Trình bày về tổng đài ewsd - pdf 14

Download miễn phí Trình bày về tổng đài ewsd
Nhân loại ngày nay đang sống trong một thế giới tràn ngập thông tin. Thông tin từ chỗ là nhu cầu của cuộc sống và ngày nay nó trở thành phương tiện, công cụ lviệ hữu hiệu, là một nền công nghiệp sản xuất trực tiếp.
Trong xu thế hội tụ công nghệ viễn thông và truyền thông quảng bá, ở nhiều nước dịch vụ viễn thông đã trở thành một loại hình dịch vụ có lợi nhuận cao. Nhờ hội tụ công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông giờ đây có thể nâng cao được chất lượng đồng thời cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn từ người sử dụng .
Xét trên khía cạnh công nghệ, xu hướng công nghệ hiện nay là sự hội tụ của nhiều công nghệ để đưa ra những loại hình dịch vụ tổng hợp (như kết hợp các dịch vụ thoại, số liệu và băng rộng) cho khách hàng, đồng thời tận dụng được những cơ sở hạ tầng sẵn có để giảm thiểu chi phí đầu tư nâng cấp. Tổng đài EWSD chính là giải pháp cho những dịch vụ đó hiện nay và trong tương lai. Hơn nữa việc áp dụng công nghệ để triển khai những dịch vụ với các chi phí nhỏ, tối ưu hóa hạ tầng viễn thông sẵn có sẽ tăng sức cạnh tranh của nhà cung cấp viễn thông & chất lượng cũng được nâng cao.
Đồng thời có thể khẳng định với hạ tầng mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến băng rộng trên cơ sở mạng NGN hiện đại mà nhà cung cấp dịch vụ của Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng thì việc triển khai nhiều dịch vụ như: Voip ,IPTV & những dịch vụ cộng thêm là hợp lý và khả năng bảo đảm đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ này là hoàn toàn khả thi khi dựa vào sự sẵn có những chức năng & khả năng phát triển thuận tiện ,mạnh mẽ của EWSD.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ừ LTG.
Một tín hiệu dùng để đồng bộ với bộ phát xung đồng hồ lấy ra từ xung đồng hồ hệ thống đến SN trong LIU.
LIU dùng chức năng COC ( Cross Office Check ) để kiểm tra kết nối sau mỗi lần thiết lập kết nối được thực hiện . LIU của phía thuê bao chủ gọi gởi đi 1 kiểm tra thứ tự bit và được LIU ở đích đến gửi trả lại. Nếu các thứ tự bit gởi đi hợp với thứ tự bit nhận thì cuộc gọi được kết nối đến thuê bao.
GP-Group Processor :
GP có tác dụng như một đơn vị điều khiển ngoại vi độc lập giữa LTG và CP.
Nhiệm vụ chính của GP là chuyển đổi các thông tin đến từ môi trường xung quanh tổng đài thành các thông tin bên trong theo định dạng của hệ thống . GP điều khiển tất cả các đơn vị chức năng trong LTG.
GP trực tiếp điều khiển các bộ phận sau :
Bộ ghép kênh thoại
Bộ đệm tín hiệu
Đơn vị bộ nhớ xử lý
Điều khiển đường dữ liệu
Bộ phát đồng hồ nhóm
WDU-Watchdog Unit.
Diều khiển đường báo hiệu SILC
Đơn vị chức năng PU và SIB nằm trong Module PU/SIB. Đơn vị chức năng DLC, GCG và WDU nằm trong Module GCG:LTG.
SMX-Signaling Multiplexer:
SMX cấu thành giao tiếp của GP đến các đơn vị chức năng LTG. SMX kết hợpcác tin tức đến từ LTU, SU, GS hay SPMX trên các đường tín hiệu SIH – Signal
Hightways và SIBI – Signal Buffer Input 2048Kbit/s và truyền tin tức đến bộ đệm tín hiệu.
SMX nhận tông tin của các đơn vị chức năng LTG qua đường SIBO – SIB output từ SIB. SMX phân phối các thông tin đã nhận đến LTU, SU, GS hay SPMXvà LIU thông qua đường tín hiệu SIHO – Signal Hightway Output.
PU – Processing Unit:
Trong đơn vị xử lý có thể trang bị 1 trong 2 loại phần cứng klhác nhau:
PU/SIB – Processing Unit/Signal Buffer và MU – Memory Unit.
PMU – Processor Memory Unit
PU: bao gồm một vi xử lý 16 bit và phần mềm của nó dùng để xử lý dữ liệu trong LTG. PU sử dụng đơn vị bộ nhớ MU để lưu trữ các phương trình và dữ liệu. Chương trình khởi động được lưu trữ trong EPROM của PU để điều khiển nạp dữ liệu vào chương trình cho PU.
PU nhận các tin tức tiền xử lý ( dạng song song ) từ SIB để xử lý và phát tin tức xử lý đến SIB thông qua SMX ( dạng nối tiếp ).
SIB: có một giao tiếp đến SMX thông qua đường ghép kênh 2048 Kbit/s. SIMO/I, và có một giao tiếp bit song song đến PU, SIB chuyển đổi dữ liệu từ nối tiếp ra song song và ngược lại khi truyền dữ liệu giữa SMX và PU.
MU chứa các chương trình và dữ liệu của phần mềm LTG do CP nạp trong quá trình khôi phục lại hệ thống. Sức chứa của MU là 0.5 Mb, 1 Mb hay 2 Mb.
PMU: được thay thế các chức năng của các Module PU/SIB và MU. PMU Được thiết kế chỉ trên một Module. PMU gồm đầy dủ phần cứng và phần mềm tương thích với công việc của tổ hợp Module PU/SIB, MU trong tất cả các loại LTGA, B, C, D. Một tổ hợp của các LTG với PU/SIB, MU và các LTG với PMU trong cùng hệ thống đều chấp nhận được. Khi tổ hợp Module PU/SIB và MU được thay thế bằng một Module PMU thì được lắp đặt voà vị trí của PU/SIB.
PMU chứa một vi xử lý 32 bit. Vi xử lý này có vùng địa chỉ 4 Gbyte, có các ưu điểm sau:
Bộ nhớ được tổ chức trên cùng một Module, xung đồng hồ cao, Bus dữ liệu 32 bit, xử lý công việc song song riêng biệt nó rất năng động, dung lượng bộ nhớ là 4 Mbyte hay 8 Mbyte.
Hiển thị hoạt động phía trước Module cho biết chức năng nào đang hoạt động khi nạp dat và khi vận hành.
DLC – Dat Link Control:
DLC với truy nhập bộ nhớ trực tiếp ( DMA – Direct Memory Access ) điều khiển dữ liệu chuyển đổi giữa LTG và CP thông qua hai kênh điều khiển LIUO/I 64 Kbit/s. DMA điều khiển cho phép các thông tin tới CP phải được gửi tiếp từ bộ nhớ của GP và các lệnh từ CP phải được lưu trữ ngay lập tức.
GCG – Group Clock Generator:
GCG cung cấp cho LTG các xung đồng hồ cần thiết. Bộ dao động tạo sóng vuông trong GCG được đồng bộ có nghĩa rằng tín hiệu SYNI có thể bị lệch đi trong LIU đến từ đồng hồ hệ thống.
WDU – Watchdog Unit:
WDU giám sát việc định thời cho các chương trình chạy trong PU. Nếu việc định thời Reset do một xung ngắt thì CP bắt đầu nạp lại các chương trình trong GP. Tất cả các đơn vị ngoại vi được quay trrở lại vị trí ban đầu bằng một tín hiệu Reset.
SILCB – Signaling Link Contrrol, Module B:
SILCB thực hiện các chức năng của một vi xử lý xuất/nhập. Về phía LTG SILCB đảm bảo chắc chắn thông điệp trao đổi giữa các đơn vị ngoại vi và GP. SILCB thường dùng cho kết nối một số kênh báo hiệu. Nó xử lý các hồ sơ kết nối DLU ( DLU Log ) hay kênh D của ISDN hay hồ sơ cho kết nối nội bộ ghép kênh sơ cấp ( PA Log ).
Sự trao đổi nhận dạng xử lý cuộc gọi giữa DLU hay PA và LTG được thông qua một kênh báo hiệu 64 Kbit/s.
SPH – Speech Hightway:
Mỗi PCM30 có 32 kênh 8 bit. Truyền một khung mất 125µs, 8 bit của mỗi kênh truyền tín hiệu thoại đã số hoá. Các SPH hoạt động đồng bộ khung và song song/ mỗi SPH có hướng truyền, tin tức truyền từ LTU đến GS thông qua SPHI. Tin tức truyền từ GS đến LTU thông qua SPHO.
SIH – Signaling Hightway:
Trong một khung PCM30 gồm có 32 kênh với mỗi kênh 8 bit. Truyền một khung chiếm khoảng thời gian là 125µs, 32 khung tổ hợp thành một đa khung truyền trong 32*125µs = 4ms.
Các đường được chỉ định là SIH được ghép lại thành SMX. SMX tập hợp các tin tức báo hiệu từ các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHI và phân phối tin tức báo hiệu đến các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHO.
Phân Loại LTG:
LTGB:
Kết nối giữa DLU và LTGB có tối đa là 4 luồng PDC.
Khi kết nối DLU đến LTGB bằng một hay hai luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2.
Khi kết nối DLU đến LTGB bằng 4 luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2, kênh 16 của PDC1 và PDC3 không dùng
LTGC:
LTGC cũng có 4 luồng PDC khi kết nối với DLU, các kết nối của LTGC:
Các trung kế số:
Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu liên kết (CAS – Channel Associated Signaling), MFC : R2.
Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu kênh (CCS7 – Common Channel Signaling Number 7).
Các module trong LTGC:
Tối đa có 4 giao tiếp số là các Card giao tiếp số DIU – Digital Interface Unit.
Bộ ghép kênh thoại SPMX – Speech Multiplexer.
Đơn vị giao tiếp giữa LTG và SN là LIU – Link Interface Unit
Bộ phát âm hiệu TOG – Tone Generator.
Bộ thu mã của báo hiệu đa tần CR – Code Receiver.
Bộ xử lý nhóm GP – Group Processor.
LTGD:
LTGD dùng để kết nối tổng đài quốc tế. Có 4 luồng PDC ( PCM30 ) có thể kết nối đến LTGD.
Hệ thống ghép kênh PCM30 có phương pháp báo hiệu liên kết (CAS)
Sử dụng báo hiệu mã đa tần ( MFC ) cho các trung kế số.
Có bộ điều khiển nén tiếng dội.
Các module trong LTGD:
Có tối đa 4 DIU30 ( bao gồm 1 trong 2 Module ).
Bộ ghép kênh thoại SPMX.
Bộ ghép kênh sơ cấp 2 loại A( SDMA–Secondary Digital Multiplexer Module A )
Bộ phát âm hiệu TOG.
Bộ thu mã dạng số (DCR – Digital Code Receiver), bao gồm các Module: DCRA, DCRB, DCRC.
Bộ xử lý nhóm GP.
LTGF:
Được dùng như LTGC hay LTGB tuỳ vào bố trí số lượng Module trong LTGF.
LTGG:
Được dùng như LTGC hay LTGB tuỳ vào bố trí số lượng Module trong LTGG.
LTGM:
Được dùng như LTG có chức năng B hay C nhưng được tích hợp các Module lại còn 3 khối là LTU, GSM, GPL.
LTGN:
Được dùng như LTG có chức năng B hay C nhưng được tích hợp các Module còn l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status