Tổng quan về công nghệ WCDMA và hướng phát triển từ GSM lên WCDMA - pdf 14

Download miễn phí Tổng quan về công nghệ WCDMA và hướng phát triển từ GSM lên WCDMA
Lời nói đầu Từ những năm đầu của thập niên 90 , kỹ thuật thông tin vô tuyến đã có những bước đột phá rõ rệt , từ kỹ thuật tương tự sang kỹ thuật số , từ dịch vụ thoại sang dịch vụ đa phương tiện và từ các hệ thống khu vực sang các hệ thống có tính chất toàn cầu. Có được những tiến bộ vượt bậc như vậy là nhờ sự phát triển gần đây của các công nghệ then chốt trong lĩnh vực thông tin.
Để đáp ứng được yêu cầu mới, chúng ta cần phát triển các hệ thống có dung lượng truyền dẫn đạt tốc độ cao, từ vài kbit/s cho thoại đến 1-2 Mbit/s cho các dịch vụ đa phương tiện, bao gồm cả truyền hình ảnh động, nhưng làm sao vẫn đảm bảo tiết kiệm phổ tần đến mức tối đa có thể. Ngày nay, tuy công nghệ truyền dẫn đa phương tiện dùng cho các hệ thống di động toàn cầu GSM đã khẳng định được vị thế mạnh mẽ, nổi trội của mình trong thế giới thông tin di động trong nhiều năm qua, nhưng cùng với sự phát triển của xã hội, thì GSM ngày một lộ ra nhiều yếu điểm như : chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin thoại, dịch vụ bản tin ngắn với tốc độ thấp, sự hạn chế về dung lượng phục vụ v.v . Trong khi đó lưu lượng thuê bao không ngừng tăng lên ,cũng như nhu cầu truy cập thông tin với tốc độ cao và đặc biệt nhu cầu sử dụng các ứng dụng đa phương tiện như: Điện hoại thấy hình, Video trực tuyến, E-mail, World wide web v.v. đòi hỏi tốc độ truyền số liệu phải cao và băng thông lớn. Lúc này thì hệ thống GSM không còn khả năng đáp ứng nữa mà đòi hỏi một công nghệ mới phù hợp hơn. Vì vậy, Liên minh Viễn thông quốc tế - Vô tuyến ITU-R (International Telecommunications Union - Radio) đã chú ý phát triển các hệ thống thông tin di động thế hệ 3 hay (3G) trên cơ sở tận dụng tối đa hạ tầng mạng GSM sẵn có bằng việc xây dựng qua các tiêu chuẩn chuyển tiếp như GPRS, EDGEvà cuối cùng làWCDMA.
Hiện nay, mạng thông tin di động của Việt Nam đang sử dụng công nghệ GSM, tuy nhiên mạng GSM không đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ mới cũng như đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao của người sử dụng. Do đó việc nghiên cứu và triển khai mạng thông tin di động thế hệ ba WCDMA là một điều tất yếu. Xuất phát từ những suy nghĩ như vậy nên em đã quyết định chọn đề tài : “Tổng quan về công nghệ WCDMA và Hướng phát triển từ GSM lên WCDMA”.
Đề tài này được chia ra 5 chương như sau :
Chương 1 : Hệ thống thông tin di động GSM
Chương 2 : Công nghệ GPRS
Chương 3 : Công nghệ EDGE
Chương 4 : Tổng quan công nghệ WCDMA
Chương 5 : Lộ trình triển khai nâng cấp mạng Mobifone lên 3G

Trong quá trình làm đề tài này, em đã rất cố gắng để hoàn thành cho thật tốt nhưng do kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank Thầy: Trần Quang Thanh cùng các Thầy Cô trong Khoa Điện - Điện tử đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hu nhiễu từ các ô khác. Ở các hệ thống này việc điều khiển ở các đường xuống là cần thiết để ấn định công suất cho từng người sử dụng theo công suất thực tế mà họ cần để hạn chế mức nhiễu mà họ gây ra. Như vậy tồn tại 2 sơ đồ điều khiển công suất đường xuống :
Theo khoảng cách : khi biết được vị trí của các trạm di động có thể giảm thiểu tổng công suất phát của mỗi trạm bằng cách phát đi công suất thấp hơn cho trạm di động gần trạm gốc. Phương pháp điều khiển công suất theo khoảng cách phù hợp nhất cho môi trường không bị che tối vì khi này suy hao công suất chỉ phụ thuộc vào khoảng cách đến trạm gốc, trạm gốc phải phát tín hiệu hoa tiêu .
Theo tỉ số C/I : nghĩa là giảm thiểu số C/I theo nhu cầu của từng người sử dụng. Khi đó mỗi trạm di động phải phát thông tin về C/I đến trạm gốc. Nhờ vậy trạm gốc có thể quyết định nên tăng hay giảm công suất của người sử dụng được xét .
4.9 Chuyển giao mềm trong WCDMA
Trong hệ thống mạng tế bào , cuộc gọi được tiếp tục khi máy di động chuyển từ vùng phục vụ này sang vùng phục vụ khác được thực hiện thông qua chức năng chuyển giao của máy di động.
Trong mạng tế bào tương tự, máy thu của trạm gốc liên tục giám sát xem mức tín hiệu được gửi đi từ máy di động tới các trạm gốc khác có thấp hơn so với một giá trị ngưỡng hay không. Nếu giá trị tín hiệu thu được thấp hơn so với giá trị ngưỡng , trạm gốc xem máy di động đó đã nằm ở biên giới của vùng phục vụ. Trong trường hợp này , trạm gốc tạo ra yêu cầu bộ điều khiển hệ thống di động MSC là liệu trạm gốc bên cạnh có nhận được tín hiệu ở mức tốt hơn không . Với yêu cầu này , bộ điều khiển hệ thống gửi tín hiệu yêu cầu chuyển giao tới trạm gốc bên cạnh.
Trạm gốc bên cạnh sẽ sử dụng bộ quét đặc biệt để tìm ra tín hiệu của các kênh đang sử dụng. Nếu có một trạm gốc nào đó trong số các trạm gốc lân cận có mức thu tín hiệu thích hợp, thì cuộc gọi sẽ được chuyển sang trạm gốc này. Khi một kênh của trạm gốc mới được chọn, thông tin điều khiền được gửi tới máy di động yêu cầu nó chuyển cuộc gọi tới kênh được chọn. Ngay lập tức, bộ điều khiển hệ thống chuyển cuộc gọi từ trạm gốc ban đầu tới kênh được chọn ở trạm gốc mới .
Máy di động định vị xung quanh vùng biên giới phục vụ, cường độ của tín hiệu thường xuyên thay đổi nó có thể làm quá tải hệ thống điều khiển và khả năng mất liên lạc cuộc gọi tăng lên .
Đối với hệ thống CDMA các đặc tính của thông tin trải phổ cho phép hệ thống thu tín hiệu phát của máy di động trên đồng thời hai hay nhiều hơn hai trạm gốc. Máy di động có thể thu tín hiệu phát của cả hai hay hai trạm gốc đồng thời, do đó nó có thể thực hiện chuyển giao từ một trạm gốc tới trạm gốc khác, hay từ một anten hướng về đến một anten hướng về khác ở cùng một trạm gốc khác mà người sử dụng thoại hay thông tin dữ liệu không cảm giác bị ngắt quãng.
Chuyển giao mềm được thực hiện trong hệ thống CDMA khi một ttrạm gốc mới bắt đầu liên lạc với trạm gốc mà máy di động vẫn liên lạc với trạm gốc cũ .
Nó có đặc điểm là sử dụng hai trạm gốc cùng một lúc do đó làm giảm khả năng mất liên lạc xảy ra trên vùng ranh giới trong khi chuyển giao .
Trong hệ thống CDMA khi bắt đầu cuộc gọi danh sách các trạm gốc có khả năng chuyển giao cuộc gọi và khi giá trị ngưỡng chuyển giao được đưa đến máy di động. Máy di động ngoài vịêc giám sát trạm gốc mà nó đang hoạt động nó sẽ tìm kiếm tất cả các tín hiệu Pilot (đặc biệt chú ý đến các trạm gốc có khả năng chuyển giao) và duy trì danh sách của tất cả các tín hiệu Pilot có cường độ lớn hơn giá trị ngưỡng được cấp khi cuộc gọi bắt đầu được thiết lập .
Danh sách này được chuyển tới hệ thống điều khiển trung tâm MSC khi tín hiệu kênh Pilot của trạm gốc được giám sát giảm xuống dưới giá trị được yêu cầu, để thiết lập và tiếp tục cuộc gọi thì các MSC sẽ gửi các lệnh chuyển giao đến trạm gốc thứ hai và máy di động sẽ nhận được tín hiệu từ trạm gốc thứ hai này, khi đó chất lượng tín hiệu thu được cải thiện nhờ sự kết hợp tín hiệu từ hai luồng phát của hai tạm phát gốc. Lúc này cả hai trạm phát gốc nhận được lệnh điều khiển công suất và cả hai trạm gốc đều yêu cầu tăng mức công suất của máy di động.
Dữ liệu mà cả hai trạm gốc nhận của máy di động được gửi tới MSC, MSC sẽ chọn tín hiệu tốt nhất của hai trạm gốc đó theo chu kỳ là 20ms và coi đó là dữ liệu được chuyển tới từ máy di động.
Như vậy, nhờ ưu điểm của chuyển giao mềm trong hệ thống CDMA làm dữ liệu truyền có độ chính xác cao, tỉ lệ mất cuộc gọi thấp, chất lượng cuộc gọi tại vùng biên giới của các trạm gốc cao và hệ thống chuyển mạch ít bị quá tải.
CHƯƠNG 5
LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI NÂNG CẤP MẠNG MOBIFONE LÊN 3G
5.1 Lịch sử phát triển VMS MobiFone.
Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thống Việt Nam (VNPT). Được thành lập vào năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu MobiFone, khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động chính của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động có công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại và kinh doanh dịch vụ thông tin di động công nghệ GSM 900/1800 trên toàn quốc.
Đến năm 2006, MobiFone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 8.5 triệu thuê bao, hơn 2.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý  cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc, MobiFone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ giá trị gia tăng và tiện ích các loại.
Hình 5.1 : Biểu đồ tăng trưởng của thuê bao Mobifone.
5.2 Cấu hình mạng GSM/VMS.
Cấu hình lưu lượng thoại và báo hiệu giữa mạng thông tin di động và các mạng khác, được thực hiện qua các kết nối VMS-PSTN theo hai hướng lưu lượng khác nhau.
Hướng lưu lượng quốc tế (VTI): Lưu lượng thoại và báo hiệu được trung chuyển qua tổng đài VTI đi quốc tế, chức năng SCCP báo hiệu quốc tế cũng được thực hiện tại VTI, giao diện trung kế sử dụng E1/G.703, báo hiệu sử dụng trên tuyến đi quốc tế là SS7 bao gồm MAP và ISUP.
Hướng lưu lượng trong nước (VTN): Lưu lượng thoại và báo hiệu được trung chuyển qua tổng đài VTN, chức năng STP báo hiệu cũng được thực hiện tại các tổng đài VTN, giao diện trung kế sử dụng E1/G.703, báo hiệu sử dụng trên tuyến quốc tế bao gồm MAC và ISUP.
Quốc Tế
VTI
VMS GSM
VTN
Tổng đài bưu điện
Tổng đài doanh nghiệp mới
Hình 5.2 : Kết nối mạng GSM/VMS với mạng PSTN.
MAP - Sử dụng báo hiệu cập nhật vị trí thuê bao Roaming giữa mạng VMS và mạng di động GSM quốc tế hay mạng di động trong nước, báo hiệu truy vấn cấp số MSRN thiết lập cuộc gọi giữa HLR-MSC/VLR của hai thuê bao di động, trao đổi bản tin dịch vụ giá trị gia tăng SMS.
IS...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status