Đồ án Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tử viễn thông và Thiết kế hệ thống W-CDMA - pdf 14

Download miễn phí Đồ án Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện tử viễn thông và Thiết kế hệ thống W-CDMA
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Điện tử viễn thông
1. Tên đồ án: Thiết kế hệ thống W-CDMA
2. Các số liệu ban đầu: Tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh về thông tin di động
3. Nội dung bản thuyết minh:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống thông tin di động thế hệ 3 và hợp chuẩn IMT-2000
Chương 2: Các công nghệ truyền dẫn vô tuyến trong W-CDMA
Chương 3: Thiết kế hệ thống W-CDMA


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG THẾ HỆ 3 VÀ HỢP CHUẨN IMT_2000
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG
Thông tin di động đã đựoc đưa vào sử dụng đầu tiên ở Mỹ năm 1946, khi đó nó chỉ được sử dụng ở phạm vi thành phố, hệ thống này có 6 kênh sử dụng cấu trúc ô rộng với tần số 150 MHz. Mặc dù các khái niệm tế bào, các khái niệm trải phổ, điều chế số và các công nghệ hiện đại khác được biết đến hơn 50 năm trước đây, nhưng cho đến đầu những năm 1960 dịch vụ điện thoại di động tế bào mới xuất hiện trong các dạng ứng dụng và khi đó nó chỉ là các sửa đổi thích ứng của các hệ thống điều vận. Các hệ thống di động đầu tiên này có ít tiện lợi và có dung lượng rất thấp. Vào những năm 1980, hệ thống điện thoại di động tế bào điều tần song công sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số xuất hiện, đây là hệ thống tương tự hay còn gọi là hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G). Các hệ thống di động tế bào tương tự nổi tiếng nhất là: hệ thống di động tiên tiến (AMPS), hệ thống di động tiên tiến băng hẹp (NAMPS), hệ thống thong tin truy nhập toàn diện(TACS) và hệ thống NTT. Hạn chế của các hệ thống này là: phân bố tần số hạn chế, dung lượng thấp, tiếng ồn khó chịu, không đáp ứng được các dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng v.v..
Giải pháp để loại bỏ các hạn chế trên là chuyển sang sử dụng kỹ thuật thông tin số sử dụng các dịch vụ đa truy nhập mới. Hệ thống đa truy nhập TDMA đầu tiên ra đời trên thế giới là GSM. GSM được phát triển từ năm 1982, CEPT quy định việc ấn định tần số dịch vụ viễn thông Châu Âu ở băng tần 900MHz. Ở Việt Nam hệ thống thông tin di động được đưa vào hoạt động từ năm 1993, hiện đang được hai công ty VMS và GPC khai thác rất hiệu quả, Viettel là công ty thứ ba đưa vào khai thác hệ thống GSM trên thi trường thông tin di động Việt Nam. Song song với sự phát triển của các hệ thống thông tin di động tế bào nói trên, các hệ thống thông tin di động hạn chế cho mạng nội hạt sử dụng máy cầm tay không dây số cũng được nghiên cứu phát triển. Hai hệ thống điển hình cho loại thông tin này là: DECT (Digital Enhanced Cordless Telecoms) của Châu Âu và PHS của Nhật Bản cũng đã được đưa vào khai thác. Ngoài kỹ thuật TDMA, đến năm 1995, CDMA được đưa vào sử dụng ở một số nước. Các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số nói trên, sử dụng phương pháp truy nhập TDMA như GSM (Châu Âu), PDC (Nhật) hay phương pháp truy nhập CDMA theo chuẩn năm 1995 (CDMA-IS95) đều thuộc hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G).
Các hệ thống thông tin tế bào số có nhiều điểm nổi bật như chất lượng thông tin được cải tiến nhờ các công nghệ xử lý tín hiệu số khác nhau, nhiều dịch vụ mới (VD: các dịch vụ phi thoại), kỹ thuật mã hoá được cải tiến, tương thích tốt hơn với các mạng số và phát huy hiệu quả dải phổ vô tuyến. Bảng 1.1 mô tả các thông số cơ bản của các tiêu chuẩn cho các hệ thống thông tin tế bào số của Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu. Ngoài chuẩn IS-95 dựa trên công nghệ CDMA, tất cả các chuẩn khác đều dựa trên công nghệ TDMA.
Bảng 1.1 Các thông số cơ bản của hệ thống thông tin tế bào số
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba-IMT 2000 đang được nghiên cứu sử dụng. Khác với các hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (tương tự) và thứ hai (số), hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) có xu thế chuẩn hoá toàn cầu và khả năng cung cấp các dịch vụ ở tốc độ bít lên tới 2 Mb/s ( có thể sử dụng truy cập Internet, truyền hình và thêm nhiều dịch vụ mới khác). Để phân biệt với hệ thống thông tin di động băng hẹp hiện nay, hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba còn được gọi là hệ thống thông tin di động băng rộng. Từ năm 2001, các hệ thống IMT-2000 sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng (W-CDMA) bắt đầu được đưa vào khai thác. Lộ trình phát triển của các hệ thống thông tin di động lên 3G được minh hoạ ở hình 1.1.
Hình 1.1 Lộ trình phát triển của các hệ thống thông tin di động lên 3G
1.2 TỔNG QUANVỀ IMT-2000
1.1.1 Mục tiêu của IMT-2000
Những nỗ lực trong nghiên cứu và phát triển đã được thực hiện cho IMT-2000 với mục đích cung cấp các dịch vụ đa phương tiện có chất lượng cao, tốc độ cao, khai thác một dải rộng các nội dung bao gồm thoại, số liệu và video trong môi trường di động. Hệ thống IMT-2000 có các mục tiêu sau:
Các dịch vụ thông tin cá nhân nhờ nâng cao hiệu suất phổ (Cá nhân hoá)
Nhờ nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tần số và tối thiểu hoá đầu cuối sẽ cho phép thực hiện thông tin giữa “ người với máy ” và “ máy với máy”.
Các dịch vụ thông tin xuyên suốt toàn cầu (Toàn cầu hoá)
Người sử dụng sẽ có thể thông tin và nhận các dịch vụđồng nhất ở bất cứ đâu trên thế giới chỉ với một đầu cuối duy nhất.
Các dịch vụ đa phương tiện qua hệ thống truyền dẫn có tốc độ và chất lượng cao (Đa phương tiện)
Việc sử dụng băng thông rộng hơn cho phép truyền với chất lượng và tốc độ cao một dung lượng lớn số liệu, hình ảnh tĩnh và video bên cạnh các kết nối thoại.
Liên minh Viễn thông Châu Âu (ITU) đã đặt ra các yêu cầu đối với hệ thống truyền dẫn vô tuyến IMT-2000 để cung cấp các dịch vụ đa phương tiện trong nhiều môi trường khác nhau như mô tả trong Bảng 1.2. Tốc độ yêu cầu là 144kbit/giây trong môi trường di chuyển tốc độ cao, 384kbit/giây khi di chuyển ở các tốc độ thấp và 2Mbit/giây trong môi trường trong nhà.
Bảng 1.2 Các yêu cầu đối với Hệ thống truyền dẫn vô tuyến IMT-2000
Trong nhà
Người đi bộ
Trong xe ô tô
Tốc độ truyền (kbit/s)
2048
384
144
Lĩnh vực kinh doanh
Các dịch vụ thông tin di động đã được rất nhiều doanh nhân sử dụng ngay từ khi mới ra đời. Trong lĩnh vực kinh doanh, ngoài thông tin dữ liệu văn bản, IMT-2000 còn được sử dụngcho thông tin hình ảnh. Người ta rất trông đợi rằng các dịch vụ này sẽ giúp người sử dụng có thể thu nhận được một lượng lớn số liệu kinh doanh một cánh kịp thời cũng như trao đổi thông tin một cách kịp thời cũng như trao đổi thông tin một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi.
Lĩnh vực công cộng
Một ví dụ điển hình về các ứng dụng được sử dụng trong lĩnh vực công cộng là dịch vụ thông tin khẩn cấp đã được sử dụng triệt để giá trị tiện lợi của các hệ thống di động trong việc giải quyết các trường hợp thảm hoạ. Các ứng dụng giám sát từ xa với vai trò hiện thực hoá việc thông tin liên lạc “từ máy đến máy” cũng được xem xét sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công cộng.
Các dịch vụ tiềm năng khác bao gồm các dịch vụ như sử dụng hệ thống di động như một phần của hệ thống giao thông vận tải thông minh (IST), sử dụng i-mode cho lái xe an toàn, các hệ thống phương tiện đường thuỷ dựa trên các mạng thông tin và các hệ thống cho người đi bộ.
Lĩnh vực cá nhân
Lĩnh vực cá nhân đã trở thành một lĩnh vực quan trọng đối với hệ thống thông tin di động trong những năm gần đây. Với sự ra đời của IM...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status