Quản trị mạng tập trung trên nền WEB sử dụng công nghệ SNMP, CGI và CORBA cho hệ thống cung cấp dịch vụ Digital Subscriber Line (DSL) của Bưu điện Hà Nội - pdf 14

Download miễn phí Đề tài Quản trị mạng tập trung trên nền WEB sử dụng công nghệ SNMP, CGI và CORBA cho hệ thống cung cấp dịch vụ Digital Subscriber Line (DSL) của Bưu điện Hà Nội
Mục lục
Mục lục 1
Danh sách các thuật ngữ và từ viết tắt .3
Danh mục hình vẽ 5
Danh mục các bảng 6
Lời nói đầu .7
Chương I.TỔNG QUAN 8
I.1.Một số vấn đề cơ bản .8
I.2.Lý do chọn đề tài .9
I.3.Cấu trúc của luận án .13
Chương II. Giao thức SNMP 15
II.1. Một số vấn đề cơ bản về SNMP 15
II.1.1. Sự ra đời và phát triển của SNMP .16
II.1.2. Mô hình SNMP 18
II.1.3. Cổng dịch vụ và dịch vụ truyền tải phi hồi đáp .22
II.1.4. SNMP community .24
II.2. Cấu trúc thông tin quản trị (SMI) và cơ sở thông tin quản trị (MIB) 27
II.2.1.Nhóm hệ thống trong MIB II .29
II.2.2. Nhóm các tổ chức trong MIB-II 31
II.2.3. Nhóm giao diện (interface trong MIB-II) 32
II.3. Đặc tả SNMP .33
II.3.1. Khuôn dạng của SNMP .34
II.3.2. Các lệnh SNMP và trình tự thực hiện 35
II.3.3. Kiến trúc quản trị mạng .36
II.3.4. Những hạn chế của SNMP .37
Chương III. Quản trị mạng trên web với CGI và CORBA 39
III.1. Chuẩn CGI .39
III.1.1. CGI - sự mở rộng của HTTP 39
III.1.2. Các đặc trưng của CGI .40
III.1.3. Mô hình quan hệ Client/Server sử dụng CGI 41
III.1.4. Cách thức và phương pháp truyền dữ liệu trong CGI 42
III.1.5. Lập trình CGI .44
III.1.6. Cài đặt các chương trình CGI 45
III.1.7. Mô hình quản trị mạng ba bên sử dụng Web - CGI 46
III.2.
Chuẩn CORBA 47
III.2.1. Giới thiệu chuẩn CORBA 47
III.2.2. Sơ lược về lịch sử CORBA 48
III.2.3. Tổng quan về kiến trúc CORBA 50
III.2.4. Bộ phận trung gian xử lý yêu cầu trên đối tượng (ORB) 51
III.2.5. Ngôn ngữ định nghĩa giao diện (IDL) .58
III.2.6. Mô hình bốn bên giữa Web client và server với CORBA .60
III.3.
Tóm tắt về CGI và CORBA .62
Chương IV. Xây dựng hệ thống quản trị DSLAM qua web 65
IV.1.
Khảo sát hệ thống mạng cung cấp dịch vụ ADSL .65
IV.1.1. Giới thiệu hệ thống mạng cung cấp dịch vụ ADSL của Bưu điện Hà nội .65

IV.1.2. Cơ bản về thiết bị DSLAM 66
IV.1.3. Hệ thống quản lý mạng xDSL .67
IV.1.4. Công việc quản lý mạng 71
IV.1.5. Chức năng quản lý phần tử mạng 71
IV.1.6. Mạng quản lý truy cập .75
IV.1.7. Cấu hình Client Server NMS .76
IV.1.8. Khảo sát quy trình cung cấp dịch vụ ADSL 79
IV.2.
Quản trị mạng tập trung qua WEB sử dụng CGI .85
IV.2.1. Xây dựng chương trình trên CGI .90
IV.2.2. Xây dựng chương trình gửi nhận SNMP .94
IV.3.
Quản trị mạng tập trung qua WEB sử dụng CORBA 101
IV.3.1. Xây dựng ứng dụng với VisiBroker 102
IV.3.2. Xây dựng công cụ quản trị mạng xDSL sử dụng CORBA 103
Chương V.
Kết luận và hướng phát triển .110
V.1. Các kết quả đã đạt được .110
V.2. Kết luận 110
V.3. Khả năng mở rộng: 111
V.3.1.
Kết luận 112
Tài liệu tham khảo .115


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ội, các DSLAM sẽ
được đặt tên theo một chuẩn thống nhất, tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa
các đơn vị khác nhau. Ví dụ, các DSLAM sẽ được đặt theo bộ mã của các
Luận văn thạc sỹ Xử lý thông tin và truyền thông
80/116
tổng đài dặt thiết bị: Tổng đài bách khoa được thống nhất đặt tên là BKA và
thiết bị DSLAM đặt tại đây sẽ được đặt tên là BKAxy, trong đó xy là chỉ số
của DSLAM được lắp đặt tại tổng đài đó (BKA11, BKA12, BKA21…).
Các cổng DSLAM được thống nhất đánh số từ 1 trở đi trên tất cả các loại
thiết bị dù thiết bị đó có phương án đánh chỉ mục khác nhau. Ví dụ, DSLAM
của Siemens được đánh chỉ số tăng dần theo khe cắm, nhưng các thiết bị
khác như Huawei, UMAP thì không có chức năng đó, mà được xác định dưới
dạng Shell/Frame/Slot/Port. Điều này tạo ra các bất cập không nhỏ cho bộ
phận khai thác mạng khi phải thực hiện động tác chuyển đổi từ thông tin
nhận được (Tên DSLAM, số cổng) sang khuôn dạng được quy định bởi nhà
sản xuất.
Mặt khác theo khuyến nghị của nhà sản xuất, trước khi cung cấp dịch vụ,
các cổng thiết bị nên để ở trạng thái “đóng” – disable để tránh tiêu hao năng
lượng và tài nguyên tính toán của DSLAM. Điều đó dẫn đến yêu cầu đối với
hệ thống là:
1. Các cổng phải được đưa vào chế độ disable trong các trường hợp:
a. Chưa có khách hàng đăng ký sử dụng (mặc định khi thiết lập hệ
thống)
b. Khi khách hàng đăng ký tạm ngừng sử dụng
c. Khi khách hàng nợ cước, buộc phải tạm ngừng cung cấp dịch
vụ
d. Khi khách hàng hủy hợp đồng
e. Khi khách hàng dịch chuyển sang một vị trí khác (cổng khác)
f. Khi đấu chuyển thiết bị sang một DSLAM mới (cổng khác)
Luận văn thạc sỹ Xử lý thông tin và truyền thông
81/116
g. Vv…
2. Các cổng phải được đưa vào chế độ enable trong các trường hợp:
a. Khách hàng đăng ký sử dụng và đã sẵn sàng sử dụng dịch vụ
b. Khi khách hàng muốn khôi phục dịch vụ
c. Khi khách hàng hết nợ cước
d. Khi khách hàng dịch chuyển đến một vị trí khác (cổng khác)
e. Khi đấu chuyển thiết bị sang một DSLAM mới (cổng khác)
Bên cạnh việc số lượng các thao tác liên quan đến quá trình phát triển thuê
bao ngày càng tăng do nhiều khách hàng sử dụng, hệ thống quản trị mạng
còn phải thực hiện nhiều thao tác liên quan đến chính nhà cung cấp dịch vụ.
Do phải thường xuyên cấu hình lại hệ thống mạng để tối đa hóa khả năng
cung cấp dịch vụ (điều chuyển dung lượng cổng) số lượng thao tác tăng vọt
và kéo theo đó là sự quá tải của các nhân viên kỹ thuật tại trung tâm điều
khiển hệ thống.
Một vấn đề khác cũng làm quá tải hệ thống quản lý trị là các yêu cầu cung
cấp thông tin về trạng thái cổng của thiết bị.
Các phần mềm quản lý thiết bị của các nhà cung cấp thường được thiết kế
cho bộ quản trị nên có rất nhiều chức năng cao cấp, liên quan đến hoạt động
của cả hệ thống và chỉ các kỹ thuật viên đã qua đào tạo mới có thể nắm bắt
và sử dụng tránh gây mất liên lạc cho toàn hệ thống.
Theo phân cấp quản lý, nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải có một bộ phận hỗ trợ
khách hàng gián tiếp qua điện thoại và thường bộ phận đó không có quyền
quản lý thiết bị mà chỉ có thể thực hiện các thao tác monitoring.
Luận văn thạc sỹ Xử lý thông tin và truyền thông
82/116
Bên cạnh việc khả năng của các phần mềm quản lý đóng gói do nhà sản xuất
cung cấp có những hạn chế nhất định (vì được thiết kế chính cho bộ phận
quản lý), nhiều phần mềm còn không có khả năng phân quyền cho người
dùng để có thể hạn chế thao tác theo user.
Để dễ hình dung về ta cùng xem xét một ví dụ sau: Khi có khách hàng yêu
cầu hỗ trợ do gặp sự cố khi sử dụng dịch vụ, công việc đầu tiên mà bộ phận
hỗ trợ khách hàng phải thực hiện là kiểtm tra thông tin về một cổng truy
nhập: đóng/mở, trạng thái lỗi, đã được thiết lập các cấu hình cần thiết…
Theo cách thức thông thường, các cán bộ kỹ thuật phải thực hiện theo một
quy phức tạp bao gồm 8 bước với sự tham gia của 2 cán bộ kỹ thuật của 2
đơn vị khác nhau:
1. Bộ phận hỗ trợ khách hàng nhận được yêu cầu kiểm tra thông số truy
nhập
2. Nhân viên hỗ trợ kỹ thuật gọi điện đến bộ phận quản trị mạng
3. Bộ phận quản trị mạng thực hiện xác định chủng loại thiết bị
4. Chuyển sang máy tính hay màn hình điều khiển NMS client tương
ứng với chủng loại thiết bị đó
5. Tìm đến giao diện màn hình mô tả thiết bị đó
6. Xác định vị trí cổng trên thiết bị (khe số bao nhiêu, cổng thứ mấy trên
slot đó)
7. Thực hiện tác vụ được yêu cầu (lấy thông tin trạng thái, đóng, mở
cổng…)
8. Thông báo lại cho bên hỗ trợ khách hàng thông tin về trạng thái cổng
Luận văn thạc sỹ Xử lý thông tin và truyền thông
83/116
Toàn bộ quy trình phức tạp đó đã làm giảm đáng kể chất lượng hỗ trợ khách
hàng của mạng MegaVNN cũng như gây quá tải cho các đơn vị tham gia
vào quá trình cung cấp dịch vụ.
Sự phát triển của mạng lưới xDSL cả về số lượng và chủng loại thiết bị đã
đặt ra một thách thức lớn đối với Bưu điện Hà nội trong việc vận hành, khai
thác hệ thống; cũng như ảnh hưởng đến chất lượng các quy trình cung cấp
dịch vụ của đơn vị, mà ta có thể tóm tắt lại như sau:
1. Không có chức năng để cho phép các hệ thống hỗ trợ bên ngoài giao
tiếp với phần quản lý mạng: Do không có chức năng giao tiếp với các
hệ thống hỗ trợ bên ngoài (ví dụ hệ thống quản lý khách hàng, hệ
thống hỗ trợ dịch vụ.…), quá trình cung cấp dịch vụ (đóng mở cổng
dịch vụ, khởi tạo dịch vụ, tháo hủy dịch vụ…) đều phải chuyển đến kỹ
thuật viên khai thác mạng thực hiện bằng nhân công thông qua hệ
thống NMS của mỗi hãng; không cho phép kết nối, thực hiện tự động
hóa dây chuyền sản xuất, cũng như không thể xây dựng và phát triển
thành một giải pháp tổng thể. Điều đó đã dẫn đến các hệ quả tất yếu
sau:
a. Số lượng thao tác hàng ngày tăng lên theo số lượng thuê bao và
dịch vụ: Một ngày phải thực hiện nhiều yêu cầu đóng/mở cổng
(khi có khách hàng mới hòa mạng, huỷ hợp đồng, nợ, trả nợ cước,
vv…). Có những ngày, số lượng yêu cầu lên đến hơn 300; thời
gian thực hiện trong từ 7:00 cho đến 21:00 với các quy định chặt
chẽ về thời gian để hạn chế tối đa việc mất liên lạc của khách hàng;
b. Tạo một sức ép không nhỏ đối với quá trình vận hành và khai thác
hệ thống do phải sử dụng nhiều loại phần mềm quản lý NMS đối
với những công việc hàng ngày (kiểm tra thông số cổng, đóng, mở,
Luận văn thạc sỹ Xử lý thông tin và truyền thông
84/116
reset cổng) . Thực tế là đã có lúc, cán bộ quản lý mạng phải ngồi
trước 04 màn hình NMS và phải thao tác qua lại giữa 4 NMS này;
2. Công tác hỗ trợ và chăm sóc khách hàng gặp nhiều khó khăn: Vì lý do
an ninh, bảo mật nên phần quản lý mạng NMS nên kỹ thuật viên tại
bộ phận hỗ trợ không có thông tin về trạng thái thiết bị để trả lời và hỗ
trợ khách hàng mà phải hỏi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status