Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1 - pdf 14

Download miễn phí Khóa luận Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế quận 1



MỤC LỤC
Lời Thank
Mục lục Trang i
Các danh mục viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh v
Lời mở đầu Trang 1
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ 3
1.1 Tổng quan về kiểm tra, thanh tra thuế 3
1.1.1 Khái niệm về kiểm tra thuế 3
1.1.2 Khái niệm về thanh tra thuế 3
1.1.3 Phân biệt kiểm tra và thanh tra thuế 3
1.1.4 Mục tiêu của kiểm tra, thanh tra thuế 4
1.1.5 Nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế 5
1.1.6 Vai trò của kiểm tra, thanh tra thuế 5
1.1.7 Ý nghĩa của kiểm tra, thanh tra thuế 6
1.1.8 Yêu cầu đối với cơ quan thuế, cán bộ kiểm tra hồ sơ thuế 6
1.2 Các hình thức và nội dung kiểm tra, thanh tra thuế 6
1.2.1 Các hình thức kiểm tra, thanh tra thuế 6
1.2.1.1 Theo tính kế hoạch 6
1.2.1.2 Theo nội dung và phạm vi kiểm tra, thanh tra thuế 7
1.2.1.3 Theo địa điểm tiến hành kiểm tra, thanh tra 8
1.2.2 Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế 9
1.3 Quy trình kiểm tra, thanh tra thuế 12
1.4 Tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế 23
1.5 Kiểm tra, thanh tra thuế trong hệ thống tự khai tự nộp 23
1.6 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế 25
1.6.1 Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế 25
1.6.2 Các tiêu chuẩn đánh giá 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ QUẬN 1 28
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của quận 1 28
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong chi cục thuế Quận 1 30
2.2.1 Cơ cấu tổ chức chi cục thuế quận 1 30
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban chi cục thuế quận 1 30
2.3 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi Cục thuế Quận 1 47
2.3.1 Quy trình kiểm tra thuế 49
2.3.1.1 Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế 49
2.3.1.2 Kiểm tra hồ sơ thuế tại trụ sở người nộp thuế 50
2.3.2 Quy trình thanh tra thuế 53
2.3.2.1 Lập kế hoạch thanh tra năm 53
2.3.2.2 Tổ chức thanh tra tại trụ sở người nộp thuế 54
2.3.2.3 Xử lý kết quả kiểm tra 56
2.3.2.4 Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu thanh tra thuế 57
2.3.3 Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế 57
2.3.4 Nội dung kiểm tra, thanh tra thuế 59
2.3.4.1 Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế 59
2.3.4.2 Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT 68
2.3.4.3 Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động kiểm tra thuế 70
2.3.4.4 Kết quả truy thu bình quân trên 1 đơn vị qua hoạt động kiểm tra thuế 73
2.3.4.5 Kết quả truy thu thuế hàng năm qua hoạt động thanh tra thuế 73
2.3.4.6 Kết quả truy thu bình quân trên 01 đơn vị qua hoạt động thanh tra thuế 74
2.3.5 Tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế 75
2.3.5.1 Cơ cấu lực lượng kiểm tra, thanh tra thuế tại chi cục thuế Quận 1 75
2.4 Đánh giá thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi Cục thuế Quận 1 77
2.4.1 Những ưu điểm 77
2.4.2 Những hạn chế 78
2.4.2.1 Công tác xây dựng kế hoạch 78
2.4.2.2 Công tác phân tích sâu hồ sơ của doanh nghiệp tại cơ quan thuế 78
2.4.2.3 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cơ sở NNT 89
2.4.2.4 Về công tác phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan 80
2.4.2.5 Về cơ sở dữ liệu và thông tin về ĐTNT tại cơ quan thuế 80
2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên 81
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CHI CỤC THUẾ QUẬN 1 82
3.1 Phương hướng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi Cục thuế Quận 1 82
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở tầm vĩ mô 83
3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi Cục thuế Quận 1 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ có tính cưỡng chế dùng để phân phối thu nhập và là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đây là công cụ tinh tế và nhạy cảm, liên quan đến lợi ích của các chủ thể và có tác động sâu rộng đến hầu hết các mặt của nền kinh tế - xã hội. Thu đúng, thu đủ số thuế ngoài việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội mà còn tạo nguồn thu để duy trì bộ máy Nhà nước, giúp nhà nước thực hiện nhiệm vụ chi: chi cho an ninh quốc phòng, giáo dục, y tế, văn hoá, các chính sách phát triển kinh tế xã hội, phúc lợi công cộng... cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống thuế Việt Nam ngày càng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới.
Việc đổi mới chính sách thuế của Nhà nước trong thời gian vừa qua vừa góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Bên cạnh đó, luật quản lý thuế ra đời phát huy tác dụng tích cực trên các mặt của đời sống kinh tế-xã hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đồng thời, luật thuế mới này ra đời thì công tác quản lý thuế nói chung và công tác kiểm tra, thanh tra thuế nói riêng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Bên cạnh những mặt tích cực của chính sách thuế thì việc thực thi pháp luật thuế còn nhiều phức tạp và khó khăn, do đó dễ dẫn đến tình trạng các đơn vị lợi dụng những kẻ hở trong công tác quản lý thuế để thực hiện các hành vi gian lận, lách thuế, trốn lậu thuế gây thất thoát nguồn thu cho NSNN. Thông qua việc kiểm tra, thanh tra thuế chặt chẽ giúp cho đơn vị nộp thuế thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thuế, ngăn ngừa, xử lý những mặt tiêu cực và giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng , đồng thời cũng giúp cơ quan Thuế thu đúng, thu đủ, kịp thời và chính xác các khoản thuế cho NSNN. Có thể nói, công tác kiểm tra, thanh tra thuế là một “cuộc chiến” giữa một bên là ngành thuế thay mặt cho Nhà nước với một bên là đối tượng nộp thuế. Làm sao để hài hòa được lợi ích của nhà nước và nhân dân? Đó là một câu hỏi lớn cho xã hội . Điều này đòi hỏi chính phủ, đặc biệt ngành thuế phải đề ra được những biện pháp phù hợp nhất trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác kiểm tra, thanh tra thuế để nhằm hạn chế thấp nhất những hành vi gian lận, trốn thuế, đồng thời để xây dựng cơ quan thuế trong sạch, vững mạnh.
2. Mục đích nghiên cứu :
Xuất phát từ những nhận thức trên, em chọn nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế Quận 1 ” để tìm hiểu và từ đó đề ra những giải pháp nâng cao công tác kiểm tra, thanh tra thuế nhằm hạn chế gian lận về thuế, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật về thuế, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật thuế, cải cách thủ tục hành chính.
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và do kiến thức còn nhiều hạn chế cho nên trong quá trình thực hiện Khóa luận Tốt Nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, đánh giá của thầy cô giáo về Khóa luận Tốt Nghiệp này nhằm giúp em bổ sung và học hỏi được nhiều kiến thức hơn nữa.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp áp dụng xuyên suốt trong khóa luận là phương pháp duy vật biện chứng, bên cạnh đó, còn dựa vào số liệu thu thập được để phân tích nhằm làm rõ, giải quyết vấn đề cần nghiên cứu.
4. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận tổng quan về kiểm tra, thanh tra thuế.
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế ở Chi cục thuế Quận 1.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Chi cục thuế Quận 1.





CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ
1.1 Tổng quan về kiểm tra, thanh tra thuế
1.1.1 Khái niệm về kiểm tra thuế:
Kiểm tra thuế là xác định tính đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế.
1.1.2 Khái niệm về thanh tra thuế:
Thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT, tình hình áp dụng, thực hiện các thủ tục hành chánh thuế, việc chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT, nhằm bảo đảm luật thuế được thi hành một cách nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội.
1.1.3 Phân biệt kiểm tra và thanh tra thuế:
 Điểm giống nhau:Thanh tra là hoạt động kiểm tra , nên giữa kiểm tra và thanh tra có những điểm tương đồng sau:
- Thanh tra và kiểm tra đều có cùng mục đích là ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về thuế…. Góp phần cho tổ chức, cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, bảo vệ tài sản của Nhà nước.
- Cả hai đều đánh giá dựa trên các hoạt động thực tế của ĐTNT, để từ đó thu thập thông tin, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, tình hình thực tế ĐTNT một cách chính xác, khách quan, trung thực, làm rõ đúng sai, chỉ ra nguyên nhân, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục, xử lý những sai phạm.
 Điểm khác nhau:Thanh tra và kiểm tra tuy có những điểm tương đồng trên nhưng cũng có những điểm khác nhau sau:
- Nội dung của cuộc thanh tra thường là trên phương diện rộng, phức tạp, ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, cơ cấu tổ chức phức tạp.

KoWOMMjsKct7g13
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status