Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Thép Thăng Long - pdf 14

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty Thép Thăng Long



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1.Đặc điểm của nền kinh tế thị trường 3
1.1.1.Thị trường 3
1.1.2. Kinh tế thị trường 3
1.1.2.1. Khái niệm kinh tế thị trường 3
1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường 4
1.1.2.3. Vai trò của nền kinh tế thị trường 4
1.2. Hoạt động của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế
thị trường 5
1.3. Yêu cầu quản lý nghiệp vụ bán hàng 6
1.4. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng 6
1.5. Đặc điểm nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thuơng mại 7
1.5.1. cách và hình thức bán hàng 7
1.5.1.1.Bán buôn 7
1.5.1.2.Bán lẻ 9
1.5.1.3.cách gửi hàng đại lý bán hay ký gửi hàng hoá 10
1.5.2. Phạm vi hàng hoá đã bán 11
1.5.3. Thời điểm ghi nhận doanh thu 11
1.6. Các cách thanh toán 12
1.6.1.Thanh toán trực tiếp 12
1.6.2 Thanh toán trả chậm 12
1.7. Kế toán chi tiết nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 12
1.7.1. Phương pháp thẻ song song 13
1.7.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 14
1.7.3. Phương pháp sổ số dư 15
1.8. Kế toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại 16
1.8.1. Kế toán giá vốn hàng bán 16
1.8.1.1. .Phương pháp giá đơn vị bình quân 17
1.8.1.2. Phương pháp nhập trước xuất trước 18
1.8.1.3. Phương pháp nhập sau xuất trước 18
1.8.1.4. Phương pháp giá thực tế đích danh 19
1.8.2. Kế toán doanh thu bán hàng 19
1.8. 2.1. Chứng từ sử dụng 19
1.8.2.2. Tài khoản sử dụng 19
1.8.2.3. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại áp dung phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho 24
1.8.2.4. Hạch toán nghiệp vụ bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại áp dung phương pháp KKĐK để hạch toán hàng tồn kho 31
1.8.3. Kế toán thuế gía trị gia tăng 31
1.8.3.1. Tài khoản sử dụng 31
1.8.3.2. Phương pháp kế toán 32
1.8.4. Hế thống sổ sách kế toán 34
1.8.4.1. Hình thức nhật ký sổ cái 35
1.8.4.2. Hình thức chứng từ ghi sổ 36
1.8.4.3. Hình thức nhật ký chứng từ 37
1.8.4.4. Hình thức nhật ký chung 39
Chương 2: THƯC TRẠNG CÔNG TÁC NGHIỆP VỤ BÁN HÀNGTÁI CÔNG TY THÉP THĂNG LONG 41
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 41
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty 41
2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 41
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 42
2.2. 2.1. Giám đốc 42
2.2.2.2. Phó giám đốc 42
2. 2.2.3. Trưởng phòng kinh doanh 42
2.2.2.4. Trưởng phòng tổ chức hành chính 43
2.2. 2. 5.Trưởng phòn tổ chức kế toán 43
2.2.2.6. Kho Tam Trinh 43
2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 43
2.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 44
2.4.1. Chức năng 44
2.4.2. Nhiệm vụ 44
2.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty Thép Thăng Long 45
2.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán 45
2.5.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 45
2.5.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 46
2.5.2. Hình thức kế toán 47
2.5.3. Phương pháp kế toán 48
2.6. Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại công ty Thép Thăng Long 48
2.6.1. Hình thức bán hàng 48
2.6.1.1. Bán buôn 48
2.6.1.2. Bán lẻ 49
2.6.2. Quy trình xuất kho hàng hoá 49
2.6.3. Kế toán giá vốn hàng bán 54
2.6.4. Kế toán chi tiết 55
2.6.5. Kế toàn doanh thu bán hàng 61
2.6.5.1. Chứng từ sử dụng 61
2.6.5.2. Tài khoản sử dụng 61
2.6.5.3. Phươngpháp kế toán doanh thu bán hàng tại công ty Thép Thăng Long 62
2.6.6. Kế toán giá trị gia tăng tại công ty Thép Thăng Long 74
Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THÉP THĂNG LONG 78
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thép Thăng Long 78
3.2. Nhận xét chung về công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty thép Thăng long 79
3.2.1. Những ưu điểm 79
3.2.2. Những mặt còn hạn chế 81
3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác nghiệp vụ bán hàng tại công tyThép Thăng Long 83
KẾT LUẬN. 90
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iếu
1.8.4.2. Hình thức chứng từ ghi sổ
Hình thức này phù hợp với mọi loại hình đơn vị, tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công. Sổ sách trong hình thức này gồm :
Sổ cái: là sổ phân loại dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên môt vài trang sổ cái. Theo kiểu ít cột hay nhiều cột
Sổ đăng ký chứng từ ghi số: là sổ ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu với sổ cái. Mọi chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào sổ này để lấy số liệu và ngày tháng. Số hiệu của chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng đến cuối tháng. Ngày, tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo ngày ghi “sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”.
Bảng cân đối tài khoản: dùng để phản ánh tình hình tồn đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài sảnvà nguồn vốn với mục đích kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý.
Các sổ và các thẻ hạch toán chi tiết: dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết
Sơ đồ 05: Trình tự hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Số( thẻ) kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng tù gốc
Bảng cân đối số phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.8.4.3. Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nhiệm vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, để chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên đòi hỏi trình độ, nhiêm vụ của cán bộ kế toán phải cao. Mặt khác, không phù hợp với việc kiểm tra bằng máy. Sổ sách trong hình thức này gồm có:
Sổ nhật ký chứng từ: nhật ký chứng từ được mở hàng tháng cho một hay một số tài khoản có nội dung giống nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập các bảng tổng hợp cân đối. Nhật ký_chứng từđược mở theo số phát sinh bên có của tài khoản đối chứng với bên nợ của tài khoản liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán phân tích.
Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết cho từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh bên nợ của taì khoản đối ứng với bên có của các tài khoản liên quan, phát sinh bên có của từng tài khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ nhật ký chứng từ có liên quan.
Bảng kê: đươc sử dung cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê ghi nợ TK 111, 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê theo chi phí phân xưởng … trên cơ sở các số liệu ở bảng kê, cuối tháng ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan.
Bảng phân bổ : sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ. Các chứng từ gốc trước hết tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng dưa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và nhât ký chứng từ liên quan.
Sổ chi tiết dùng: để theo dõi các đối tượng cần hạch toán chi tiết
Sơ đồ 06: Trình tự hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Thẻ,(sổ )kế toán chi tiết
Bảng kê
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.8.4.4. Hình thức nhật ký chung
Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự theo thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiệp vụ, có thể mở các nhật ký phụ. Cuối tháng cộng các nhật ký phụ lấy số liệu ghi vào nhật ký chung hay vào thẳng sổ cái
Sơ đồ 07: Hạch toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ(thẻ) kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký
đặc biệt
Bảng tổng hơp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sổ cái trong hình thức nhật ký chung có thể mở theo nhiều kiểu và mở cho cả hai bên nợ, có của tài khoản. Mỗi tài khoản mở trên một sổ riêng. Với những tài khoản có số lương nghiệp vụ nhiều, có thể mở thêm sổ cái phụ. Cuối tháng cộng sổ cái phụ để đưa vào sổ cái.
Chương 2
Thực trạng công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng
tại công ty thép thăng long
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty thép Thăng Long
Công ty thép Thăng Long có tên giao dịch là Thăng Long Steel company Limited. Đây là công ty trách nhiệm hữu hạn có trụ sở chính đặt tại 1194/ 12A1 đường Láng, phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh theo giấy CNĐKKD số 0102001606 do Sở kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 12-12-2000.
Thăng Long steel company Limited là một đơn vị hạnh toán kinh tế độc lập , có tư cách pháp lý mở tài khoản tiền gửi và tiền vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội .
Về thực chất, công ty là một đơn vị kinh doanh thương mại là chủ yếu hoạt đông trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, cung cấp mặt hàng thép , máy móc thiết bị công nghiệp và thiết bị vệ sinh . Công ty hoạt đông kinh doanh trong cơ chế thị trường trên tinh thần : Nhà buôn phải dành lấy khánh hàng , nắm vững ngành hàng , phát triển chuyên doanh , đa dạng hoá mặt hàng , thực hiện khoán quản lý hợp lý , đảm bảo hài hoà lợi ích kinh tế , hoạt động và sử dụng hợp lý nguồn vốn kinh doanh . Với nhiệm vụ chủ yếu là bán buôn và bán lẻ mặt hàng thép ; thiết bị công nghiệp cho khách hàng thường xuyên và khách hàng tức thời. .Nhờ đó , công ty đã khảng định rõ vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế .
2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty Thép Thăng Long được chỉ đạo từ trên xuống dưới theo kiểu trực tuyến
Sơ đồ 08: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty thép Thăng Long
Giám đốc
Phó Giám đốc
Trưởng phòng KD
Trưởng phòng TC - HC
Trưởng phòng TC -KT
Kho
Tam Trinh
NV 1
NV 1
NV 1
NV 1
……
……
……
……
2.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
2.2.2.1. Giám đốc
Giám đốc là người đứng đầu BGD , là người thay mặt cho công ty trước cơ quan pháp luật và tài phán . Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn được giao .
2.2.2.2. Phó giám đốc
Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Giám đốc công ty giới thiệu đề nghị và phải được hội đồng thành viên nhất trí. Phó giám đốc có quyền thay mặt Giám đốc đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status