Quản lý mạng NGN - pdf 14

Download miễn phí Quản lý mạng NGN
Khái niệm NGN (Next Generation Network) - Mạng thế hệ sau hay Mạng thế hệ kế tiếp – là một khái niệm dùng để chỉ một xu hướng mới trong ngành viễn thông xuất hiện vào cuối những năm 90 của thế kỷ 20. Xu hướng này xuất phát từ nhiều yếu tố như môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nhà điều hành mạng do gỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh viễn thông, bùng nổ lưu lượng dữ liệu do nhu cầu ngày càng tăng về Internet, dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ di động Những yếu tố đó đã dẫn tới sự hội tụ của các mạng riêng biệt hiện tại thành một mạng đa dịch vụ duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói, được gọi là mạng NGN. Các mạng hiện có đều là các mạng đơn dịch vụ, mỗi mạng sử dụng các công nghệ truy nhập, truyền tải và điều khiển khác nhau. Ví dụ như mạng PSTN/ISDN cung cấp chủ yếu các dịch vụ thoại, mạng PLMN cung cấp các dịch vụ di động, mạng dữ liệu IP cung cấp các dịch vụ số liệu, mạng CATV cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp băng rộng. Nhưng với mạng NGN, tất cả các dịch vụ đều được cung cấp dựa trên một hạ tầng mạng xương sống (backbone) duy nhất thông qua các hệ thống truy nhập.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ưởng của một xu hướng chung trong ngành viễn th«ng, phần mềm quản lý, hệ thống hỗ trợ điều hành trong NGN cã xu hướng sử dụng thành phần dựa trên c¸c tiªu chuẩn của ngành phần mềm hơn là sử dụng các tiªu chuÈn của ngành viễn th«ng.
3.2 Quản lý hạ tầng NGN với sự phức tạp tăng dần
NGN dựa trên hạ tầng mạng IP với rất nhiều các phần tử mạng nhỏ (so với các phần tử mạng lớn như các chuyển mạch trong mạng truyền thống) và phân tán về mặt vật lý. Mặt khác, cùng với sự phát triển của dịch vụ và nhu cầu sử dụng thì số lượng, phạm vi và quy mô của các phần tử này cũng tăng dần. Điều này gây khó khăn và phức tạp cho các hệ thống quản lý NGN,. Vấn đề làm phức tạp thêm hệ thống quản lý là toàn bộ hạ tầng NGN thường không thuộc về một nhà cung cấp duy nhất. Ví dụ, trong thị trường viễn thông Việt Nam, các phần tử mạng VoIP như bộ định tuyến, gateway, gatekeeper... của c¸c nhà cung cấp như SPT, HTC được kết nối bởi hệ thống truyền dẫn thuê từ VNPT. Do đó, để quản lý một hạ tầng NGN lớn cần phối hợp và thống nhất nhiều trung tâm quản lý và điều hành mạng thuộc nhiều nhà cung cấp khác nhau. Vì vậy, các hệ thống quản lý mạng và dịch vụ NGN không những tuân theo một khuôn khổ chung mà còn phải có khả năng mềm dẻo, phù hợp với các đối tượng sử dụng khác nhau. Xu hướng chung để giải quyết vấn đề này là sử dụng các hệ thống thiết kế phân tán, dựa trên thành phần.
3.3 Quản lý xuyên miền
Trong NGN, các thiết bị, công nghệ phải có khả năng tích hợp để cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng ATM/IP. Các dịch vụ đã có hay sẽ phát sinh trong môi trường ATM/IP đòi hỏi khả năng triển khai dịch vụ trên nhiều nhà cung cấp, nhiều công nghệ khác nhau. Với đòi hỏi của dịch vụ như vậy, vấn đề quản lý mạng cũng phải có khả năng quản lý các phần tử mạng thuộc nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhiều công nghệ truy nhập, truyền tải, báo hiệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ. Hơn nữa việc cung cấp dịch vụ theo những mô hình dịch vụ khác nhau sẽ tác động lớn đến vấn đề quản lý mạng. Do đó, hệ thống quản lý mạng và dịch vụ NGN phải có khả năng quản lý xuyên miền trong đó khái niệm miền để chỉ các module quản lý phần tử mạng thuộc về các nhà cung cấp và cho các công nghệ khác nhau. Ví dụ, để cung cấp một dịch vụ Internet qua đường truy nhập ADSL, hệ thống quản lý phải phối hợp được các miền công nghệ truy nhập DSL, miền công nghệ mạng lõi ATM, miền gateway dịch vụ IP.
Mặt khác, trong quá trình chuyển đổi, các mạng cũ vẫn song song tồn tại và phải có một thời gian dài để chuyển đổi sang NGN. Điều này càng làm cho hạ tầng mạng trở nên phức tạp với đa nhà cung cấp, đa lớp, đa giao thức và đa dịch vụ. Để giải quyết được vấn đề này cần thiết phải tạo lập một môi trường quản lý trung lập về công nghệ, đảm bảo sự phối hợp và trao đổi thông tin giữa các miền công nghệ khác nhau, thuộc các nhà cung cấp khác nhau.
3.4 Vấn đề đảm bảo QoS trong NGN
Một đặc trưng của mạng dựa trên IP đó là sử dụng phương pháp truyền tải trong “nỗ lực tốt nhất” tức là mạng cố gắng truyền tải lưu lượng càng nhanh càng tốt trong giới hạn có thể nhưng không có một đảm bảo nào về các tham số QoS (ví dụ như thông lượng, thay đổi trễ giữa các gói và mất gói). Phương pháp này phù hợp cho các ứng dụng IP với đặc điểm mức độ ưu tiên thấp, độ rộng băng tần yêu cầu không lớn và có thể chấp nhận trễ, thay đổi trễ. Tuy nhiên, các dịch vụ giá trị gia tăng IP như VoIP, các ứng dụng đa phương tiện khác và đặc biệt là các dịch vụ trong NGN thì một yêu cầu nghiêm ngặt là đảm bảo QoS từ đầu cuối đến đầu cuối. Vấn đề này càng phức tạp hơn khi dịch vụ được triển khai trên nhiều nhà cung cấp, sử dụng nhiều công nghệ khác nhau. Ví dụ như khi cung cấp dịch vụ truy nhập băng rộng thì đường truyền băng rộng thường được thuê từ nhà cung cấp truyền tải. Vì vậy, các nhà cung cấp dịch vụ phải quản lý hiệu quả các thỏa thuận mức dịch vụ (SLA) với nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra các giải pháp đảm bảo dịch vụ để bám sát mức độ suy giảm của chất lượng dịch vụ và khắc phục trước khi lỗi xảy ra, chứng minh cho khách hàng thấy các SLA được chú trọng, thông báo bất cứ khi nào SLA bị vi phạm, khi có lỗi xảy ra cần bám sát nguyên nhân để khắc phục nhanh chóng, chính xác, thông báo đến các khách hàng quan trọng trước khi khách hàng gọi. Quản lý dựa trên mô hình, chính sách được xem là các giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này.
3.5 Vấn đề đảm bảo an ninh trong NGN
Cấu trúc mạng phân lớp dựa trên hạ tầng mạng gói IP của NGN gây ra nhiều thách thức về vấn đề an ninh, bảo mật cho mạng và người sử dụng. Trong mạng truyền thống như PSTN, ISDN, các lệnh và thông tin quản lý được trao đổi trên các kênh hay mạng báo hiệu riêng, do đó về lý thuyết người sử dụng bình thường không thể truy cập được. Tuy nhiên, trong NGN tất cả các gói dữ liệu người dùng cũng như thông tin quản lý đều được các gateway chuyển qua mạng lõi IP (có thể là mạng Internet), do đó rủi ro bị xâm nhập cao hơn rất nhiều. Nếu các gateway và tác nhân xử lý cuộc gọi có thể truy nhập thông qua Internet thì mạng và dịch vụ có thể bị tấn công. Ví dụ trong NGN hay mạng VoIP ngày nay, kẻ tấn công có thể thay đổi các thủ tục xử lý cuộc gọi để thiết lập cuộc gọi, sử dụng dịch vụ mà không phải trả cước. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng các công nghệ và cơ chế an ninh, bảo mật IP.
Tuy nhiên, vấn đề mà các nhà điều hành mạng e sợ hơn đó là các gateway và tác nhân xử lý cuộc gọi thường được xây dựng trên nền tảng máy tính chuẩn. Trong khi đó, ngày nay các nền tảng này thường xuyên bị các hacker tấn công bằng cách sử dụng các đặc điểm thiết kế hay lỗi lập trình để kiểm soát các nền đó. Ngoài ra, các dịch vụ tự cung cấp trong NGN cũng làm tăng khả năng rủi ro về an ninh. Vì vậy có thể thấy rằng đảm bảo an ninh, bảo mật cho dịch vụ khách hàng và hạ tầng mạng là một khó khăn lớn trong các hệ thống quản lý mạng và dịch vụ NGN. Để giải quyết vấn đề này, các hệ thống quản lý mạng và dịch vụ NGN cần hỗ trợ nhiều giao thức, cơ chế về an ninh IP như chuẩn IPsec, SNMP an ninh phiên bản 3 của IETF, các giao thức quản lý khóa cũng như nhiều biện pháp tiên tiến khác.
3.6 Quản lý tích hợp
Với hạ tầng mạng phức tạp gồm nhiều lớp chức năng, thiết bị đa công nghệ, đa nhà cung cấp, thì quản lý mạng và dịch vụ tích hợp để đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh là một thách thức lớn trong NGN. Quản lý tích hợp được yêu cầu ở các mức độ khác nhau :
Mức dữ liệu: đó là yêu cầu tích hợp và thống nhất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó các nguồn dữ liệu này liên quan đến các chức năng và hệ thống quản lý riêng biệt. Ví dụ, để tạo một hóa đơn tính cước cần tổng hợp dữ liệu về sự sử dụng của khách hàng từ các kênh lưu lượng, bộ định tuyến... Dữ liệu được tích hợp cần thiết đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status