Kỹ thuật lưu lượng trong chuyển mạch đa giao thức MPLS - pdf 14

Download miễn phí Kỹ thuật lưu lượng trong chuyển mạch đa giao thức MPLS
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1. Sơ lược lịch sử ra đời của MPLS
1.1.1. Xu hướng phát triển mạng Internet
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên thông tin mới, bắt nguồn từ công nghệ đa phương tiện, những biến động xã hội, toàn cầu hóa trong kinh doanh và giải trí phát triển ngày càng nhiều. Biểu hiện đầu tiên của xa lộ thông tin là Internet, sự phát triển của nó là minh họa sinh động cho những động thái hướng tới xã hội thông tin.
Nền tảng cho xã hội thông tin chính là sự phát triển cao của các dịch vụ viễn thông. Mềm dẻo, linh hoạt và gần gũi với người sử dụng là mục tiêu hướng tới của chúng. Nhiều loại hình dịch vụ viễn thông mới đã ra đời đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của khách hàng. Dịch vụ ngày nay đã có những thay đổi căn bản so với các dịch vụ truyền thống trước đây (chẳng hạn như thoại). Lưu lượng thông tin cuộc gọi là sự hòa trộn giữa thoại và phi thoại. Lưu lượng phi thoại liên tục gia tăng và biến động rất nhiều. Hơn nữa, cuộc gọi số liệu diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài so với thoại thông thường chỉ vài phút. Chính những điều này gây nên một áp lực cho mạng viễn thông hiện thời, phải đảm bảo truyền thông tin tốc độ cao với giá thành hạ. Ở góc độ khác sự ra đời của những dịch vụ mới này đòi hỏi phải có công nghệ thực thi tiên tiến. Việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đã đem lại sức sống mới cho mạng viễn thông. Tuy nhiên, những loại hình dịch vụ trên luôn đòi hỏi nhà khai thác phải đầu tư nghiên cứu những công nghệ viễn thông mới ở cả lĩnh vực mạng và chế tạo thiết bị. Cấu hình mạng hợp lý và sử dụng các công nghệ chuyển giao thông tin tiên tiến là thử thách đối với nhà khai thác cũng như nhà sản xuất thiết bị.
Có thể khẳng định giai đoạn hiện nay là giai đoạn chuyển dịch giữa công nghệ thế hệ cũ (chuyển mạch kênh) sang dần công nghệ thế hệ mới (chuyển mạch gói), điều đó không chỉ diễn ra trong hạ tầng cơ sở thông tin mà còn diễn ra trong các công ty khai thác dịch vụ, trong cách tiếp cận của các nhà khai thác thế hệ mới khi


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

được đặc tả trong thuộc tính phiên (session attribute) có sẵn sàng hay không. Có 2 tình huống xảy ra:
Không có đủ băng thông trên liên kết được đặc tả mà trung kế lưu lượng muốn thiết lập trên đó. Module LCAC (Link level admission control) thông báo RSVP biết về việc thiếu tài nguyên và RSVP tương ứng sẽ tạo ra bản tin PATH_ERR với mã là “Requested bandwidth unavailable”. Thêm vào đó việc quảng bá thông tin của nút cũng được khởi động.
Nếu băng thông sẵn sàng, băng thông sẽ được dự trữ và sẽ chờ để bản tin RESV xác nhận việc dự trữ. Thêm vào đó khi mức ngưỡng tài nguyên bị vượt quá, thông tin về tài nguyên ngay lập tức được quảng bá bởi IGP.
Trong suốt quá trình điều khiển chấp nhận (admission control), các độ ưu tiên cũng được kiểm tra. Nếu băng thông yêu cầu có sẵn, nhưng đang được sử dụng bởi các phiên có độ ưu tiên thấp hơn, các phiên có độ ưu tiên thấp hơn có thể bị lấn chiếm (bắt đầu từ độ ưu tiên thấp nhất) để giải phóng băng thông.
Khi được hỗ trợ lấn chiếm, bản tin PATH_ERR hoặc/và RESV_ERR sẽ được gửi đi với mã “ policy control failure”.
Chỉ định nhãn cho trung kế lưu lượng
RSVP làm việc bằng cách gửi đi các bản tin PATH để thiết lập đường đi qua mạng. Trong trường hợp của kĩ thuật lưu lượng MPLS, con đường này phải nằm trong bản tin PATH bằng cách cấu hình tuyến tường minh hay tính toán tuyến động. Khi bản tin RESV đi theo đường ngược lại nó tương tác với MPLS để chỉ định nhãn. Nhãn cuối cùng trên đường đi là implicit-null để thông báo cho router trước đó biết đó là điểm cuối cùng của trung kế. Khi việc dự trữ RESV hoàn tất thì cũng là lúc MPLS LSP hình thành.
Xét ví dụ sau để làm rõ quá trình chỉ định nhãn cho trung kế và các đích sau trung kế
Hình 3-10 : Quá trình chỉ định nhãn cho trung kế
Để định tuyến gói tin đến mạng của khách hàng (R7) , các bản tin hello LDP được gửi một cách tường minh đến R7. Các bản tin này tạo ra các nhãn cho phần cuối con đường đến mạng của khánh hàng. Lúc này một chồng nhãn được sử dụng.
Nhãn trên cùng của chồng nhãn (nhãn 22 tại R1) xác định con đường bên trong mạng ISP.Khi nhãn trên cùng này bị gỡ bỏ khỏi chồng nhãn tại R3, 1 nhãn khác (nhãn 46) được thêm vào chồng nhãn định nghĩa con đường đến mạng khách hàng.
R6 có thể sử dụng nhãn khác trong mạng của khách hàng (nhãn 44) hay tiếp tục gỡ bỏ nhãn 46 để đưa gói IP đến R7.
Lưu lượng đến R3 có thể chỉ sử dụng nhãn trên cùng của chồng nhãn, khi đó R3 sẽ gỡ bỏ nhãn ra khỏi gói tin và chuyển gói tin IP này đến R6. Gói tin này sẽ được định tuyến đến R7 trên lớp IP.
Các đối tượng RSVP
Trong bản tin PATH và RESV có 5 đối tượng mà TE có liên quan:
Đối tượng label_request được mang trong bản tin PATH và yêu cầu việc gán nhãn. Yêu cầu về hoán đổi nhãn cho đường hầm LSP được đề xướng bởi router lối vào.
Đối tượng label nằm trong bản tin RESV. Các nhãn được cấp phát xuôi dòng và phân phối bằng các bản tin RESV.
Đối tượng Explicit_Route trong bản tin PATH để yêu cầu hay đề xuất 1 tuyến cho trung kế lưu lượng (là 1 chuỗi các hop hình thành nên tuyến đó). Đối tượng này được sử dụng khi nút gửi biết được 1 tuyến đáp ứng được yêu cầu QoS của đường hầm và sử dụng hiệu quả tài nguyên mạng.
Đối tượng Record_Route được thêm vào bản tin PATH và RESV cho phép nút gửi nhận được các thông tin về con đường thực sự mà đường hầm LSP đi qua.
Đối tượng Session_Attribute được thêm vào bản tin PATH để hỗ trợ việc nhận dạng phiên và chẩn đoán. Thông tin điều khiển thêm, ví dụ như độ ưu tiên thiết lập và cầm giữ, các quan hệ (affinity) tài nguyên, bảo vệ cục bộ cũng nằm trong đối tượng này.
Yêu cầu thiết lập đường RSVP
Hình 3-11: Bản tin PATH
Quá trình thiết lập đường được khởi xướng bởi router đầu dòng với bản tin PATH mang các thông tin như sau:
Đối tượng Label_Request
Đối tượng này được sử dụng để yêu cầu các router trung gian thực hiện hoán đổi nhãn cho phiên. Nó cũng xác định giao thức lớp mạng trên đường đó. Lí do là giao thức lớp mạng được gửi qua LSP không nhất thiết phải là IP và giao thức này cũng không thể được suy luận từ mào đầu lớp 2 vốn chỉ nhận biết giao thức lớp cao hơn như MPLS. Đối tượng này có thể có 3 Class_Types:
Loại 1 : yêu cầu nhãn thông thường, là nhãn MPLS 32 bit nằm giữa mào đầu lớp liên kết và lớp mạng.
Loại 2 : yêu cầu này đặc tả số lượng tối thiểu các giá trị VPI và VCI được hỗ trợ bởi switch đầu tiên. Loại này được sử dụng khi nhãn MPLS được mang trong mào đầu ATM.
Loại 3: loại này đặc tả số lượng tối thiểu các giá trị DLCI được hỗ trợ trên switch đầu tiên. Loại này được sử dụng khi nhãn MPLS được mang trong mào đầu Frame Relay.
Khi bản tin PATH đến một LSR, đối tượng Label_Request được lưu giữ trong khối trạng thái đường để sử dụng cho các bản tin làm tươi trong tương lai. Khi bản tin PATH đến đầu nhận, đối tượng này yêu cầu đầu nhận cấp phát nhãn và đặt nhãn đó trong đối tượng Label của bản tin RESV. Nếu nút không thể thực hiện hoán chuyển nhãn nó sẽ gửi lại bản tin PATH_ERR với lỗi “unknown object class”. Nếu đối tượng Label_request không được hỗ trợ end to end, nút gửi sẽ được thông báo bởi nút đầu tiên không cung cấp hỗ trợ này.
Đối tượng Explicit_Route (ERO)
Đối tượng này được sử dụng để đặc tả một đường rõ ràng đi qua mạng độc lập với đường đặc tả bởi IGP. Nội dung của ERO là 1 chuỗi mục dữ liệu có chiều dài thay đổi gọi là các đối tượng phụ (subobjects).
Một đối tượng phụ là 1 nút trừu tượng, có thể là 1 nút hay 1 tập hợp nút như 1 miền tự trị. Điều này có nghĩa là đường tường minh có thể đi qua nhiều miền tự trị.
Đối tượng phụ này chứa 1 bit L (Loose Route). Nếu bit này được thiết lập bằng 1, nó sẽ xác định đối tượng phụ này là 1 hop lỏng (loose hop) trên đường tường minh. Nếu bit này được thiết lập bằng 0, nó sẽ xác định rằng đối tượng phụ này là 1 hop chặt (strict hop). Một hop chặt xác định hop này kế cận về mặt vật lí với nút trước đó trên đường.
Đối tượng phụ này cũng chứa 1 trường Type bao gồm các giá trị sau:
1: tiền tố IPv4, xác định 1 nút trừu tượng với 1 tập hợp tiền tố IP nằm trong tiền tố Ipv4 này.Mỗi tiền tố có độ dài 32 bit là 1 nút đơn.
2: tiền tố Ipv6, xác định 1 nút trừu tượng với 1 tập hợp tiền tố IP nằm trong tiền tố Ipv6 này.Mỗi tiền tố có độ dài 128 bit là 1 nút đơn
32 :số miền tự trị, xác định 1 nút trừu tượng bao gồm 1 tập hợp các nút thuộc về miền tự trị.
Ví dụ về strict hop:
Trong hình LSR ngõ vào A gửi bản tin PATH đến LSR D với ERO xác định 1 hop chặt qua B(192.213.1.1), C(192.213.2.1) và D(192.213.3.1). Khi B nhận bản tin PATH, nó sẽ quảng bá bản tin này đến C, và C quảng bá bản tin này đến D. Ở chiều ngược lại, D gửi bản tin RESV đến A qua cùng con đường. Mỗi nút trong danh sách ERO sẽ loại bỏ thông tin của nó khỏi bản tin PATH trước khi chuyển tiếp nó đi.
Hình 3-12: Ví dụ về hop chặt
Ví dụ về loose hop:
Trong hình LSR ngõ vào A gửi bản tin PATH đến LSR D với ERO xác định hop ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status