát tài nguyên du lịch ở vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 18
2.1.1. Tài nguyên du lịch sinh thái. 18
2.1.2. Tài nguyên độc đáo ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định thu hút khách du lịch. 19
2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng. 19
2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải. 19
2.2.2. Hệ thông thông tin liên lạc. 20
2.2.3. Hệ thống điện, nước. 20
2.3. Khái quát cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động cung ứng dịch vụ ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 20
2.3.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống. 20
2.3.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ. 20
2.4. Hiện trạng khách du lịch đến với vườn quốc gia Xuân Thuỷ. 21
2.4.1 Nhu cầu của khách du lịch hướng tới vườn quốc gia. 21
2.4.2. Hiện trạng khách du lịch. 22
2.4.2.1. Hiện trạng khách du lịch trong nước. 22
2.4.2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế. 22
2.4.3. Tính mùa vụ trong du lịch. 24
Chương III. Ảnh hưởng ban đầu của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ. 28
3.1. Ảnh hưởng tích cực của hoạt động du lịch đến VQG Xuân Thuỷ. 28
3.2. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên ở VQG Xuân Thuỷ 28
3.2.1. Ảnh hưởng do khách du lịch gây nên 28
3.2.1.1. Đối tượng khách quốc tế kết hợp khách du lịch Việt Nam (những người nhận thức, thu nhập và có địa vị trong xã hội) 29
· Đặc điểm chung 29
· Khác nhau 29
3.2.1.2. Đối tượng học sinh, sinh viên. 31
3.2.2. Ảnh hưởng của các dự án đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt đông du lịch cũng như trong công tác bảo tồn đến môi trường ở VQG Xuân Thuỷ. 34
3.2.3. Những ảnh hưởng khác. 35
· Nhận xét chung 36
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững. 37
4.1. Dự báo lượng khách và thu nhập du lịch của VQG Xuân Thủy. 37
4.1.1. Các căn cứ để dự báo. 37
4.1.2. Ước tính lượng khách và thu nhập của VQG Xuân Thủy. 37
4.2. Định hướng đầu tư để phát triển du lịch tại Vườn quốc gia Xuân Thủy 38
4.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. 39
4.2.2. Tuyên truyền quảng cáo du lịch. 39
4.3. Những giải pháp cho phát triển du lịch tại VQG Xuân Thuỷ. 40
4.3.1 Cơ sở cho việc đưa ra giải pháp. 40
4.3.2 Những giải pháp cụ thể: 41
- Phát triển DLST phải đảm bảo tính bền vững: 41
- Giáo dục tuyên truyền: 41
3.4. Đề xuất xây dựng các tour DLST, du lịch văn hoá trong phạm vi tỉnh Nam Định. 42
3.4.1. Xây dựng các tour. 42
3.4.2 Mô tả một tour du lịch Hà Nội Xuân Thuỷ( tour thứ nhất 03 ngày 02 đêm). 43
Phần III: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 47
1. Kết luận 47
2. Tồn tại 47
3. Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 49
Phụ biểu 50
Phụ lục 53
Phụ lục 1: Nguyên tắc chỉ đạo cho khách du lịch sinh thái 53
Phụ lục 2: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du lịch. 53
Phụ lục 3: Nguyên tắc chỉ đạo cho chủ nhà trọ. 54
Phụ lục 4: Nguyên tắc chỉ đạo cho các nhà quản lý VQG Xuân Thuỷ - Nam Định 54
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ông sư (Neopho carea phocaennoider), có 57 loài giáp xác, 28 loài nhuyễn thể và 13 loài giun tơ có giá trị cao, 55 loài cá trong Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
Với tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái như vậy, khu RASAMR có khả năng đáp ứng nhiều loại hình du lịch như picnic, thăm quan nghiên cứu vùng rừng ngập mặn, đời sống phong tục tập quán cư dân quanh vùng.
2.1.2. Tài nguyên độc đáo ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ - Nam Định thu hút khách du lịch.
ấn tượng đầu tiên của khách du lịch là được ngắm cảnh quan tự nhiên. Đến đây du khách cảm giác tầm nhìn được mở rộng, rừng hoà với biển, không khí trong lành như đưa con người ta đến với thế giới hoang dã thánh thiện và kỳ thú . Con người như được trút bỏ bụi trần của đời thường để về với thiên nhiên.
Nói đến khu Ramsar Xuân Thuỷ, điều không thể không nhắc đến đó là đa dạng sinh cảnh rất đậm nét của một vùng. Hàng ngàn ha rừng nguyên sinh và hàng trăm ha rừng phi lao đã tạo dựng lên những sinh cảnh điển hình.
Điều đặc biệt ở đây là du khách được ngắm chim hoang dã: có khoảng 215 loài chim đã được phát hiện ở đây, trong đó có tới 100 loài chim cư trú, 104 loài chim nước, có 9 loài chim quý hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế cần được bảo vệ, mặt khác sự thu hút khách du lịch là tính tò mò bởi rừng nguyên sinh giữa đồng bằng thực vật rừng ken dầy tầng tầng lớp lớp tạo lên bức tường chắn sóng.
2.2. Khái quát cơ sở hạ tầng.
2.2.1. Hệ thống giao thông vận tải.
Du khách có thể đến Vườn quốc gia Xuân Thuỷ bằng hai loại phương tiện. Đó là phương tiện vận tải thuỷ và phương tiện vận tải bộ. Với đường thủy du khách đến Vườn quốc gia Xuân Thủy bằng sông Hồng đây là con sông lớn nhất ở miền Bắc. Do vậy, việc đi lại bằng thuyền máy và tàu cỡ nhỏ là khá thuận lợi. Tuy nhiên hình thức này cũng gặp khó khăn khi thuỷ triều xuống thấp. Còn đường bộ việc di chuyển thuận lợi với hệ thống đường quốc lộ và hệ thống đường liên xã, liên thôn đều đã được đổ nhựa và bê tông hoá. Tuy nhiên, đoạn đê Ngự Hàn tới văn phòng ban quản lý chưa được đổ nhựa nên chất lượng kém, đi lại còn khó khăn đặc biệt lúc mưa.
2.2.2. Hệ thông thông tin liên lạc.
Do nằm cách biệt hoàn toàn với dân cư vùng đệm (cách các vùng dân cư khoảng 4 km) nên hệ thống thông tin còn yếu kém. Hiện tại Vườn quốc gia Xuân Thủy chỉ có một máy điện thoại vận hành bằng năng lượng ắc quy chính vì vậy thông tin liên lạc còn có nhiều nhược điểm hiện tượng mất liên lạc thường xuyên xảy ra.
2.2.3. Hệ thống điện, nước.
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ chưa có điện lưới quốc gia. Hiện tại Vườn quốc gia có một máy phát điện chạy bằng dầu với công suất 1,5kw/h và máy phát điện chạy bằng xăng có công suất 2,5 kw/h dùng để thắp sáng khi cần thiết. Về vấn đề nước do nằm gần biển nên nước ngọt ở đây rất hiếm chỉ dùng cho ăn, uống. Nước dùng cho các sinh hoạt khác được lấy trực tiếp từ giếng khoan, có nồng độ mặn 3- 7% không qua lọc.
2.3. Khái quát cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động cung ứng dịch vụ ở Vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2.3.1. Hệ thống cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống.
Toàn bộ hệ thống nhà cửa, công trình phụ ở đây hiện có một nhà mái bằng ba gian là nơi ăn nghỉ cho cán bộ ban quản lý, một nhà hai tầng là nơi làm việc của ban quản lý đồng thời cũng phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách (tối đa là 10 du khách). Điều kiện sinh hoạt có thể đáp ứng các nhu cầu tối thiểu của khách.
Tuy nhiên, điều kiện ăn uống còn hạn chế do ban quản lý phải thuê một người phục vụ chuyên nấu ăn (người dân địa phương).
2.3.2. Hoạt động cung ứng dịch vụ.
Hiện nay, du khách đến đây chủ yếu tập trung vào những đối tượng mà họ quan tâm do vậy họ ít chú ý đến hoạt động khác. Vì vậy, ở đây các dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ khác chưa phát triển.
2.4. Hiện trạng khách du lịch đến với vườn quốc gia Xuân Thuỷ.
2.4.1 Nhu cầu của khách du lịch hướng tới vườn quốc gia.
Trong thực tế ngày nay loại hình du lịch thiên nhiên đã tồn tại từ rất lâu, từ những năm 80 của thế kỷ XX loại hình du lịch nay đã tăng nên đáng kể, số lượng khách du lịch hàng năm tăng lên 20% và “du lịch sinh thái” cũng ra đời từ thời đó. Thời nay, khi những lợi ích do sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đem lại thì con người đã và đang phải chịu rất nhiều sức ép về môi trường. Đó là lao động với cường độ cao, tiếng ồn và tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng khiến cho con người hàng ngày, hàng giờ phải tiếp xúc với bầu không khí ô nhiễm do chất thải công nghiệp, chất sinh hoạt và không gian sáng bị thu hẹp. Do vậy, cuộc sống nơi đô thị ngày càng trở nên quá quen thuộc và nhàm chán đối với con người, cộng với sức ép mà họ phải trải qua như nói ở trên. Tất cả những yếu tố trên đã dẫn đến một bộ phận dân cư có nhu cầu rời khỏi các đô thị náo nhiệt để đến với vùng thiên nhiên, hoang dã nhằm mục đích thư giãn, giải trí và khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ thú. Đây cũng là động thái ban đầu cho hoạt động DLST phát triển.
Theo Maslow, nhu cầu của con người được chia làm 5 bậc thang.
5
4
3
2
1
Hình bậc thang nhu cầu của Maslow
1. Nhu cầu sinh học, sinh lý
2. Nhu cầu được an toàn
3. Nhu cầu tình cảm
4. Nhu cầu uy tín (tự trọng và được tôn trọng)
5. Nhu cầu tự đổi mới (hoàn thiện bản thân)
Khi đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, thời gian nhàn rỗi tăng lên con người càng có xu hướng hoàn thiện mình bằng hiểu biết thế giới xung quanh vì vậy con người đi du lịch.
2.4.2. Hiện trạng khách du lịch.
2.4.2.1. Hiện trạng khách du lịch trong nước.
Qua điều tra và nhận xết của Ban quản lý Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho thấy:
- Thời gian đầu khách du lịch đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học, bao gồm những nhà trí thức quan tâm đến hệ sinh thái ngập nước. Đó là những chuyên gia của các lĩnh vực: rừng ngập mặn, chim di trú, động vật và thực vật thuỷ sinh nhưng phần lớn khách quan tâm đến đối tượng chim di trú và thực vật thuỷ sinh, cuối cùng là các loài thuỷ sinh.
- Trong thời gian gần đây tăng nhanh, đối tượng dễ thấy là sinh viên và học sinh phổ thông trung học cùng với con em địa phương đi làm ăn xa nghe và xem truyền hình Trung Ương tìm đến thăm quan, với mục đích thưởng thức phong cảnh và quan sát chim.
- Theo ông Nguyễn Viết Cách - Giám đốc Vườn quốc gia Xuân Thuỷ cho biết: “Khách du lịch là sinh viên và học sinh phổ thông trung học thường đi trong dịp hè với số lượng đông” ông cho biết thêm đoàn đông nhất khoảng 70 người/ nhóm. Họ đến đây với mực đích ngắm chim, ngắm biển đặc biệt hơn cả là được ngắm hàng ngàn ha rừng ngập mặn và tận hưởng thiên nhiên hoang sơ.
2.4.2.2. Hiện trạng khách du lịch quốc tế.
Cũng như khách nội địa thời gian đầu khách đến với Vườn quốc gia chủ yếu là những nhà khoa học. Đó là các chuyên gia của các lĩnh vực rừng ngập mặn, chim di trú... họ có những chuyên môn nhất định về lĩnh vực này và ý thứ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status