Báo cáo Tình hình hoạt động quản trị nhân lực của nhà máy thuốc lá Thanh Hóa - pdf 14

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phần I

Giới thiệu chung về công ty

I/ Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá tiền thân là Nhà máy thuốc lá Cẩm Lệ được thành lập ngày 12/6/1966 tại xã Vĩnh Hoà huyện Vĩnh Lộc tỉnh Thanh Hoá, trực thuộc Ty công nghiệp Thanh Hoá, tới tháng 4/1985 trực thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá, từ năm 1996 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.
Mười năm đầu tiên , từ 1966 tới 1976 do điều kiện chiến tranh và do sản xuất thủ công là chủ yếu nên sản lượng mỗi năm chỉ đạt từ 12 - 14 triệu bao thuốc lá các loại. Với 100% thuốc lá không đầu lọc.
Mười năm tiếp theo từ 1977 - 1987 sản lượng sản xuất bắt đầu tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu sản xuất đã có sự thay đổi về chất. Năm 1983 đã sản xuất được hơn 13 triệu bao thuốc lá đầu lọc và là đơn vị có dây chuyền sản xuất thuốc lá đầu tiên ở Miền Bắc nước ta.
Từ năm 1988 đến nay, mặc dù cơ chế điều hành kinh tế của Đảng và Nhà nước thay đổi cơ bản từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhà máy nhanh chóng thích ứng với cơ chế mới nên sản lượng sản xuất và tiêu thụ đạt mức tăng trưởng với tốc độ cao. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ năm 1988 là 70 triệu bao, tới năm 1996 đạt mức 123,35 triệu bao tăng 1,76 lần.
Tuy nhiên, thuốc lá là mặt hàng không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng, Nhà nước đặt ra chính sách cấm nhập khẩu thuốc lá ngoại và hạn chế sự phát triển sản xuất trong nước. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng chưa giảm nên việc sản xuất thuốc lá trong nước nên đã góp phần bình ổn quan hệ cung - cầu trong nước, chống thuốc lá nhập lậu và không ngừng tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Ngay từ khi mới thành lập, Nhà máy đã trở thành đơn vị có đóng góp hàng đầu vào ngân sách tỉnh Thanh Hoá. Trước năm 1986 Nhà máy đã nộp tích luỹ cho ngân sách hàng trăm triệu đồng, năm 1987 nộp tích luỹ cho ngân sách là 1.315 triệu đồng, các năm tiếp theo nộp ngân sách được ra tăng với tốc độ cao. Tới năm 1990 nộp ngân sách là 19,931 tỷ đồng, năm 1995 là 53,3 tỷ đồng , năm 2003 là 107.2 tỷ đồng.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và tham gia hội nhập kinh tế thế giới, từ năm 2002 Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 - 2000.
II/ Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1. Chức năng và nhiệm vụ.
Từ năm 1996 Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá gia nhập tông công ty thuốc lá Việt Nam, trở thành một đơn vị thành viên hạch toán kinh doanh độc lập.
Tên giao dịch: Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
Địa chỉ: thị trấn Hà Trung - huyện Hà Trung - tỉnh Thanh Hoá
Lĩnh vực hoạt động chính:
- Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu.
- In bao bì và sản xuất cây đầu lọc tại Nhà máy phục và và sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể được tổng công ty giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ chính mà tổng công ty giao cho Nhà máy và đặc điểm kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất thuốc lá, Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu bao gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 9 phòng ban và 5 phân xưởng sản xuất.
2. Cơ cấu tổ chức.
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy thuốc là Thanh Hoá được thể hiện trong sơ đồ sáu:
Sơ đồ tổ chức của Nhà máy thuốc lá Thanh Hoá
Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của Nhà máy :
- Giám đốc: Chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy
- Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, thay Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt, hay được Giám đốc uỷ quyền.
- Phòng kế hoạch: thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất dài hạn, năm, quý, tháng. Điều hành sản xuất theo kế hoạch thị trường, tham gia xây dựng kế hoạch định mức kinh tế, kỹ thuật, giá thành, thống kê và theo dõi công tác tiết kiệm.
- Phòng tài vụ: thực hiện chức năng tham mưu cho Giám đốc về mặt tàI chính, kế toán của Nhà máy. Phòng có nhiệm vụ tổ chức mọi mặt hoạt động có liên quan tới công tác tài chính kế toán của Nhà máy như: tổng hợp thu chi, cộng nợ, giá thành, hoạch toán, dự toán sử dụng vốn, quản lý tiền mặt.
- Phòng tổ chức nhân sự: Đây là đơn vị chuyên môn , tham mưu giúp việc cho Giám đốc có các chức năng và nhiệm vụ sau:
ã Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực: Xây dựng phương án sắp xếp bộ máy cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của Nhà máy, xây dựng nội qui, qui chế Nhà máy, quản lý cán bộ công nhân viên trong tổ chức, giải quyết các chế độ tiền lương, tiền thưởng,…
ã Công tác quản lý lao động: Quản lý, lưu trữ gồ sơ, bổ sung hồ sơ cán bộ công nhân viên, thực hiện các qui định của Nhà nước về BHXH, BHYT. Thực hiện các công tác tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác an toàn lao động và bảo hộ lao động. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội qui, qui chế và công tác an toàn lao động của Nhà máy.

1a8S04y2LtWq8mW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status